Tin tức y tế

Tác dụng của cây đương quy đối với sức khỏe

14/08/2023

Trong Y học cổ truyền, đương quy được xem là một thảo dược thiên nhiên quan trọng với nhiều công dụng khác nhau. Vậy cây đương quy là cây gì? Có tác dụng gì? Bài viết sau của Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc này cũng như thông tin về các bài thuốc chữa bệnh hay bằng vị thuốc này.

>> Xem thêm: 

Cây đương quy là gì? 

Cây đương quy còn gọi là bạch chỉ Trung Quốc, là một loại cỏ thơm, phát triển mạnh mẽ ở khu vực có khí hậu lạnh, ẩm ướt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Loại thảo dược này có hương thơm nồng như cần tây, thân có hình trụ, rễ con nhiều và mọng nước, cao từ 0,4 – 1m. Cây sở hữu màu sáng và tía, có các đường vân tuyến tính, sáng. Lớp lá phía trên nhỏ hình lông chim, xếp thành hàng đối nhau, trong khi lá phía dưới có hình tam giác lớn, mỗi lá lớn lại chia thành 2 – 3 lá nhỏ.

Hoa đương quy có màu trắng lục, mùi thơm như mật ong, mọc theo cụm lớn hình chóp phẳng. Còn quả có hình ellipsoid hoặc hình cầu dưới, mặt gân lưng hình sợi, nổi rõ.

>> Xem thêm: Cây đuôi chuột và những công dụng cho sức khỏe

Cây đương quy còn có tên gọi khác là cây bạch chỉ Trung Quốc
Cây đương quy còn có tên gọi khác là cây bạch chỉ Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Tác dụng của cây đương quy đối với sức khỏe 

Dưới đây là những tác dụng nổi bật của cây đương quy đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Đương quy giúp giảm trầm cảm 

Nhờ đặc tính tăng cường sinh lực, kích thích tinh thần nên cây đương quy có khả năng đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc cơ thể giải phóng dopamine và serotonin do các thành phần tích cực của loại thảo dược này.

Đương quy giúp kích thích ham muốn

Cây bạch chỉ Trung Quốc còn có khả năng giúp tăng cường sức khỏe tình dục của nam giới lẫn nữ giới. Có thể thêm một số lá đương quy vào chế độ ăn uống để tăng cơ hội thụ thai và cải thiện sức khỏe.

Giúp giảm đau bụng kinh

Loại thảo dược thiên nhiên này còn được gọi là sâm tố nữ, bởi tác dụng trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, mãn kinh. Ngoài ra, đặc tính chống co thắt của đương quy giúp giảm chứng chuột rút, giảm đau bụng kinh, cảm giác khó chịu, giúp nạp lại lượng máu đã mất, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Giúp cải thiện sức khỏe làn da

Những thành phần chống oxy hóa bên trong sâm tố nữ có vai trò quan trọng cải thiện sức khỏe làn da tươi trẻ, khỏe mạnh. Hơn nữa, thảo dược thiên nhiên này còn hoạt động như một hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại bệnh về da, rụng tóc, vảy nến, chàm,…

>> Xem thêm: Bật mí 6 cách uống nước ép cần tây giảm cân bạn nên biết

Giúp giải độc cơ thể 

Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng, axit folic, biotin và vitamin B12 dồi dào, cây bạch chỉ Trung Quốc sẽ giúp làm sạch máu, đào thải độc tố ở ruột, cơ thể nhanh chóng.

Cây bạch chỉ Trung Quốc có khả năng giúp làm sạch máu
Cây bạch chỉ Trung Quốc có khả năng giúp làm sạch máu (Nguồn: Internet)

Thúc đẩy tuần hoàn cơ thể

Sắt là thành phần quan trọng tạo nên hồng cầu, nếu thiếu chất sắt thì cơ thể sẽ bị thiếu máu, đau đầu, yếu cơ. Sâm tố nữ còn có hàm lượng sắt đáng kể, giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn trong cơ thể. Nhờ đó, cơ thể có thể tăng cường năng lượng, cung cấp oxy cho các cơ quan. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng điều chỉnh nồng độ estrogen trong cơ thể, giúp điều hòa kinh nguyệt và ổn định hệ thống trao đổi chất.

>> Xem thêm: Trà táo đỏ: Công dụng và cách pha sao cho thơm ngon 

Giúp ích cho sức khỏe tim mạch

Loại thảo dược thiên nhiên này còn có những tác dụng đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Nhờ khả năng chống co thắt, giảm tích tụ tiểu cầu dư thừa trong động mạch và hệ mạch máu, việc dùng cây cỏ thơm bạch chỉ sẽ giúp hạ huyết áp, điều chỉnh nhịp tim bất thường. Do đó, sức khỏe hệ tim mạch sẽ được cải thiện, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

>> Xem thêm: Yến mạch bao nhiêu calo? Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe 

Sâm tố nữ giúp ích cho sức khỏe tim mạch
Sâm tố nữ giúp ích cho sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)

Đương quy có khả năng chống oxy hóa

Sâm tố nữ chứa nhiều hợp chất hóa học mạnh mẽ có tác dụng tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Các hoạt chất này có công dụng loại bỏ các tế bào gốc tự do trước khi chúng gây hại cho hệ thống cơ quan và làm nảy sinh mầm bệnh mãn tính. Đồng thời, điều này cũng sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

>> Xem thêm: Tác dụng của hoa đu đủ đực phơi khô

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đương quy 

Nhờ tác dụng với sức khỏe, loại cỏ thơm này được Y học cổ truyền tận dụng rất nhiều trong bài thuốc chữa bệnh.

