Tin tức y tế

Cây bìm bịp (xương khỉ) trị bệnh gì? Tác dụng, cách sử dụng cây bìm bịp

25/09/2023

Cây bìm bịp (cây xương khỉ) là một loại cây phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền như một phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Cây này có công dụng nổi bật trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và đặc biệt có ích trong quá trình điều trị ung thư. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng đối với sức khỏe cũng như cách sử dụng của loài cây này thông qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Đặc điểm của cây bìm bịp 

Bìm bịp còn được biết đến với các tên gọi thông dụng khác là cây xương khỉ, thuộc vào họ cây Ô rô. Đây được coi là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, dùng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cách nhận biết cây bìm bịp có thể dựa trên những đặc điểm sau đây:

  • Cây xương khỉ thường cao từ 1-1,5m, thân nhỏ, có màu xanh và thường mọc thành cụm.
  • cây bìm bịp có hình dạng thuôn dài, mặt trên lá thường có nhiều gân.
  • Hoa thường có màu trắng hoặc đỏ, cuống hoa ngắn và hoàn toàn khác biệt với chiều dài của hoa.
Đặc điểm của cây xương khỉ
Hình dáng của cây xương khỉ (Nguồn: Internet)

Cây bìm bịp có mấy loại?

Bìm bịp được phân thành hai loại chủ yếu:

  • Hoa đỏ: Được sử dụng như một loại dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như viêm gan, nhiệt miệng… 
  • Hoa trắng: Cũng có những công dụng tương tự như loại có hoa màu đỏ nhưng thường được ứng dụng rộng rãi hơn trong y học cổ truyền.

>> Xem thêm:

Cây bìm bịp có mấy loại?
Cây bìm bịp có hoa màu trắng (Nguồn: Internet)

Tác dụng của cây bìm bịp với sức khỏe

Cây bìm bịp được biết đến là loại cây có nhiều công dụng trong y học hiện đại và y học cổ truyền, cụ thể như sau:

Trong y học hiện đại

Trong lĩnh vực y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xương khỉ có khả năng chống oxy hóa một cách hiệu quả, giúp ức chế sự phát triển của một số tế bào Ung thư trong giai đoạn đầu. 

Không chỉ thế, bìm bịp còn được biết đến với khả năng chống viêm và hạ sốt, thường được dùng để điều trị các vấn đề về da và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Tác dụng của cây bìm bịp trong y học hiện đại
Y học hiện đại sử dụng bìm bịp như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị Ung thư (Nguồn: Internet)

Trong y học cổ truyền

Từ xa xưa, bìm bịp đã là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền. Chúng có chứa flavonoids và polyphenols, các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương. Bên cạnh đó, bìm bịp còn chứa các diterpenoid, có khả năng kháng viêm và chống lại vi khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Công dụng của cây xương khỉ không chỉ giới hạn trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da, mà còn bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng và dạ dày, giảm lượng đường và Cholesterol trong máu.

Ngoài ra, loại dược liệu này còn hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh viêm liên quan đến gan như viêm gan, làm lợi mật, có khả năng làm mát gan, cải thiện huyết áp và tối ưu hóa quá trình lưu thông máu. Bìm bịp cũng giúp giảm men gan và phục hồi chức năng gan do tác động không tốt từ các chất kích thích như bia và rượu.

>> Xem thêm:

  • Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
  • Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết
  • Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan
Cây bìm bịp góp mặt trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền
Cây bìm bịp góp mặt trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền (Nguồn: Internet)

Cây bìm bịp trị bệnh gì?

Cây bìm bịp có thể ứng dụng trong việc điều trị các bệnh và tình trạng sau đây:

Cây xương khỉ có khả năng làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp
Cây xương khỉ có khả năng làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc từ vị thuốc này

Dưới đây là một số cách sử dụng cây bìm bịp trong các bài thuốc trị bệnh:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Chuẩn bị 30g cây xương khỉ, 40g cây xạ đen, 30g hoa đu đủ đực. Nấu với 1.5 lít nước và uống trong ngày.
  • Các bệnh về gan: Chuẩn bị 30g bìm bịp khô, 20g râu ngô, 12g lá cây vọng cách, 16g sâm đại hành, 10g trần bì, 12g lá quao. Sau đó sắc với 1 lít nước, đun đến khi còn lại khoảng 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống: Dùng 80g lá bìm bịp tươi, 50g ngải cứu tươi, 50g củ sâm đại hành. Giã nhuyễn, xào nóng với giấm và đắp vào chỗ đau. Băng chặt lại mỗi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng mở ra, lặp lại liên tục từ 5 đến 10 ngày. Hoặc sử dụng khô: 30g cây xương khỉ, 20g sâm đại hành, ngải cứu 30g, sắc với 2 lít nước, uống trước khi ăn.
  • Hỗ trợ chữa bệnh lở miệng: Dùng 60g lá bìm bịp tươi, rửa và giã nát, lọc lấy nước. Ngậm và nuốt dần trong ngày. Kết hợp súc miệng bằng nước muối kết hợp chải răng và vệ sinh sạch sẽ.
  • Hỗ trợ chữa khớp xương sưng đau: Dùng 30g cây xương khỉ, 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g trâu cổ, 20g cây dâu tằm, sắc lấy 300ml, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày, liên tục trong 15 ngày khi bị sưng đau khớp xương.

>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương khỉ
Sử dụng bài thuốc từ bìm bịp có thể làm giảm tình trạng thoái hóa đốt sống cổ (Nguồn: Internet)

Ai không nên dùng loài cây này?

Những đối tượng không nên sử dụng cây bìm bịp để tránh các rủi ro và tác dụng không mong muốn gồm:

  • Người đang trong quá trình điều trị theo phác đồ riêng của bác sĩ.
  • Người có huyết áp thấp.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong quá trình cho con bú.

>> Xem thêm: 10 Tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe, cách dùng hiệu quả 

Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này
Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của cây bìm bịp

Bìm bịp mặc dù được biết đến với khả năng chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Có người có thể phản ứng dị ứng với các thành phần của cây.

Dấu hiệu của Dị ứng có thể bao gồm ngứa, phát ban, sưng hoặc khó thở. Một số người có thể trải qua tác động tiêu cực đối với hệ tiêu hóa sau khi sử dụng cây như: Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ khác như: Mất ngủ, mệt mỏi, Chóng mặt hoặc thay đổi huyết áp.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>> Xem thêm:

  • Dầu hoa anh thảo: Công dụng, cách dùng có thể bạn chưa biết
  • Cà gai leo và 6 công dụng đối với sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng cây bìm bịp

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng cây xương khỉ để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Luôn tuân thủ liều lượng thuốc, không được quá lạm dụng.
  • Nếu đang mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng cây xương khỉ để điều trị bệnh.
  • Đối với bệnh nhân ung thư, khi sử dụng bìm bịp cần hạn chế tiêu thụ thịt bò, heo, dê, tôm, cá và sữa.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây y để điều trị, lưu ý không kết hợp với cây xương khỉ. Trong trường hợp cần thiết phải dùng chung, người bệnh cần dùng cách liều khoảng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ. 
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ
Không sử dụng rượu bia trong quá trình sử dụng bìm bịp điều trị bệnh (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cây bìm bịp cũng như cách sử dụng và tác dụng của nó đối với sức khỏe. Để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, bạn có thể theo dõi các Tin tức y tế hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

>> Xem thêm

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.