Filter Từ điển y khoa

Vết loét lạnh

  • Tổng quan

    Filter

    Vết loét lạnh (mụn rộp) là một bệnh nhiễm trùng do virus phổ biến gây nên. Biểu hiện của bệnh có các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng xuất hiện xung quanh môi. Những mụn nước này thường tạo thành mảng, sau đó vỡ ra tạo thành vảy và lành trong 2 đến 3 tuần mà không để lại sẹo.

    Viêm loét lạnh lây truyền do tiếp xúc gần với người bị bệnh do virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) hoặc loại 2 (HSV-2) gây ra. Cả 2 loại virus này đều có thể xuất hiện ở miệng, bộ phận sinh dục hoặc khi quan hệ tình dục bằng miệng.

    Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm vết loét lạnh nhưng vẫn có thể điều trị bằng một số phương pháp giúp kiểm soát và tránh bùng phát. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc kem chống virus để đẩy nhanh quá trình chữa lành tình trạng này.

  • Triệu chứng

    Filter

    Các giai đoạn phát triển của viêm loét lạnh:

    • Ngứa rát: Cảm giác ngứa, rát quanh môi xuất hiện trong khoảng một ngày trước khi hình thành các mụn nước.
    • Phồng rộp: Các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng xuất hiện dọc theo viền môi. Trong một số trường hợp, chúng còn xuất hiện quanh mũi, má hoặc bên trong miệng.
    • Mụn nước vỡ ra và đóng vảy: Những vết loét này có chảy dịch, nông, hở và dần hình thành vảy.

    Các triệu chứng gặp phải thường khác nhau tùy thuộc vào lịch sử mắc bệnh. Trong đợt bùng phát đầu tiên, thời gian ủ bệnh có thể lên đến 20 ngày. Các vết loét tồn tại trong vài ngày và có thể mất khoảng 2 đến 3 tuần để lành hẳn.

    Thời gian phát bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào lần đầu hay tái phát. Thông thường, lần đầu bị sẽ có thời gian ủ bệnh lên đến 20 ngày, sau đó mất khoảng 2 đến 3 tuần để lành hẳn. Tuy nhiên, ở những lần tái phát tiếp theo, bệnh có xu hướng ít nghiêm trọng hơn với thời gian diễn ra ngắn hơn.

    Trong lần bùng phát đầu tiên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng bao gồm:

    • Sốt: Sốt nhẹ đến trung bình.
    • Đau nướu.
    • Đau họng: Một số người có thể bị đau họng, đi kèm với cảm giác khó chịu hoặc khó nuốt.
    • Đau đầu.
    • Đau cơ: Đau nhức cơ toàn thân gây mệt mỏi.
    • Hạch bạch huyết bị sưng: Các hạch ở cổ hoặc bên dưới hàm sưng lên và trở nên nhạy cảm.

    Lưu ý, mụn rộp xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường sẽ nằm trong miệng, ít khi ở quanh viền môi. Điều này thường dễ bị nhầm với lở miệng. Do đó, các bậc cha mẹ nên để ý kỹ hơn. Nếu như không phân biệt được đó là nhiệt miệng hay mụn rộp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

    Khi vết loét lạnh tái lại nhiều lần mà không có dấu hiệu khỏi, nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để tránh các biến chứng sau này.

    Vết loét lạnh có thể do virus herpes simplex gây ra. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Thông thường, mụn rộp sẽ tự khỏi mà không cần áp dụng các liệu pháp điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ trong các tình huống sau:

    • Hệ thống miễn dịch yếu: Khi hệ thống miễn dịch suy yếu do tình trạng bệnh lý hoặc thuốc.
    • Vết loét lạnh mãi không lành: Vết loét lạnh không lành trong vòng hai tuần hoặc có dấu hiệu xấu đi.
    • Triệu chứng nặng: Đau dữ dội, sưng tấy nhiều hoặc khó ăn uống.
    • Các đợt bùng phát tái phát: Thường xuyên bị mụn rộp hoặc xuất hiện ở cùng một chỗ, tái đi tái lại nhiều lần. 
    • Mắt đau nhức: Xuất hiện các triệu chứng như nhức mắt hoặc đau mắt cùng với vết loét lạnh.
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Các vết loét lạnh chủ yếu do các chủng virus herpes simplex (HSV) gây ra. HSV-1 là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vết loét lạnh. HSV-2 thường liên quan đến mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, cả hai loại HSV đều có thể lây lan khi tiếp xúc gần, chẳng hạn như hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Ngoài ra, việc dùng chung các vật dụng như dụng cụ ăn uống, dao cạo râu hoặc khăn tắm cũng có thể tạo điều kiện cho HSV-1 lây truyền.

