Tin tức y tế

Các loại thuốc trị nấm da được bác sĩ khuyên dùng

25/09/2023

Tình trạng nấm da tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu và ngứa ngáy vô cùng. Điều này không những gây mất thẩm mỹ mà còn làm mất đi sự tự tin trong  giao tiếp. Vì vậy, cách đơn giản và nhanh chóng nhất để điều trị bệnh này là dùng thuốc trị nấm da. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm được loại thuốc phù hợp nhất nhé!

>>> Xem thêm:

Các loại thuốc trị nấm da và cơ chế hoạt động

Bệnh nấm da chữa như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, cách điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc chữa nấm. Loại thuốc này có rất nhiều dạng từ xịt toàn thân, kem bôi, viên nén, thuốc uống đến dạng tiêm, dạng lỏng…

Thuốc trị nấm da tại chỗ

Các sản phẩm thuốc trị nấm da tại chỗ chủ yếu đều sử dụng cho những trường hợp nhiễm trùng ở móng tay và da đầu. Thành phần thuốc thông thường sẽ chứa các chất như econazole, miconazol, clotrimazole, amorolfine…

Dầu gội trị nấm

Một vài loại dầu gội chứa chất ketoconazole có thể được chỉ định làm thuốc điều trị nấm da đầu cùng một vài chứng bệnh thường gặp trên da.

>>> Xem thêm: Thuốc Augmentin và những lưu ý khi sử dụng mà bạn nên biết

Một số loại dầu gội có chứa các hoạt chất trị nấm
Một số loại dầu gội có chứa các hoạt chất trị nấm (Nguồn: Internet)

Thuốc đặc trị nấm

Hầu hết các loại thuốc đặt trị nấm có dạng viên nén và thường được dược sĩ, bác sĩ kê đơn đặt bên trong âm đạo. Một số thuốc đặt trị nấm phổ biến là thuốc Econazole, Clotrimazole, Fenticonazole và thuốc Miconazol.

Thuốc dạng tiêm trị nấm da

Đối với trường hợp người bệnh bị nấm trầm trọng có thể sử dụng thuốc dạng tiêm, chủ yếu là các loại như Anidulafungin, Amphotericin, Itraconazole, Caspofungin, Flucytosine, Micafungin…

>>> Xem thêm: Thuốc Alpha chymotrypsin: Công dụng và những thông tin cần thiết

Tác dụng phụ của thuốc trị nấm da

Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm thuốc nào để điều trị tình trạng viêm nhiễm do nấm, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đính kèm để theo dõi và phòng tránh các phản ứng phụ xảy ra.

Thuốc dùng tại chỗ

Các loại thuốc trị nấm da dạng xịt, kem, dung dịch, dầu gội trị nấm… thường dễ dùng và ít gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể bị ngứa rát, nổi mẩn đỏ tại vùng bôi thuốc. Nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện tình trạng trên, hãy ngưng sử dụng ngay.

Thuốc nấm da có thể gây mẩn ngứa
Thuốc nấm da có thể gây mẩn đỏ, ngứa rát (Nguồn: Internet)

Thuốc dạng uống 

Thuốc dạng uống đặc trị nấm thường không có tác dụng phụ, thậm chí người bệnh có thể mua tại nhà thuốc bất kỳ mà không cần kê toa. Thế nhưng, cũng có một số loại dẫn đến những phản ứng phụ như:

  • Terbinafine: Gây đau nhức cơ, khớp, nhức đầu và các chứng bệnh về tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn dạ dày…
  • Fluconazole: Gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu
  • Miconazole: Gây sốt phát ban, buồn nôn
  • Nystatin: Đau nhức vùng miệng.

>>> Xem thêm: Thuốc Alpha Choay có công dụng gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng

Tác dụng phụ của thuốc trị nấm da
Một số loại thuốc uống đặt trị nấm da có thể gây buồn nôn (Nguồn: Internet)

Thuốc dạng tiêm

Sản phẩm thuốc trị nấm da dạng tiêm thường có khả năng gây ra tác dụng phụ, đôi khi dẫn đến các triệu chứng nặng nề. Tuy nhiên, với một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại để đưa phương án phù hợp.

Lưu ý khi dùng thuốc trị nấm da

Khi sử dụng thuốc điều trị các tình trạng nấm ngứa, bạn nên lưu ý một số điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Việc sử dụng thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa bởi vì dùng thuốc không đúng loại hoặc sai liều lượng có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng
  • Chỉ bôi, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị nấm, không chà xát
  • Nếu gặp phải dấu hiệu bất thường, hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý
  • Trước khi sử dụng thuốc bôi vùng kín, cần vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương, đồng thời giữ khô ráo để tránh viêm nhiễm nặng hơn
  • Sử dụng thuốc với liều lượng và tần suất phù hợp theo chỉ định của bác sĩ
  • Trong quá trình điều trị bệnh nấm âm đạo nên kiêng quan hệ tình dục
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, uống nhiều nước
  • Vệ sinh da đúng cách để ngăn ngừa nấm tái phát.

Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến bạn top 10 sản phẩm thuốc trị nấm da giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm do nấm gây ra một cách an toàn, hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Nếu có nhu cầu cần giải đáp thắc mắc về vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc nhấn TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

>>> Xem thêm:

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.