Tin tức y tế

Bệnh phong: Đặc điểm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

23/10/2023

Bệnh phong vốn là căn bệnh không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Tình trạng bệnh xuất hiện khi có sự xâm nhập của vi khuẩn và chúng tác động trực tiếp đến da, đường hô hấp và cả vùng niêm mạc. Vậy bệnh phong là gì? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về dấu hiệu, đặc điểm, nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này qua bài viết sau.

>>> Xem thêm:

Bệnh phong là gì? Đặc điểm của bệnh phong

Bệnh phong còn có tên gọi khoa học là bệnh Hansen, bắt nguồn từ sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium Leprae vào cơ thể người. Căn bệnh này được đánh giá là một trong những căn bệnh truyền nhiễm mãn tính và thường phổ biến ở các đối tượng là trẻ em. 

Hiện nay, tổ chức y tế chưa có kết luận chính xác về đường lây nhiễm của bệnh phong, nhưng được chẩn đoán sơ bộ là thông qua đường hô hấp khi người mắc phải tiếp xúc với người khỏe mạnh, hoặc có thể do vật chủ làm trung gian truyền bệnh.

Trên thực tế, bệnh phong gồm có 2 tình trạng chính gồm: phong củ (Tuberculoid) và phong u (Lepromatous), cả hai dạng u này đều tác động trực tiếp đến các biểu bì da, khiến cho tay chân người bệnh trở nên biến dạng. Đây không phải là một căn bệnh phát tác liền nhưng lại có thời gian ủ bệnh lâu dài, cho đến khi người bệnh bắt đầu có những biểu hiện của các triệu chứng khiến hệ thống cơ của bệnh nhân liệt từ từ, dẫn đến biến dạng tay chân. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp làm suy hô hấp và niêm mạc, kèm theo một số biến chứng khác:

  • Thường xuyên chảy máu cam
  • Rụng lông mi, tóc
  • Viêm mống mắt, dần dần trở nên mù lòa
  • Suy thận và giảm nhu cầu sinh lý

>>> Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa và những thông tin quan trọng bạn nên biết

Khái quát về bệnh phong
Tìm hiểu tổng quát về bệnh phong (Nguồn: Internet)

Tại sao người ta mắc bệnh phong? 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra chính là khi loài vi khuẩn Mycobacterium Leprae xâm nhập vào cơ thể, chúng có sự lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp hoặc từ những giọt bắn như: nước miếng, nước mũi,…

Ngoài ra, với người mắc bệnh phong có vùng da bị trầy xước, chảy máu, khi họ tiếp xúc với người bình thường cũng khiến cho vi trùng lây lan từ họ sang người khỏe, nhất là khi tình trạng bệnh đang ở giai đoạn phát triển mạnh nhất. Như đã đề cập ở nội dung trên, thời gian ủ bệnh phong rất dài nên người bệnh thường sẽ không phát hiện ra tình trạng này cho đến khi bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bộc lộ ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh cũng là khi trong cơ thể người bệnh đã có rất nhiều vi khuẩn Mycobacterium Leprae.

>>> Xem thêm: Bệnh hắc lào: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Nguyên nhân gây nên bệnh phong
Nguyên nhân gây nên bệnh phong (Nguồn: Internet)

Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh phong

Để phát hiện cơ thể mắc bệnh phong kịp thời, hãy luôn theo dõi sức khỏe cơ thể thường xuyên, đặc biệt chú trọng vào một số dấu hiệu và triệu chứng, gồm:

  • Màu da trên cơ thể có sự thay đổi màu và vùng da đó bị mất cảm giác hoàn toàn.
  • Xuất hiện những nốt chấm hơi tấy đỏ, mảng da khá bóng và dày.
  • Mũi bắt đầu xẹp dần
  • Có nhiều cục u, sần sùi ở các vị trí như cổ tay, đầu gối và khuỷu tay 
  • Bàn chân nứt nẻ nặng, có thể thủng loét và bị nhiễm độc
  • Mắt mờ dần và trở nên mù lòa
  • Tay chân luôn gặp tình trạng ê buốt
  • Hệ thống cơ trong cơ thể yếu dần

