Tin tức y tế

Sùi mào gà: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

29/06/2023

Sùi mào gà khiến người bệnh trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt và khả năng sinh sản. Những thói quen thường ngày đôi khi cũng vô tình trở thành nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Nếu không phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh sùi mào gà có thể gây ra những biến chứng và nguy cơ mắc bệnh ung thư, viêm tinh hoàn... Hãy cùng Hoàn Mỹ sẽ tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là căn bệnh lây truyền qua con đường tình dục không an toàn, do virus Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV) gây ra. Hiện nay có khoảng 120 chủng virus, trong đó 90% các ca mắc bệnh đều bắt nguồn từ tác nhân HPV-16 và HPV-18. Bất kể độ tuổi hay giới tính nào cũng là đối tượng có thể bị bệnh.

Người bệnh sẽ bị ngứa, đau rát, khó chịu vì xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn xuất hiện các mô sùi gần giống hình bông cải hoặc mào gà. Những mô sùi đó thường hình thành riêng lẻ hoặc thành chùm, kích thước khoảng 5mm. Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà cao hơn nam giới vì âm đạo là môi trường lý tưởng để virus HPV phát triển

Người bị bệnh sùi mào gà sẽ trở nên tự ti, không dám tiếp xúc với mọi người. Quá trình sinh hoạt tình dục lẫn đi lại hàng ngày cũng trở nên khó khăn và đau rát. Nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai, nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai và sinh thai chết lưu rất cao. Trẻ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, chịu biến chứng khi uống sữa mẹ.

>>> Xem thêm: Đau bụng dưới rốn: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Nguyên nhân sùi mào gà

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh sùi mào gà như:

Do các chủng virus gây ra

Virus Human Papillomavirus (Virus HPV) khi lây truyền qua đường tình dục chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ bắt đầu tấn công các tế bào da để làm thay đổi bộ gen di truyền trong người chúng. Quá trình này dẫn tới việc tăng sinh tế bào da, tạo ra khối u tuyến tiền liệt (hay còn gọi là sùi mào gà) ở bộ phận sinh dục, hậu môn và nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Một số nguyên nhân khác có thể mắc bệnh sùi mào gà 

Bên cạnh virus HPV, một số nguyên nhân dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Những người quan hệ tình dục với nhiều đối tượng: Càng quan hệ tình dục với nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bởi lẽ, đường tình dục là con đường nhanh nhất và dễ nhất để lây nhiễm virus HPV – nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh tình dục, trong đó có bệnh sùi mào gà.
  • Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm: Nếu hệ miễn dịch yếu, đang có bệnh nền hoặc đang phải điều trị thuốc làm giảm khả năng miễn dịch thì khả năng bị mắc bệnh sẽ cao hơn do cơ thể không đủ khoẻ mạnh để chống chịu với virus.
  • Những người sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu: Khi lạm dụng các chất kích thích, cơ thể mất đi trạng thái cân bằng và hệ miễn dịch cũng không còn khả năng đề kháng tốt. Do đó, bạn sẽ dễ nhiễm virus HPV.
  • Những người đang mắc bệnh xã hội: Các căn bệnh như Chlamydia, bệnh lậu, bệnh giang mai,… sẽ tăng nguy cơ nhiễm virus HPV khi có phơi nhiễm. Điều này tạo điều kiện lý tưởng để HPV xâm nhập, lây nhiễm và phát triển trong cơ thể.
  • Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân: Người khoẻ mạnh sử dụng quần áo, đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt… chung với người bị bệnh cũng có thể bị lây truyền bệnh.
Nguyên nhân sùi mào gà
Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới và nam giới

Virus HPV sẽ không biểu hiện rõ triệu chứng khi mới xâm nhập vào cơ thể. Chúng thường mất một khoảng thời gian ủ bệnh từ 3 tuần – 9 tháng tuỳ từng thể trạng. Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở hai giới tính sẽ có những điểm giống và khác nhau:

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Biểu hiện bệnh ở nữ có thể đối mặt với những triệu chứng như:

  • Xuất hiện nốt sần, bên trong có dịch, bên ngoài màu hồng nhạt. Các nốt thường mọc ở bên trong âm đạo, cổ tử cung, âm hộ, hậu môn và khu vực xung quanh thành nhóm hoặc đơn lẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ mọc lên ngày càng nhiều, có hình dáng như chiếc mào gà hoặc bông cải.
  • Ngứa ngáy ở vùng kín, đặc biệt là khi nốt sùi lây lan. Khi bị cọ xát, nốt sừng sẽ bị tổn thương làm chảy máu và có mùi hôi khó chịu.
  • Vùng kín đau nhức, sưng tấy, khiến người bệnh gặp khó khăn khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu tiện.
  • Âm đạo của nữ giới bị nhiễm bệnh sùi mào gà sẽ tiết ra chất nhầy đặc, mùi hôi.