    Vết loét lạnh dễ lây lan nhất khi mụn nước vỡ. Tuy nhiên, virus vẫn có thể lây lan ngay cả khi mụn nước không thể nhìn thấy được.

    Virus herpes có thể tồn tại trong các tế bào thần kinh trên da và tái phát ở cùng vị trí với những đợt bùng phát trước đó. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát bao gồm:

    • Nhiễm virus hoặc sốt: Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như nhiễm virus hoặc sốt, có thể khiến vết loét lạnh tái phát.
    • Thay đổi nội tiết tố: Sự biến động nội tiết tố góp phần kích hoạt lại vi-rút và phát triển vết loét lạnh.
    • Căng thẳng: Môi trường làm việc căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng bùng phát bệnh mụn rộp.
    • Mệt mỏi: Thiếu ngủ hoặc mệt mỏi cũng có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và gây ra sự tái phát của vết loét lạnh.
    • Nhân tố môi trường: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gió hoặc các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
    • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như tình trạng bệnh lý hoặc thuốc có thể làm tăng nguy cơ tái phát mụn rộp.
    • Tổn thương da: Chấn thương vật lý hoặc tổn thương trên da.

    Hiểu được những tác nhân này giúp người bệnh kiểm soát và giảm thiểu tần suất hay mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát. 

    Tránh nhầm lẫn giữa vết loét lạnh và vết loét miệng. 

    Virus herpes simplex xâm nhập làm xuất hiện mụn nước li ti trên da. (Nguồn: Internet)

  • Nguy cơ

    Filter

    Phần lớn người trưởng thành đều mang vi-rút gây bệnh, ngay cả khi họ chưa từng gặp phải các triệu chứng trước đó.

    Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao bị biến chứng do vi-rút hơn. Bao gồm:

    • HIV/AIDS: Những người nhiễm HIV/AIDS có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, khiến họ dễ bị bùng phát mụn rộp nghiêm trọng và tái phát nhiều lần.
    • Viêm da dị ứng (eczema): Viêm da dị ứng – một tình trạng viêm da mãn tính có thể gây ra các đợt bùng phát mụn rộp thường xuyên và nghiêm trọng. 
    • Hóa trị ung thư: Hóa trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch khi nhắm vào các tế bào đang phân chia nhanh chóng, bao gồm cả tế bào ung thư và tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Phản ứng miễn dịch suy yếu này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng lở loét.
    • Thuốc chống thải ghép trong cấy ghép nội tạng: Những người đã trải qua cấy ghép nội tạng cần dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa đào thải nội tạng. Tuy nhiên, sự ức chế miễn dịch này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm virus, bao gồm cả vết loét lạnh.

    Điều quan trọng là những người có hệ thống miễn dịch yếu phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Có thể sử dụng thuốc kháng vi-rút hoặc các biện pháp can thiệp khác để kiểm soát và giảm thiểu tác động của vết loét lạnh đối với sức khỏe.

  • Phòng chống

    Filter

    Khi mụn rộp bùng phát hơn chín lần trong một năm hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét việc sử dụng thuốc kháng vi-rút dành cho người bệnh thường xuyên hơn. Ngoài ra, nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gây ra vết loét lạnh, hãy bôi kem chống nắng lên vùng bị ảnh hưởng giúp ngăn chặn sự bùng phát. 

    Để ngăn chặn sự lây lan của vết loét lạnh sang người khác, cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

    • Tránh hôn và tiếp xúc trực tiếp qua da với người khác khi đang có mụn nước. Virus dễ lây lan nhất khi các mụn nước chảy dịch.
    • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như đồ dùng, khăn tắm và son dưỡng môi vì những vật dụng này có khả năng lây lan virus.
    • Thường xuyên rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào bản thân hoặc người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh, những người có hệ miễn dịch yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn.

    Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa này, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan vết loét lạnh cho người khác và giảm mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được chăm sóc và có phương thức điều trị phù hợp nhất. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 13/10/2023