Tin tức y tế

Trái bình bát là gì? Công dụng chữa bệnh đối với sức khỏe

25/09/2023

Trái bình bát là gì? Công dụng chữa bệnh đối với sức khỏe

Ngoài công dụng là một loại trái cây quen thuộc để ăn mỗi ngày, trái bình bát còn là bài thuốc dân gian chữa bệnh hữu hiệu. Đặc biệt, mỗi bộ phận từ quả, hoa, vỏ hay rễ đều có công dụng riêng. Nếu muốn hiểu rõ hơn về tác dụng, lưu ý và đặc điểm của loại cây này, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết sau bài viết dưới đây. 

>> Xem thêm: 

Đặc điểm của trái bình bát

Ngoài tên bình bát, cây này còn được gọi với nhiều cách khác ví dụ như na xiêm, đào tiên. Tên khoa học của nó là Annona reticulata L còn họ là Annonaceae, thường phân bố rải rác khắp cả nước và đặc biệt tập trung nhiều ở ven biển các tỉnh. Về đặc điểm bên ngoài, cây bình bát cao từ 5 đến 7m. Lá cây thuôn dài khoảng 15cm, mọc so le. Mặt dưới của lá và cuống có lông tơ còn mặt trên thì bóng nhẵn. 

Trái bình bát có màu vàng đỏ mỗi khi chín, thịt màu trắng ngà và có thể ăn được. Hoa của cây này màu vàng, thường mọc thành cụm xen vào giữa kẽ lá. Độ dày giữa các cánh hoa không đồng đều. Cánh ở trong nhỏ còn cánh ở ngoài dày và to hơn. 

Cây ra hoa vào mùa hè, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 6 còn mùa quả thì từ tháng 7 đến tháng 8. Hầu như bộ phận nào của cây cũng sử dụng được, từ rễ, thân, quả, lá cho đến hạt tùy theo mục đích sử dụng. 

>> Xem thêm: Hoa cứt lợn – Liều thuốc chữa trị bệnh viêm xoang

Quả bình bát có nguồn gốc ở các nước Trung Mỹ và phổ biến ở khu vực nhiệt đới
Quả bình bát có nguồn gốc ở các nước Trung Mỹ và phổ biến ở khu vực nhiệt đới (Nguồn: Internet)

Trái bình bát có tác dụng gì? 

Theo đông y lẫn tây y, trái bình bát có nhiều công dụng khác nhau, cụ thể là:

Công dụng của bình bát theo y học hiện đại

  • Kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế quá trình phát triển của một vài vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Mycobacterium smegmatis, vi khuẩn nhiễm trùng hệ thống hô hấp, trực khuẩn lỵ. Bởi lẽ, thành phần của nó có axit kaur – 16 – en – 19 – oic. Lưu ý, trái này không có tác dụng đối với Candida Albicans, Trichophyton mentagrophytes, Aspergillus niger và Helminthosporium sp.
  • Tiêu diệt côn trùng, ấu trùng, chấy rận, sâu bọ nhờ chất squamocin.
  • Tác dụng gây độc với tế bào Ung thư phổi, ung thư mũi hầu và ung thư kết tràng ở người; ung thư bạch cầu dòng lympho ở chuột nhắt trắng.

>> Xem thêm: Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng

Bình bát có thể kháng nấm, tiêu diệt côn trùng theo y học hiện đại
Bình bát có thể kháng nấm, tiêu diệt côn trùng theo y học hiện đại (Nguồn: Internet)

Công dụng của bình bát theo y học cổ truyền

Còn đối với đông y, công dụng rõ rệt nhất của cây bình bát là:

  • Sát trùng vết thương, kháng khuẩn, chống viêm.
  • Chữa bệnh bướu cổ, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, ghẻ lở
  • Trừ sâu bọ và chấy rận
  • Lợi tiểu, nhuận tràng, làm mát cơ thể
  • Chống trầm cảm, giúp an thần
  • Chữa mề đay, lao phổi 
  • Cải thiện các vấn đề về xương khớp

>> Xem thêm: Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết

Các bộ phận của cây bình bát chữa được nhiều loại bệnh khác nhau theo nghiên cứu của đông y
Các bộ phận của cây bình bát chữa được nhiều loại bệnh khác nhau theo nghiên cứu của đông y (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc dân gian từ trái bình bát 

Trái bình bát chín hay sống cũng đều được dân gian sử dụng, chế tạo thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh. Một vài bài thuốc nổi thuốc tiếng là:

Điều trị mề đay, mẩn ngứa

Chuẩn bị: Vài nhánh bình bát tươi, dừa khô. Với số nguyên liệu trên, bạn rửa sạch rồi để ráo nước. Sau khi tạo lửa bằng cách đốt dừa khô, bạn đặt nhánh bình bát lên trên đó để tạo ra khói. Hơ vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay trên khói cho đến khi chảy mồ hôi thì lau khô.

