Tin tức y tế

Bạch cầu tăng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

28/11/2023

Bạch cầu có vai trò quan trọng giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bạch cầu tăng lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Vậy, bạch cầu tăng là gì? Có nguy hiểm không? Cùng Hoàn Mỹ giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Tổng quan về bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một trong những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến sản xuất các tế bào bạch cầu. Bệnh này có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Điều trị bạch cầu mặc dù phức tạp nhưng vẫn có những phương pháp phù hợp giúp điều trị thành công. 

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu (tế bào miễn dịch) là một trong những thành phần quan trọng của máu. Những tế bào này có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của những vật thể lạ vào cơ thể. Khi có virus hay các chất lạ, tế bào bạch cầu sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể hoặc thực bào để tiêu diệt. 

Dựa vào hình dáng, cấu trúc và sự bắt màu thuốc nhuộm, người ta chia bạch cầu thành các loại chính:

  • Bạch cầu hạt (Bạch cầu đa nhân): Là loại bạch cầu khi được nhìn qua kính hiển vi thấy có các hạt nhỏ trong bào tương. Phụ thuộc vào sự bắt màu của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base.
  • Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân): Là loại bạch cầu khi quan sát bằng kính hiển vi quang học không thấy có các hạt trong bào tương. Gồm bạch cầu Lympho và Mono.
Tùy thuộc vào hình dáng và cấu trúc bạch cầu được chia thành 5 loại khác nhau
Tùy thuộc vào hình dáng và cấu trúc bạch cầu được chia thành 5 loại khác nhau (Nguồn: Internet)

Bạch cầu tăng là gì? 

Thông thường, bạch cầu nằm trong khoảng từ 4.000 – 10.000 tế bào/mm3 máu. Khi số lượng bạch cầu vượt khỏi ngưỡng này được coi là bạch cầu tăng. Bạch cầu tăng khi cơ thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng và sẽ trở về bình thường khi hết tình trạng viêm nhiễm.

Nguyên nhân dẫn đến bạch cầu tăng

Bạch cầu tăng cao có thể do một số nguyên nhân sau: 

Do di truyền

Bạch cầu tăng cao có thể do yếu tố di truyền. Khi trong gia đình có người bị mắc bệnh liên quan đến bạch cầu thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này 

Rối loạn di truyền

Những người bị mắc các bệnh liên quan đến rối loạn gen di truyền như hội chứng Wiskott Aldrich, hội chứng Down,…có thể gây tăng cao số lượng bạch cầu trong cơ thể.

Ung thư máu

Ở những người bệnh bị Ung thư máu, số lượng bạch cầu tăng đột biến. Nguyên nhân là do tủy xương tăng sinh ồ ạt tế bào bạch cầu, do đó cơ thể không thể hoạt động như bình thường. Thường gặp là tình trạng tăng sinh tế bào lympho cấp tính. 

>> Xem thêm: 

Ung thư máu là một trong những nguyên nhân gây tăng bạch cầu
Ung thư máu là một trong những nguyên nhân gây tăng bạch cầu (Nguồn: Internet)

Do hóa chất

Người thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá, bức xạ ion, thuốc bảo vệ thực vật như benzen, formaldehyde,…là một trong những nguyên nhân khiến số lượng bạch cầu tăng. Một số hóa chất trong hóa trị, xạ trị để điều trị Ung thư cũng có thể gây tăng bạch cầu trong máu.

Những dấu hiệu cho thấy bạch cầu tăng 

Phụ thuộc vào mức độ tăng bạch cầu mà bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như:

  • Cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau nhức xương hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh thường xuyên căng thẳng, khó chịu,… 
  • Hay bị Sốt vặt nhưng không xác định được nguyên nhân, có thể sốt trong vài ngày hoặc tình trạng sốt dai dẳng, kéo dài.
  • Cơ thể có vết bầm tím dù không va đập vào đâu hoặc hay bị chảy máu cam. 

Nếu bạn đang có một những triệu chứng trên, hãy đến ngay bệnh viện để có thể phát hiện kịp thời và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơ thể bầm tím dù không va đập là một trong những triệu chứng của tăng bạch cầu
Cơ thể bầm tím dù không va đập là một trong những triệu chứng của tăng bạch cầu (Nguồn: Internet)

Bạch cầu tăng có nguy hiểm không?

Hiện tượng bạch cầu tăng cao có thể cảnh báo một vài vấn đề nguy hiểm của cơ thể như:

  • Cơ thể gặp tình trạng nhiễm trùng: Bạch cầu tăng thường xuất hiện ở các bệnh nhiễm trùng như viêm ruột thừa, viêm phổi, áp-xe gan,…hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập. Nguyên nhân là do khi bị nhiễm trùng cơ thể sẽ kích thích sản sinh bạch cầu để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Đôi khi bạch cầu có thể tăng đến 20.000 tế bào/mm3 máu. 
  • Bệnh lý Ung thư máu: nếu bạch cầu tăng quá cao lên đến 100.000 thì cần phải cảnh giác vì đây có thể là cảnh báo bệnh lý Ung thư của hệ tạo máu (bệnh bạch cầu cấp hoặc mãn tính). Đây là một bệnh lý ác tính do sự tăng sinh không kiểm soát của bạch cầu trong tủy xương.

Nghiêm trọng hơn là bạch cầu tăng quá cao trong thời gian dài nhưng không có tác dụng chống lại nhiễm trùng thông thường mà chúng tích tụ ngày càng nhiều, cản trở sự lưu thông máu, ảnh hưởng đến những chức năng quan trọng của cơ thể.

>> Xem thêm: Thay khớp gối và những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Phương pháp điều trị bạch cầu tăng

Khi bị tăng bạch cầu, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp. Cụ thể:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp chống nhiễm trùng: Dùng trong trường hợp tăng bạch cầu do viêm nhiễm. 
  • Dùng thuốc kiểm soát tình trạng căng thẳng, lo lắng.
  • Điều trị một bệnh lý Ung thư máu cấp hoặc mạn tính.

Bên cạnh đó, khi bạch cầu đã trở về ngưỡng bình thường, nên bổ sung thêm vitamin nhóm B (như Vitamin B9, B12), Sắt qua chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa tình trạng thiếu máu.

Sử dụng kháng sinh giúp chống nhiễm trùng do nhiễm khuẩn
Sử dụng kháng sinh giúp chống nhiễm trùng do nhiễm khuẩn (Nguồn: Internet)

Các biện pháp phòng tránh bạch cầu tăng

Để tránh nguy cơ tăng bạch cầu, người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Ngừng hút thuốc lá giúp hạn chế các bệnh liên quan đến phổi như viêm phổi – một trong những nguyên nhân gây tăng bạch cầu.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh bằng cách rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh nhiễm các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh do ký sinh trùng. 
  • Không tự ý sử dụng thuốc, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị các bệnh viêm họng, viêm phổi,… 
  • Cân bằng cảm xúc tích cực, sống lạc quan, vui vẻ và giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hóa,…
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh nhiễm các bệnh nhiễm trùng
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh nhiễm các bệnh nhiễm trùng (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về tình trạng bạch cầu tăng và mức độ nguy hiểm của nó. Để tìm hiểu thêm những thông tin y học khác, hãy truy cập ngay phần Tin tức y tế. Bên cạnh đó để được tư vấn miễn phí hãy liên hệ với hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch hẹn TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.