Tin tức y tế

Bạch quả là gì? Đặc điểm, tác dụng của bạch quả với sức khỏe

26/09/2023

Bạch quả là loại thảo dược với lịch sử lâu đời, thành phần giàu chất chống oxy hóa và chống viêm, có tác dụng trong điều trị bệnh liên quan đến thị lực, chức năng não và tim mạch. Người bệnh tuyệt đối không được ăn trực tiếp hoặc rang vì có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng hiệu quả để cải thiện sức khỏe nhé!

>> Xem thêm: 

Tìm hiểu chung về bạch quả

Bạch quả được biết đến với tên khoa học là Ginkgo biloba L. hay với những tên gọi khác như ngân hạnh, công tôn phụ, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước tại Trung Quốc, loại thảo dược này được coi là “hóa thạch sống” bởi qua hàng ngàn năm chúng vẫn tồn tại và phát triển cho đến hiện tại với tuổi đời lên đến hàng ngàn năm, với chiều cao trung bình từ 20 – 35 mét.

Hạt và lá cây có công dụng tuyệt vời trong nghiên cứu y khoa. Lá cây có dạng hình quạt, ở giữa hơi lõm tạo thành 2 thùy, chiết xuất từ lá có dạng lỏng hoặc viên nang, ngoài chữa trị bệnh lý, chúng còn được sử dụng trong mỹ phẩm. Phần hạt có dạng hạch, hơi nhỏ, màu trắng vàng và mùi hơi khó chịu như mùi khét, theo lời khuyên bác sĩ, dùng trực tiếp hạt hoặc rang có khả năng gây độc cho người bệnh.

>> Xem thêm: Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học

Ginkgo biloba L. được coi là “hóa thạch sống” bởi qua hàng ngàn năm vẫn tồn tại và phát triển
Ginkgo biloba L. được coi là “hóa thạch sống” bởi qua hàng ngàn năm vẫn tồn tại và phát triển (Nguồn: Internet)

Trái bạch quả có tác dụng gì?

Ginkgo biloba với thành phần chứa lượng lớn flavonoid và terpenoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do. Do đó, đây được biết là loại thảo dược có giá trị cao trong hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe. Trong y học cổ truyền và y học hiện đại đều tập trung vào hiệu quả được chiết xuất từ lá và hạt. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật nhất của hạt bạch quả, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra kết luận cuối cùng.

>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo Y học cổ truyền, bài thuốc được chiết xuất từ lá khô, có hiệu quả hỗ trợ đái tháo đường, bên cạnh đó, hạt đem đi nướng được dùng điều trị bệnh đường tiết niệu, tiểu tiện nhiều…, duy trì sử dụng trong vài tuần để thấy tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần lời khuyên và tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.

Tăng cường trí nhớ

Tổng hợp trên nhiều nghiên cứu hiện đại kết luận bạch hạt có khả năng giúp cải thiện hội chứng mất trí nhớ ngay cả người khỏe mạnh. Theo các nhà nghiên cứu Đức, bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình, bao gồm cả bệnh Alzheimer duy trì dùng 240mg bạch quả trong 6 tháng giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức tốt hơn.

Để lý giải cho chức năng này, nhiều bác sĩ cho rằng thảo dược này cải thiện chức năng nhận thức vì chúng thúc đẩy lưu thông máu tốt trong não và bảo vệ não khỏi tổn thương thần kinh.

>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan

Tăng cường trí nhớ, bao gồm cả hội chứng Alzheimer
Tăng cường trí nhớ, bao gồm cả hội chứng Alzheimer (Nguồn: Internet)

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Theo nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí Nghiên cứu Tâm thần, những người có dấu hiệu căng thẳng, Rối loạn lo âu bổ sung chiết xuất hạt Ginkgo biloba đã giảm bớt các triệu chứng trên chỉ sau hơn 4 tuần nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa trong chúng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhận đang sử dụng Xanax nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì bạch quả có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, loại hạt này là phương pháp điều trị bệnh đau đầu, mệt mỏi vô cùng phổ biến. Nếu trong trường hợp đau đầu do căng thẳng quá mức, với tác dụng chống viêm và chống oxy sẽ làm triệu chứng dịu đi đáng kể. Ngoài ra, cơn đau đầu do lượng máu giảm hoặc mạch máu co thắt thì tác dụng làm giãn mạch máu cũng có khả năng cải thiện.

Giảm triệu chứng tâm thần phân liệt

Với nhóm đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường căng thẳng, lâu dần có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tâm thần và sa sút sức khỏe. Kết hợp dùng chiết xuất từ lá Ginkgo biloba và thuốc tâm thần từ 8 -16 tuần, hỗ trợ ổn định thần kinh, giảm triệu chứng tâm thần phân liệt là hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Tăng cường thị lực

Vấn đề về thị lực được cải thiện đối với những người mắc bệnh tăng nhãn áp khi thường xuyên dùng 120mg chiết xuất từ lá thảo dược trong 8 tuần đã tăng lưu lượng máu đến mắt.

Một đánh giá khác cho biết tác dụng của hạt ngân hạnh trong tăng cường thoái hóa điểm vàng giúp giữ được thị lực lâu hơn.

