Bệnh lao phổi có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và trong trường hợp không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh lao phổi và cách xử lý bệnh hiệu quả, hãy cùng tham khảo xem lao phổi là gì và cách chữa trị ra sao cùng với Hoàn Mỹ trong bài viết này nhé.
>> Xem thêm:
- Cúm A: Triệu chứng, biểu hiện, điều trị, biến chứng và phòng ngừa
- Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Lao phổi là gì?
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm cũng rất phổ biến. Lao phổi xuất hiện do dự tấn công và phát triển của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis ở phổi của con người. Bệnh này chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Các giai đoạn của bệnh lao
Bệnh lao phổi chia thành hai giai đoạn chính: Giai đoạn nhiễm và giai đoạn bệnh
Giai đoạn lao nhiễm
Trong giai đoạn này, người nhiễm bệnh lao đã tiếp xúc với vi khuẩn lao mà có thể đã xâm nhập vào cơ thể, nhưng hệ thống miễn dịch đã kiểm soát và không gây triệu chứng hoặc bệnh lâm sàng. Ở giai đoạn này, người nhiễm vi khuẩn không lây bệnh cho người khác và thường không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch suy yếu bệnh lao có thể phát triển thành giai đoạn bệnh.
Giai đoạn lao bệnh
Trong giai đoạn này, vi khuẩn lao đã phát triển và gây ra bệnh lâm sàng. Người mắc lao bệnh thường có triệu chứng như: Ho, sốt, đau ngực và khó thở. Bệnh lao bệnh có thể lây truyền cho người khác qua tiếp xúc gần gũi, đặc biệt là khi họ ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là phải chữa trị bệnh lao bệnh để ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn và ngăn chặn sự lây truyền.
>> Xem thêm:
- Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Virus RSV: Nguyên nhân và cách phòng bệnh cho trẻ mà bạn nên biết
Những dấu hiệu lao phổi thường gặp
Dấu hiệu của lao phổi thường có những triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như:
- Giai đoạn khởi phát: Sẽ có các triệu chứng như ho, Sốt nhẹ, mệt mỏi,..
- Giai đoạn toàn phát: Ho ra máu, có xuất hiện chất nhầy, thở hoặc ho có dấu hiệu đau tức ngực khó chịu, nôn ói, ớn lạnh, giảm cân, thường đổ mồ hôi đêm,…
- Giai đoạn nhiễm trùng lao: Giai đoạn này, bệnh có thể dần lây lan qua các bộ phận khác của cơ thể, thường có những dấu hiệu như: Không muốn ăn, người mệt mỏi, ho, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, đau ở vị trí nhiễm trùng,….
Dấu hiệu lao phổi thường gặp ở trẻ em:
- Thanh thiếu niên: Dấu hiệu sẽ tương tự như người lớn.
- Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Thường ho kéo dài và sụt cân.
- Trẻ sơ sinh: Nôn mửa, biếng ăn, chậm phát triển, phản xạ kém,… Ngoài ra, bé có thể có các triệu chứng khác do sưng dịch quanh não hoặc tủy sống.
>> Xem thêm: Ho khan có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị ho có đờm lâu không khỏi?
Nguyên nhân gây ra lao phổi
Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi thường là do tiếp xúc với nhiều người xa lạ, tiếp xúc với những môi trường khác nhau. Vô tình, trong những nơi mà bạn đi qua hoặc tiếp xúc có chứa vi khuẩn gây bệnh Mycobacterium tuberculosis. Loại vi khuẩn này cư trú trong cơ thể và phát triển mạnh mẽ, từ đó gây ra bệnh lao phổi.
Bên cạnh đó, tùy vào thể trạng mỗi người mà nguy cơ mắc bệnh lao cao hay không. Không phải ai tiếp xúc với vi khuẩn lao đều có thể mắc bệnh, chỉ những ai có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu thì nguy cơ nhiễm lao sẽ cao hơn so với bình thường.
Đặc biệt, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân mắc lao phổi. Một số người có ba mẹ có tiền sử bệnh lao thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi, nhưng yếu tố này không phải là nguyên nhân chính.
Đối tượng nào dễ mắc lao phổi?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lao phổi nếu tiếp xúc với vi khuẩn lao và hệ thống miễn dịch yếu kém. Bệnh lao phổi có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hoặc nghề nghiệp.
Một số đối tượng cụ thể có nguy cơ Ung thư phổi như: Người hút thuốc lá, người nhiễm bệnh HIV, người dùng ma túy, người mắc bệnh gan, suy giảm miễn dịch, suy thận, đái tháo đường,…
>> Xem thêm: Cúm A có lây không? Lây qua đường nào và mức độ nguy hiểm
Chẩn đoán bệnh lao phổi như thế nào?
Chẩn đoán đòi hỏi các y bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm cụ thể để xác định và có hướng điều trị bệnh một cách hiệu quả. Một số loại xét nghiệm Ung thư phổi như:
- Xét nghiệm da (PPD)
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang phổi
- Xét nghiệm vi khuẩn và diện sinh học
- Xét nghiệm PCR.