Bài thuốc dành cho phụ nữ

  • Phụ nữ có kinh nguyệt không đều và cơ thể suy nhược: Cho tất cả nguyên liệu 12g sâm tố nữ, 12g thục địa, 8g bạch thược, 6g xuyên khung vào sắc cùng 600ml nước sạch. Sau khi thuốc cô đặc còn 200ml thì để nguội, chia làm 2 lần uống/ngày, mỗi lần 100ml.
  • Phụ nữ mắc nhiều bệnh vặt sau khi sinh: Sắc một thang thuốc gồm 16g bạch chỉ Trung Quốc, 10g bồ hoàn, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 12g ích mẫu thảo, 4g gừng khô và 8g mỗi loại nguyên liệu trạch lan, đậu đen sao, ngưu tất, bạch thược.
  • Phụ nữ mang thai bị đau bụng: Nghiền mịn các vị thuốc gồm 120g đương quy, 160g phục linh, 160g bạch truật, 600g thược dược, 300g trạch tả, 120g xuyên khung. Dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần pha 1 thìa cà phê các vị thuốc với nước pha rượu.
  • Phụ nữ khó có con: Sắc 1 thang thuốc với 16g sâm tố nữ, 14g địa hoàng, 12g thược lược, 12g đỗ trọng, 8g tục đoạn, 8g bạch giao.
  • Phụ nữ mất máu nhiều do băng huyết, tổn thương: Trộn đều các vị thuốc 80g đương quy, 40g xuyên khung. Chia ra mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trộn với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng. Sau đó, bạn sắt đến khi còn 1 bát và chia ra uống 2 lần trước khi ăn.

*Trên đây là liều dùng mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp mà Bác sĩ có thể đưa ra liều dùng khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên môn.

>> Xem thêm: Lá ổi có tác dụng gì? Bật mí 5 lợi ích của lá ổi đối với sức khỏe 

Các bài thuốc chứa đương quy giúp trị bệnh liên quan đến phụ nữ
Các bài thuốc chứa đương quy giúp trị bệnh liên quan đến phụ nữ (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc khác 

  • Trị các bệnh về răng, miệng sưng đau, chảy máu: Sắc uống 1.6g đương quy, hoàng liên và mẫu đơn mỗi loại 1.2g, 2g thăng ma, 1.6g sinh địa, có thể thạch cao nếu đau nhiều.  
  • Trị bệnh Sốt rét lâu ngày không khỏi: Sắc thang thuốc với 12g bạch chỉ Trung Quốc, 12g miết giáp, 10g ngưu tất, 6g quất bì và 3 lát gừng sống. Cho vào nồi 1 lượng nước vừa đủ và sắt cho đến còn 1/3 thì ngừng, chia ra 2 lần uống sáng – tối trước khi ngủ.
  • Trị ra mồ hôi trộm: Cho các nguyên liệu 12g sâm tố nữ, 10g hoàng kỳ, sinh địa và thục địa mỗi loại 8g, hoàng cầm – hoàng liên – hoàng bá mỗi loại 6g vào sắc cho đến khi còn 1/3. Chia ra uống 2 lần vào sáng và tối trước khi ngủ.
  • Trị chứng mất ngủ: Sắc các nguyên liệu gồm 12g bạch chỉ Trung Quốc, 10g nhân sâm, 10g phục thần, 10g viễn chí, 8g toan táo nhân cho đến khi cô đặc còn 1/3. Uống mỗi ngày 2 lần vào sáng – tối trước khi ngủ.
  • Trị viêm tuyến tiền liệt: Nấu lên 15g hạt vải, 15g sâm tố nữ, 50g thịt dê, 15g hạt quyết và lấy phần thịt để ăn, còn nước dùng để uống. Mỗi tuần dùng 2 lần. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi bài thuốc uống với 25g lá hành, 5g trạch lan và 8g sâm tố nữ.
  • Trị bệnh động mạch vành: Cho vào nồi các nguyên liệu 10g cỏ bạch chỉ Trung Quốc, 90g sơn tra, 6g rễ hành, 15g ngó sen, 1 ít nước và uống 2 lần sáng – tối.
  • Chữa huyết nhiệt, táo bón: Sắc uống 4g đương quy, 4g thục địa, 4g cam thảo, 4g đại hoàng, 3g sinh địa, 3g thăng hoa, 1g hồng hoa, đào nhân.

*Trên đây là liều dùng mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp mà Bác sĩ có thể đưa ra liều dùng khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên môn.

Những bài thuốc dân gian khác làm từ sâm tố nữ giúp trị một số bệnh khác
Những bài thuốc dân gian khác làm từ sâm tố nữ giúp trị một số bệnh khác (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của đương quy

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cũng nên tìm hiểu về các tác dụng phụ của cây bạch chỉ Trung Quốc:

  • Có thể gây hạ huyết áp
  • Làm chán ăn, bụng đầy hơi, rối loạn hoặc co thắt đường tiêu hóa
  • Kích ứng da, có nguy cơ bị nhiễm độc hoặc viêm da do nhạy cảm với ánh sáng
  • Trong một số trường hợp nguy cấp, người dùng đương quy chung với thuốc chống đông có thể bị xuất huyết.

Thực tế, không phải ai cũng sẽ gặp tác dụng phụ như trên. Nếu bạn phát hiện mình có các triệu chứng này khi sử dụng, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

Hy vọng bài viết phía trên giúp bạn hiểu rõ về cây đương quy – loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Nhờ những công dụng phía trên mà loại cây này thường được ứng dụng trong bài thuốc Đông Y để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện các vấn đề của cơ thể. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liện hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.