Bí đỏ là một loại quả thuộc họ bầu bí. Bí đỏ được dùng nhiều trong các bữa ăn như một loại rau nhưng về mặt khoa học lại được xem như một loại quả. Bên cạnh hương vị thơm ngon, bí ngô còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay lợi ích của bí đỏ và những lưu ý khi ăn thông qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Bí đỏ bao nhiêu calo? Có nên ăn bí đỏ hỗ trợ tăng, giảm cân?
- Tác dụng tuyệt vời của đậu đỏ đối với sức khỏe và làm đẹp
- Rau cải ngồng: Tác dụng của thực phẩm giàu dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng trong quả bí đỏ
Trong 254g bí đỏ nấu chín có chứa thành phần dinh dưỡng đầy ấn tượng.
- Vitamin A: 245%
- Vitamin C: 19%
- Vitamin B2: 11%
- Vitamin E: 10%
- Calo: 49
- Chất béo: 0,2g
- Chất đạm: 2g
- Carb: 12g
- Chất xơ: 3g
- Kali: 16%
- Đồng: 11%
- Mangan: 11%
- Sắt: 8%
- Vitamin B, magie, kẽm, phốt pho, folate.
Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bí ngô còn có lượng calo khá thấp vì chứa 94% là nước. Bên cạnh đó, hạt bí đỏ cũng rất bổ dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có lên cân không?
Lợi ích đối với sức khỏe từ quả bí đỏ
Từ giá trị dinh dưỡng dồi dào trên, bí đỏ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
Bí đỏ giàu chất dinh dưỡng và vitamin A
Beta-carotene là sắc tố tạo nên màu đặc trưng của bí đỏ. Beta-carotene là một loại carotenoid mà cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Sắc tố này được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả. Và theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), bí ngô chứa nhiều beta-carotene hơn các loại rau củ khác.
Bí đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng beta-carotene dồi dào trong loại quả này tương ứng với lượng vitamin A được chuyển hóa trong cơ thể. Các nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia cho biết, vitamin A là chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại nhiễm trùng cũng như hỗ trợ quá trình sinh sản và phát triển. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu vitamin A còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, bí đỏ còn chứa nhiều vitamin C – dưỡng chất giúp tăng tế bào bạch cầu và làm cho vết thương lành nhanh hơn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn là một nguồn cung cấp vitamin E, folate và sắt. Tất cả được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
>> Xem thêm:
- 10+ Tác dụng của cà rốt với sức khỏe bạn nên biết
- Chuối tiêu có tốt không? Tác dụng của chuối tiêu với sức khỏe
Quả bí đỏ hỗ trợ sức khỏe mắt
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến thị lực kém là thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh do ảnh hưởng của tuổi tác. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin A, zeaxanthin và lutein cao trong bí đỏ có thể giúp bạn bảo vệ đôi mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và phòng ngừa chứng mất thị lực. Lượng lớn vitamin C và E có trong loại quả này được xem như chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi các gốc tự do gây hại cho mắt.
>>> Xem thêm: TOP 8 công dụng khi ăn thanh long và những điều cần lưu ý
Giúp làn da khỏe mạnh
Chất beta-carotene trong bí đỏ hoạt động như một thành phần chống nắng tự nhiên, giúp bảo vệ các tế bào da trước tác hại của tia UV. Loại quả này rất giàu vitamin E, C, zeaxanthin và lutein, đây là các dưỡng chất giúp tái tạo collagen, từ đó giữ cho làn da của bạn luôn tươi trẻ, căng mịn và khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Hạt điều: Giá trị dinh dưỡng & công dụng đối với sức khỏe
Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Bí đỏ là nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali giúp cân bằng nước và điện giải, đặc biệt là tăng cường sức khỏe tim mạch. Khoa học đã chứng minh, những người có lượng kali cao thường giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chất chống oxy hóa trong loại quả này có khả năng ngăn Cholesterol xấu LDL khỏi bị oxy hóa. Khi các hạt Cholesterol LDL bị oxy hóa, chúng sẽ kết tụ dọc thành mạch máu khiến máu khó lưu thông và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
>> Xem thêm:
- Công dụng của củ khoai môn có thể bạn chưa biết
- Đậu rồng: Công dụng và cách chế biến có lợi cho sức khỏe
Bí đỏ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao
Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin. Những hoạt chất này giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, giúp ngăn chặn bệnh tim và ung thư.