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nam giới

Nam giới sẽ xuất hiện nốt sùi ở bộ phận sinh dục khi mắc bệnh sùi mào gà (Sùi mào gà dương vật). Ban đầu, các nốt này khá mềm, mọc đơn lẻ và không gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nó sẽ ngày càng phát triển, tạo thành từng mảng lớn với hình dạng giống cây súp lơ hoặc mào gà. Đây là lúc làm bệnh nhân cảm thấy ngứa.

Bên trong các nốt sùi có chứa chất dịch. Nếu chạm mạnh, dịch chảy ra tạo thành mùi hôi. Ngoài ra, vì các nốt sừng mọc nhiều ở bộ phận sinh dục nên quá trình quan hệ tình dục trở nên khó khăn và đau đớn. Một số trường hợp nam giới bị bệnh còn bị chảy máu, hình thành vết thương hở.

Trên đây chỉ là một vài biểu hiện cơ bản của bệnh sùi mào gà ở nam giới. Nhiều bệnh nhân vì không nhìn thấy những triệu chứng rõ rệt nên không kịp thời đi khám và thực hiện xét nghiệm để điều trị.

>> Xem thêm: Khám phụ khoa là khám những gì? Có đau không? Lưu ý khi khám

Nam giới cũng nổi nốt sần và ngứa ngáy khi bị sùi mào gà
Nam giới cũng nổi nốt sần và ngứa ngáy khi bị bệnh sùi mào gà (Nguồn: Hoàn Mỹ)

Một số hình ảnh về sùi mào gà

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi

Một số nguyên nhân gây ra bệnh ở miệng:

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng và sử dụng miệng để quan hệ.
  • Dùng chung đồ dùng: Dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân mắc sùi mào gà như khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo …
  • Hôn sâu trực tiếp: Hôn sâu có thể khiến có virus HPV của người mang bệnh tiếp xúc với miệng và lưỡi của đối phương.
  • Tự lây từ vùng kín lên miệng: Nếu bệnh nhân đang bị sùi mào gà ở vùng kín thì việc tiếp xúc với bùng bệnh sau đó đưa lên miệng, lưỡi có thể gây ra sùi mào gà ở miệng và lưỡi.

>> Xem thêm: Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Hình ảnh triệu chứng sùi mào gà ở miệng, lưỡi
Hình ảnh triệu chứng sùi mào gà ở miệng, lưỡi (Nguồn: Internet)

Sùi mào gà ở vùng kín

Sùi mào gà ở vùng kín có thể lây nhiễm bằng nhiều con đường như:

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh, không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.
  • Nhiễm trùng từ mẹ sang con.
  • Chạm vào dịch nhầy chứa virus, huyết mủ của người bệnh.

Sùi mào gà bên trong hậu môn

Sùi mào gà ở hậu môn thường xuất hiện ở xung quanh khu vực hậu môn với những vết sần nhỏ. Sau một thời gian, vết sần nhỏ sẽ phát triển thành những nốt sùi to hình súp lơ và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát avf khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Một số triệu chứng khác giúp nhận biết của bệnh ở hậu môn:

  • Xung quanh hậu môn xuất hiện các vết sần sùi như mào gà trống.
  • Tiết dịch ở hậu môn.
  • Hậu môn bị ngứa rộp, chảy máu.
  • Tiết dịch mủ ra quần lót, khăn tắm,…

Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

Bệnh có 5 giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Là giai đoạn bắt đầu kể từ mầm bệnh tiếp xúc với bệnh nhân cho đến khi khởi phát, nốt sùi đầu tiên xuất hiện. Thời gian giai đoạn 1 kéo dài từ 2 – 9 tháng, trung bình là 3 tháng.
  • Giai đoạn khởi phát: Biểu hiện trong giai đoạn này không rõ ràng, chỉ có một vài nốt sùi mào nằm rải rác.
  • Giai đoạn phát triển: Đây là giai đoạn các nốt sùi lây lan, phát triển mạnh về số lượng lẫn kích thước. Điều này ảnh hưởng tới quá trình tắm rửa vệ sinh cá nhân hay sinh hoạt tình dục, khiến người bệnh tự ti mặc cảm.
  • Giai đoạn biến chứng: Đây còn được gọi là giai đoạn cuối của bệnh. Các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn như tiết dịch, sưng tấy, lở loét, chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư vòm họng, Ung thư hậu môn…
  • Giai đoạn tái phát: Bệnh sùi mào gà có thể điều trị nhưng không hoàn toàn biến mất. Một số trường hợp được chữa khỏi nhưng vẫn bị tái phát vì thói quen quan hệ tình dục kém lành mạnh dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Thậm chí, tình trạng bệnh lúc này còn nặng hơn cả thời điểm nguyên phát. Do đó, việc điều trị đúng cách và sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh là rất cần thiết.

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Việc chẩn đoán sẽ giúp bệnh nhân chủ động hiểu được tình trạng bệnh của bản thân, từ đó kịp thời điều trị. Các triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh sùi mào gà như:

  • Quan sát bằng mắt thường: Bác sĩ chỉ cần quan sát nốt u nhỏ, nốt sần màu da và mọc thành từng cụm trên da. Những nốt u này thường xuất hiện ở bộ phận quan hệ tình dục, hậu môn, miệng, lưỡi. Chúng khiến người bệnh đau đơn, ngứa ngáy khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc khi chảy máu. 
  • Dùng tinh thể axit axetic: Tinh thể này làm vùng da bị nhiễm bệnh trắng sáng, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát hơn. Thời gian để tinh thể phát huy tác dụng là từ 2 – 5 phút, riêng vùng hậu môn 15 phút.
  • Lấy mô bệnh phẩm: Khi những biện pháp chẩn đoán trên không mang lại kết quả chắc chắn, bác sĩ sẽ lấy trực tiếp mô bệnh từ vùng da nổi nốt u rồi làm thí nghiệm. Quan sát bằng kính hiển vi sẽ cho biết trong những nốt sùi đó có virus HPV hay không, nếu có thì bệnh đang ở giai đoạn nào.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này thường được áp dụng đối với những người chưa nhìn thấy biểu hiện bệnh rõ ràng nhưng đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh. 
  • Xét nghiệm mẫu dịch: Virus HPV có thể khu trú ở dịch âm đạo hay dịch niệu đạo. Việc xét nghiệm có thể phát hiện bệnh và mức độ diễn biến.
  • HPV Cobas – Test: Đây là phương pháp sử dụng tế bào chết ở vùng cổ tử cung để đồng thời mang đi tầm soát tế bào Ung thư cổ tử cung và xét nghiệm virus HPV. Công nghệ Cobas – Test cực kỳ nhạy nên cho ra kết quả có thể chính xác lên đến hơn 90%.

>>> Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể bạn chưa biết

Xét nghiệm máu là một trong những cách chẩn đoán sùi mào gà
Xét nghiệm máu là một trong những cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà (Nguồn: Hoàn Mỹ)

Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả

Có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh bao gồm: 

Điều trị bằng thuốc 

Thuốc trị bệnh sùi mào gà phải được bác sĩ kê đơn dựa theo từng thể trạng và tình trạng bệnh. Những loại thuốc đặc trị dạng thuốc và dạng bôi đặc trị là Trichloroacetic acid (TCA), Podophyllotoxin (podofilox), Sinecatechins, Bichloroacetic acid (BCA), Imiquimod,…

Điều trị bằng phẫu thuật 

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ các mảng nốt sùi trên da. Ngoài ra, còn một phương pháp khác là liệu pháp lạnh (Cryotherapy). Nitơ lỏng được xịt lên khu vực bị tổn thương, làm nhiệt độ ở khu vực này giảm xuống cực kỳ thấp. Từ đó, tế bào bệnh bị đông lạnh rồi rụng dần. Phương pháp này có thể áp dụng với phụ nữ mang thai vì khá an toàn nhưng nhược điểm là để lại sẹo.

Sử dụng phương pháp vật lý loại bỏ, phá hủy tổn thương

Các phương pháp vật lý bao gồm đốt điện, laser CO2 để đốt nóng nốt sùi, tiêu diệt virus. Khi những cách điều trị trên không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân mới được khuyến khích dùng cách này. 

Hiện nay ngành y học vẫn chưa điều chế loại thuốc hay phát minh phương pháp nào điều trị được dứt điểm nên bệnh không thể tự khỏi tại nhà. Do đó, phương án tốt nhất vẫn là phòng ngừa bệnh sùi mào gà ngay từ đầu.

Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà, bạn có thể sử dụng những phương pháp bên dưới.

Tiêm ngừa vaccine 

Hiện nay, Gardasil là loại vaccine có khả năng phòng ngừa virus HPV hiệu quả, đã được nhiều quốc gia áp dụng tiêm chủng dự phòng trong đó có Việt Nam. Gardasil được chia làm nhiều loại như Gardasil 4 và Gardasil 9. Chúng được chỉ định tiêm cho đối tượng từ 9 – 26 tuổi.

>>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và phương án điều trị

Tiêm vaccine HPV giúp phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Tiêm vaccine HPV giúp phòng ngừa bệnh sùi mào gà (Nguồn: Hoàn Mỹ)

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh sùi mào gà và các biến chứng liên quan. Nó có thể phát hiện sớm sự xuất hiện của mầm mống gây bệnh là các virus HPV. Từ đó, bạn sẽ kịp thời khám chữa và thực hiện các biện pháp điều trị. 

Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng là lúc bạn được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế cung cấp thông tin quan trọng về virus HPV, tư vấn và hướng dẫn cách quan hệ tình dục an toàn. Cuối cùng, việc đều đặn thực hiện kiểm tra sức khoẻ cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.

Sinh hoạt tình dục an toàn, lành mạnh 

Những biện pháp sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn mặc dù không phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng vẫn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus:

  • Sử dụng bao cao su cho cả nam và nữ mỗi khi quan hệ
  • Không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là những người có tình trạng sức khoẻ chưa được xác minh rõ
  • Duy trì quan hệ 1 vợ – 1 chồng.

Từ bỏ các thói quen xấu 

Những thói quen xấu cần được từ bỏ để phòng ngừa bệnh sùi mào gà như:

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia
  • Sử dụng đồ dùng vệ sinh chung với người khác
  • Không vệ sinh cơ thể, vùng kín hàng ngày sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh sùi mào gà kiêng ăn gì?

Một số món ăn mà bênh nhân mắc sùi mào gà nên kiêng ăn để bệnh không chuyển biến xấu hoặc có nguy cơ tái phát:

  • Các loại hạt, đậu.
  • Đồ uống có cồn như bia, rượu.
  • Đồ ăn cay nóng.
  • Đồ uống có caffeine.
  • Sữa, ngũ cốc.
  • Hải sản.

Bên cạnh những món ăn mà bệnh nhân phải kiêng thì cần bổ sung một số thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng:

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin như vitamin C, vitamin A, …
  • Các loại rau và hoa quả tươi.
  • Một số thực phẩm khác như: Mật ong, tỏi, cà chua, nấm hương, …

Câu hỏi liên quan

Sùi mào gà có tái phát không?

Việc điều trị sùi mào gà thường tập trung vào các triệu chứng, vì vậy các virus HPV vẫn còn tồn tại ở bên trong cơ thể nên việc tái phát sùi mào gà là điều dễ dàng xảy ra. Vấn đề sùi mào gà tái phát phụ thuộc vào việc bệnh nhân có chế độ quan hệ tình dục lành mạnh hay không hoặc nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu thì đây chính là cơ hội đổi virus HPV bùng phát trở lại.

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? 

Các chuyên gia da liễu cho biết đối với bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị; nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Loại thuốc nào có thể trị bệnh sùi mào gà tại nhà?

Thông thường, trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các nốt sùi mọc riêng lẻ ở ngoài niêm mạc da, ví dụ như ở ngoài âm đạo, ngoài khoang miệng, ngoài lỗ hậu môn,… có thể sử dụng thuốc tây y để điều trị tại nhà. Phần lớn các loại thuốc chữa loại bệnh này đều chỉ được bán do bác sĩ chuyên khoa kê đơn, bệnh nhân nên đến thăm khám để được tư vấn cụ thể.
Hiện nay, có hai loại thuốc dùng để điều trị bệnh này đó là thuốc uống và thuốc bôi. Để việc điều trị bệnh này bằng thuốc có hiệu quả, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua, đổi thuốc để sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sùi mào gà có chữa được không?

Sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm và cũng không thể tự khỏi nên việc phòng ngừa bệnh luôn được đặt lên hàng đầu để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân. Để phòng ngừa bệnh thì tiêm HPV là giải pháp tốt nhất.

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về bệnh sùi mào gà. Nếu có những biểu hiện bất thường, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.