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

PMS là hội triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra vào trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt với những dấu hiệu như lo lắng, mệt mỏi, đau bụng dữ dội… Nghiên cứu ở 85 sinh viên đại học về vấn đề này năm 2008, số lượng người cảm thấy sức khỏe ổn định và không gặp các triệu chứng trên sau khi dùng chiết xuất thảo dược này là 23%, bên cạnh đó khoảng 8.8% trong tổng số nhóm dùng cảm thấy triệu chứng PMS giảm nhẹ hơn nhiều.

Giảm đau chân khi đi bộ

Khi con người vận động mạnh hoặc bị tổn thương do sự xâm nhập của các chất lạ từ bên ngoài, cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên lại tạo thành viêm. Nếu tình trạng viêm kéo dài quá lâu sẽ xuất hiện những tổn thương vĩnh viễn cho các mô và DNA. Theo nhiều đánh giá của các chuyên khoa trên động vật và ống nghiệm, thảo dược này có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm, ngoài ra chúng còn được biết đến với khả năng ức chế sự kích hoạt của yếu tố gây viêm và nhiều dấu hiệu khác.

Bên cạnh đó, đau chân khi vận động ảnh hưởng xấu đến lưu lượng máu, do đó người bệnh dùng chiết xuất từ lá bạch quả giúp quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường và việc đi lại được dễ dàng hơn, giảm khả năng phải phẫu thuật. Tuy nhiên tác dụng không mang tính tức thời, cần ít nhất trong 24 giờ để thấy hiệu quả của thuốc. 

Cách sử dụng bạch quả

Trong đời sống hàng ngày, bạch quả với nhiều bài thuốc dùng để chữa trị các bệnh lý như:

  • Điều trị bệnh hen phế quản, lao phổi đi kèm triệu chứng bệnh ho suyễn

Nguyên liệu: 10 hạt ngân hạnh và 1 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện: Sơ chế phần vỏ của hạt rồi đem đun sôi trong nước. Thêm mật ong vào và khuấy để. Duy trì sử dụng mỗi tối để cải thiện rõ rệt.

  • Chữa trị cảm lạnh, ho, thở khò khè

Nguyên liệu: Lá ngải cứu và 1 hạt bạch quả

Cách thực hiện: Gói kín hạt trong lá ngải cứu, sau đó bọc kín bằng giấy ướt rồi đem đi nướng kỹ. Khi dùng, mở bọc giấy và lá ngải cứu xung quanh rồi ăn nguyên hạt. Mỗi ngày dùng từ 3 – 4 quả để hiệu quả chữa trị nhanh hơn.

  • Cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu tiện trắng đục

Nguyên liệu: 10 hạt Ginkgo (5 hạt sống, 5 hạt chín)

Cách thực hiện: Trộn chung 2 loại và ăn hết trong ngày.

  • Tác dụng hỗ trợ bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Nguyên liệu: 15g hạt ngân hạnh, 15g lá ổi non và 25g râu ngô.

Cách thực hiện: Đun sôi gồm cả 3 loại nguyên liệu trên với 1 – 1,5 lít nước. Dùng hết trong ngày, duy trì dùng từ 4 – 6 tuần để đạt được kết quả.

  • Điều trị bệnh định suyễn

Nguyên liệu: 20 hạt ngân hạnh đã sao vàng, 12g ma hoàng, 18g tô tử, 8g khoản đông hoa, 8g chế bán hạ, 8g tang bạch bì (đã tẩm mật sao), 6g hạnh nhân (đã bỏ vỏ và 2 đầu nhọn), 6g hoàng cầm (đã sao qua) và 4g cam thảo.

Cách thực hiện: Đun sôi hỗn hợp các nguyên liệu trên với 700ml nước. Chia thành 3 lần uống và dùng trong ngày.

Ginkgo biloba L. với nhiều bài thuốc chữa trị bệnh lý
Ginkgo biloba L. với nhiều bài thuốc chữa trị bệnh lý (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi sử dụng bạch quả

Bạch quả được chiết xuất ở dạng viên nang, viên nén và lá phơi khô để pha trà đều có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý những điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Theo nghiên cứu, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 120mg đến 240mg đối với người lớn và tác dụng không mang tính chất tức thời nên người bệnh cần duy trì 4 – 6 tuần để thấy kết quả.
  • Không nên dùng trực tiếp hoặc rang vì có thể gây ngộ độc.
  • Một số đối tượng không nên dùng như đối tượng bị động kinh, mắc bệnh tiểu đường hoặc vấn đề về sinh sản không nên dùng. Bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không được khuyến khích sử dụng.
  • Trong một số trường hợp, sử dụng thảo dược này gây ra tác dụng phụ như: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng.
  • Người đang dùng các loại thuốc hoặc chất bổ sung phải hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng như thuốc làm loãng máu, thuốc chống tiểu cầu, thuốc giảm đau NSAID…
Lưu ý khi sử dụng thảo dược này trong điều trị sức khỏe
Lưu ý khi sử dụng thảo dược này trong điều trị sức khỏe (Nguồn: Internet)

Trên đây là tổng hợp thông tin về bạch quả và tác dụng của thảo dược này trong hỗ trợ điều trị bệnh lý và ổn định sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.