>>> Xem thêm: Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Một số dấu hiệu để phát hiện bệnh phong
Một số dấu hiệu để phát hiện bệnh phong (Nguồn: Internet)

Phân loại bệnh phong 

Tính đến thời điểm hiện tại, có 5 mức độ chính:

Phân loạiTriệu chứng
Mức độ 1Xuất hiện những đốm nhỏ trên da có màu trùng với màu da; tay chân và các cơ có cảm giác tê nhẹ
Mức độ 2Tình trạng diễn ra giống với mức độ 1 nhưng có sự chuyển biến nặng hơn
Mức độ 3Trên da bắt đầu xuất hiện nhiều mảng đỏ, có cảm giác tê nhiều hơn và sưng hạch bạch huyết
Mức độ 4Các đốm trên da bắt đầu bị tổn thương, thường xuyên bị nổi da gà, bắt đầu có nốt sần và cảm giác tê liệt cũng nặng hơn
Mức độ 5Tóc bị rụng nhiều, nhiễm trùng tại các vị trí xuất hiện đốm, các dây thần kinh bắt đầu bị ảnh hưởng và cảm giác tê bì kéo dài, thậm chí là còn cảm giác 
Phân loại bệnh phong

Chẩn đoán bệnh phong

Dựa trên các dấu hiệu chẩn đoán lâm sàng mà các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh phong. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành lấy mẫu sinh thiết ở phần mảng da bị tổn thương hoặc dây thần kinh của người bệnh, sau đó mang đi làm xét nghiệm để cho kết quả chuẩn xác hơn.

Mặt khác, để chẩn đoán các y bác sĩ cũng thực hiện tiêm vi khuẩn Mycobacterium Leprae đã bất hoạt vào da và ở vị trí cẳng tay trên, nếu bệnh nhân có kết quả dương tính tại vị trí đã tiêm, tức là họ đã mắc bệnh phong ở mức độ 1 hoặc 2.

>>> Xem thêm: Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả

Cách thức để chẩn đoán bệnh phong
Cách thức để chẩn đoán bệnh phong (Nguồn: Internet)

Các phương pháp điều trị bệnh phong

Hiện nay, bệnh phong được điều trị bằng thuốc kháng sinh và có tác dụng diệt trừ các vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị là phương pháp hữu hiệu (Nguồn: Internet)

Các phương pháp để phòng ngừa bệnh phong

Bệnh phong là một trong những căn bệnh đe dọa tính mạng con người nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời: 

  • Thường xuyên vệ sinh tay, chân và mọi ngóc ngách trong nhà, phòng.
  • Theo dõi sức khỏe mỗi ngày và bổ sung các thực phẩm chức năng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,…để đem lại hệ miễn dịch tốt và nâng cao sức đề kháng.
  • Khi cảm thấy mình có một số biểu hiện và bắt đầu nghi ngờ, hãy đến thăm khám trong thời gian sớm nhất.

>>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu có lây không? Cách để không bị lây thủy đậu

Phòng ngừa  bệnh phong
Rửa tay thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh phong hiệu quả (Nguồn: Internet)

Các câu hỏi thường gặp

Bệnh phong có lây không?

Có thể lây qua đường hô hấp hoặc các chất dịch trong cơ thể như: nước bọt, nước mũi,…Tuy nhiên, tốc độ lây không nhanh và thường ủ bệnh rất lâu trước khi biểu hiện ra bên ngoài.

Bệnh phong có chữa được không?

Có thể chữa được với điều kiện bạn cần thăm khám sớm, tránh để tình trạng nhiễm trùng quá nặng rất khó để cứu chữa.

Tóm lại, bệnh phong không phải là căn bệnh di truyền nhưng có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, chúng được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng, mức độ bệnh. Để tìm hiểu thêm thông tin trong lĩnh vực y tế, bạn hãy truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, hãy liên hệ TẠI ĐÂY để đăng ký lịch hẹn thăm khám và gọi HOTLINE để được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ y bác sĩ của hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên cả nước.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.