>> Xem thêm: 

Bệnh mề đay có thể chữa trị bằng bài thuốc từ bình bát tươi
Bệnh mề đay có thể chữa trị bằng bài thuốc từ bình bát tươi (Nguồn: Internet)

Chữa đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay

Bạn đập dập bình bát rồi rồi hơ sơ qua trên lửa nóng. Sau khi thấy quả hơi ấm, bạn chườm lên vị trí nhức mỏi. Cách này giúp giảm đau các cơn đau khá hiệu quả.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về bổ sung canxi, phòng tránh sớm bệnh cơ xương khớp

Điều trị bệnh tiểu đường

Bạn lấy trái bình bát còn xanh, thái vỏ mỏng, phơi khô. Với mỗi lần dùng, bạn chỉ lấy khoảng 5g rồi nấu với nước sôi để uống hàng ngày. Kiên trì làm lâu dài, bệnh nhân bị tiểu đường sẽ cảm nhận mức đường huyết được ổn định.

>> Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn 

Công dụng khác của bài thuốc dân gian từ bình bát là điều trị bệnh tiểu đường
Công dụng khác của bài thuốc dân gian từ bình bát là điều trị bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Chữa bệnh bướu cổ

Một công dụng khác của bài thuốc dân gian sử dụng trái bình bát chín là để chữa bướu cổ. Bạn cắm đũa xuyên qua quả bình bát rồi đem nướng cho đến khi phần vỏ cháy xém. Sau đó, bạn để nguội tự nhiên và lăn lên vùng cổ. Mỗi ngày làm 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 30 phút. Bạn nên làm cho đến khi cục bướu tan hoàn toàn.

>> Xem thêm:

Chườm bình bát nóng lên vùng cổ bị bướu mang lại hiệu quả
Chườm bình bát nóng lên vùng cổ bị bướu mang lại hiệu quả (Nguồn: Internet)

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Quả bình bát bạn thái mỏng rồi phơi khô. Mỗi lần uống bạn chỉ cần lấy từ 10 – 12g để sắc thành thuốc. 

Quả bình bát cũng có thể chữa trị tiêu chảy tốt
Quả bình bát cũng có thể chữa trị tiêu chảy tốt (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn và không xảy ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với cơ thể, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng bình bát:

  • Thận trọng khi dùng, không để dính nhựa vào mắt để tránh Dị ứng hay mề đay, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da vì bình bát có độc tính
  • Trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia hay bác sĩ trước khi sử dụng quả bình bát
  • Kiên trì, nhẫn nại khi dùng bài thuốc có bình bát vì chúng cần thời gian để phát huy tác dụng
  • Bảo quản bình bát ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng vì cây này có mùi thơm
  • Không sử dụng bình bát với những người tỳ vị yếu vì trái này có tính hàn
  • Tuyệt đối không dùng chung bình bát với thanh long vì sự kết hợp này tạo ra chất độc nguy hiểm do thành phần trong 2 quả kỵ nhau.

>> Xem thêm: Đặc điểm của sâm bố chính và công dụng hữu ích bạn chưa biết

Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng bình bát
Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng bình bát (Nguồn: Internet)

Hy vọng rằng bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về trái bình bát thông qua bài viết trên. Hiện nay, y học đã và đang chế tạo nhiều loại thuốc có thành phần từ loại quả này. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn vui lòng  truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế. Bên cạnh đó, bạn đừng quên đặt lịch hẹn khám bệnh tại hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp qua số HOTLINE để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trái bình bát nướng trị bệnh gì?

Quả bình bát nướng nướng có thể trị mề đay, xương khớp, đái tháo đường, mẩn ngứa, lao phổi.

Trái bình bát có ăn được không?

Trái bình bát chín có thể ăn được nhưng vị chát và không quá ngọt. Còn quả xanh thì thường dùng để thái mỏng, sắc thành thuốc uống.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.