- Xét nghiệm gen học
Phương pháp điều trị hiệu quả
Điều trị lao phổi cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và nguy cơ gây hại cho phổi và sức khỏe cộng đồng.. Theo nguồn của Mayoclinic, các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh lao bao gồm:
- Isoniazid.
- Rifampin (Rimactane).
- Rifabutin (Mycobutin).
- Rifapentine (Linh mục).
- Pyrazinamide.
- Ethambutol (Myambutol).
Tuỳ vào từng trường hợp mà sẽ có cách sử dụng hiệu quả. Người bệnh cần được các Bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn liệu trình thăm khám phù hợp.
- Điều trị kết hợp (Combination therapy): Điều trị lao phổi thường sử dụng ít nhất hai hoặc ba loại thuốc kháng lao cùng một lúc. Việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng lao có thể giúp ngăn sự phát triển của tế bào lao và nguy cơ kháng thuốc.
- Tuân thủ điều trị: Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách uống thuốc. Không nên bỏ thuốc khi cảm thấy khá hơn hoặc khi biểu hiện triệu chứng giảm đi, vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của sự kháng thuốc.
- Cách ly: Trong giai đoạn đầu cần phải cách ly người bệnh để ngăn lây nhiễm cho người khác.
>> Xem thêm: Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các biến chứng nguy hiểm của lao phổi
Bênh lao phổi có nhiều biến chứng khác nhau tùy vào từng tình trạng bệnh, nếu bạn muốn biết các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi là gì thì hãy tham khảo phần sau đây nhé.
Lao thanh quản
Lao có thể lan sang thanh quản, gây ra các triệu chứng như: Ho khan, khó thở, sưng vùng cổ và sự thay đổi trong giọng nói. Nếu không được điều trị kịp thời, lao thanh quản có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho thanh quản và gây ra vấn đề về hô hấp.
Bị nấm Aspergillus ở phổi
Người bệnh lao có thể dễ dàng bị nhiễm nấm Aspergillus, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm do bệnh lao hoặc do sử dụng các loại thuốc kháng lao. Nhiễm nấm Aspergillus có thể gây ra viêm phổi nặng và biến chứng nguy hiểm.
Tràn khí, tràn dịch màng phổi
Bệnh lao có thể gây ra tràn khí vào khoang màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi. Cả hai tình trạng này đều có thể gây khó thở và đau ngực nghiêm trọng, đặc biệt khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Rò thành ngực
Rò thành ngực là một phẫu thuật mở ngực để điều trị các biến chứng nghiêm trọng của lao phổi như tràn dịch màng phổi lâu dài hoặc hình thành các tổn thương phổi lớn. Đây là một ca phẫu thuật nặng và có nguy cơ cao và thường chỉ được thực hiện khi không có phương pháp điều trị khác hoặc khi biến chứng trở nên nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị
Biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi
Vậy các biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi là gì? Cùng tham khảo những biện pháp phổ biến này:
- Tiêm phòng bằng vắc xin BCG.
- Phát hiện và điều trị sớm.
- Tuân thủ đầy đủ điều trị kháng lao.
- Hạn chế tiếp xúc gần với những người mắc bệnh lao hoặc có dấu hiệu của bệnh lao.
- Phòng bệnh tại nơi làm việc hoặc học tập.
- Chăm sóc sức khỏe tổng thể.
- Tuyên truyền và giáo dục cách phòng tránh lao phổi.
- Kiểm tra thường xuyên cho người có dấu hiệu, nguy cơ mắc lao cao.
Cách chăm sóc cho người mắc bệnh
- Phòng ngừa lây bệnh: Để ngăn lây truyền lao phổi cho người thân, bệnh nhân cần sử dụng khẩu trang khi ho hoặc hắt hơi và duy trì khoảng cách an toàn với người khác trong giai đoạn đầu của điều trị. Họ cũng nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân để giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn.
- Tình trạng bị ho ra máu: Nếu bệnh nhân trải qua cơn ho ra máu, nên nằm nghiêng về phía trước để tránh nuốt máu và sử dụng khăn sạch để lau máu.
- Chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe. Bổ sung các thực phẩm giàu: Protein, vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và không giảm cân quá nhanh.
- Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt: Bệnh nhân lao phổi cần có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình phục hồi. Không nên hoạt động vận động nặng nề và đảm bảo có thời gian dành cho nghỉ ngơi.
>> Xem thêm:
- Sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà
- Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian sống cụ thể của bệnh nhân lao phổi sẽ tùy thuộc vào từng mức độ bệnh và cơ thể của mỗi người. Người bị lao phổi có thể sống từ vài tháng đến nhiều năm hoặc thậm chí cả đời nếu họ được chẩn đoán và điều trị kịp thời và hiệu quả.
Có, bệnh lao phổi có thể tái phát lại sau khi người bệnh đã hoàn thành liệu trình điều trị ban đầu. Tái phát xảy ra khi tế bào lao sống sót sau quá trình điều trị ban đầu bắt đầu hoạt động trở lại và gây ra bệnh lao trở lại.
Với những chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh “Lao phổi là gì? “. Ngoài ra, để cập nhật nhiều tin tức về sức khỏe thì hãy truy cập vào Tin tức y tế, hoặc có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE và đặt lịch khám bệnh TẠI ĐÂY tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.