>>> Xem thêm: 13+ Loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe & Lưu ý khi sử dụng
Bí đỏ hỗ trợ giảm cân
Mặc dù giàu giá trị dinh dưỡng nhưng trong 245g bí ngô chỉ chứa 49 calo. So với khoai tây và gạo lứt, loại quả này ít calo hơn. Do đó, loại quả này được xem là một nguồn chất xơ tốt, giúp giảm thèm ăn. Nếu bạn đang tìm loại thực phẩm phù hợp cho chế độ ăn giảm cân lành mạnh thì bí ngô là sự lựa chọn tuyệt vời.
>>> Xem thêm: Gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe
Quả bí ngô giúp giảm huyết áp
Màu cam đậm là dấu hiệu cho biết bí ngô nhiều kali. Kali là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Hạt bí đỏ không ướp muối cũng là nguồn khoáng chất và sterol thực vật giúp giảm huyết áp và tăng mức HDL cholesterol loại tốt.
>>> Xem thêm: 10 công dụng của rau đay bạn có thể chưa từng nghe qua
Bí đỏ tốt cho hệ tiêu hóa
Bí ngô chứa nhiều dưỡng chất tốt cho đường ruột như chất xơ, kali, sắt, magie… Trong đó, nguồn chất xơ của loại quả này có thể thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ nhu động và niêm mạc ruột, từ đó giúp tiêu hóa khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu 10+ tác dụng của dưa lưới đối với sức khỏe
Những ai không nên ăn bí đỏ?
Bí đỏ dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần. Đặc biệt, với những trường hợp dưới đây, hãy hạn chế ăn bí đỏ:
- Người mắc bệnh tiểu đường: Chỉ số đường huyết (GI) của bí ngô cao ở mức 75. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn bí ngô quá nhiều để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu: Bí ngô chứa nhiều axit béo omega-3, vitamin K. Cả hai chất này đều có thể làm loãng máu nghiêm trọng ở những người đang sử dụng thuốc chống đông máu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lên thực đơn ăn uống khoa học với bí ngô.
- Người mắc bệnh thận: Bí ngô chứa nhiều kali và phốt pho, không tốt cho người mắc bệnh thận, do đó người bệnh cần hạn chế ăn loại quả này.
>>> Xem thêm: Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?
Những điều lưu ý khi ăn bí đỏ
Những điều cần lưu ý khi ăn bí ngô gồm:
- Không nên ăn bí ngô quá nhiều. Việc ăn quá nhiều sẽ khiến lượng beta caroten không tiêu hóa hết do hàm lượng cao vượt mức hấp thu của cơ thể. Beta caroten sẽ bị tồn đọng ở gan sẽ gây hiện tượng vàng da ở chóp mũi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý không gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ cần hạn chế hoặc ngừng ăn bí ngô một thời gian thì triệu chứng vàng da sẽ hết.
- Nếu ăn phải bí đỏ bị đắng thì sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.
- Tránh ăn bí ngô để lâu ngày hoặc đã quá già. Bí ngô quá già sẽ khiến hàm lượng đường tăng, gây tình trạng lên men và tạo ra độc tố có hại cho cơ thể.
- Nếu bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần hạn chế ăn bí ngô vì lượng chất xơ quá cao trong loại quả này có thể gây đầy bụng.
>>> Xem thêm: Tác dụng của rau muống là gì? Ăn rau muống nhiều có tốt không?
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào tình trạng sức khỏe, ăn bí đỏ hàng ngày sẽ có những tác động riêng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn loại quả này 2 – 3 lần/tuần.
Uống nước bí đỏ có tác dụng làm thon gọn vóc dáng, giúp đẹp da, tăng cường thị lực và tốt cho trí não…
Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của bí đỏ cũng như lợi ích mà loại quả này mang lại. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách bổ sung bí đỏ vào các bữa ăn hợp lý để chăm sóc cơ thể tốt hơn. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.