Tin tức y tế

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng

21/09/2023

Trong Đông y, diệp hạ châu là vị thuốc mang đến nhiều công dụng đối với cơ thể, giúp thông huyết, tiêu độc, lợi tiểu. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn hỗ trợ điều trị viêm ruột, viêm họng, mụn nhọt cùng nhiều loại bệnh khác. Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn biết rõ hơn về đặc điểm, cách sử dụng và tác dụng phụ của loại cây này.

>> Xem thêm:

Đặc điểm cây diệp hạ châu

Cây diệp hạ châu là loại cỏ có nhiều cảnh nhỏ và cao chừng 30cm cho đến 70cm. Thân cây mảnh, mọc thẳng đứng và không có màu xanh như thường thấy mà hơi ngả sang sắc hồng đỏ. Lá cây có hình bầu dục, mọc so le sít nhau thành 2 hàng và có dạng gần giống lông chim. Mặt dưới lá hơi xanh đậm còn mặt trên có màu xanh nhạt. Cây hầu như không có cuống hoặc cuống rất ngắn.

Quả của vị thảo dược này có hình cầu hơi dẹt, mọc sát dưới lá. Bên trong quả có gai gồm các hạt hình 3 cạnh. Vì vị trí mọc đặc biệt nên nó mới có tên là diệp hạ châu (vì diệp nghĩa là lá, hạ là dưới còn châu là quả). Mùa ra hoa là từ tháng 4 đến tháng 6 còn mùa quả thì rơi vào khoảng tháng 7 đến tháng 10. Sau khi được thu hoạch, cây được rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.

Cao diệp hạ châu có thể ở dạng khô hoặc tươi tuỳ theo mục đích sử dụng. Khi được phơi hoặc sấy khô rồi cho vào túi ni lông cột kín, thuốc được bảo quản lâu hơn. Thành phần hoá học có trong vị thuốc này bao gồm:

  • Phyllanthin
  • Rutin
  • Kaempferol
  • Stigmasterol
  • ꞵ-sitosterol
  • Axit elagic, axit galic
  • Stigmasterol-3-0-ꞵ-glucoside
  • Axit succinic, axit ferulic, axit dotricontanoic
  • Quercetin
  • Các thành phần khác: axit dehydrochebulic methyl ester, triacontanol.

>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Mặt trên lá cây diệp hạ châu có màu xanh đậm
Mặt trên lá cây diệp hạ châu có màu xanh đậm (Nguồn: Internet)

Tác dụng của diệp hạ châu 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đây là loại dược liệu có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ gan, có tác dụng diệt nấm, kháng khuẩn đối với trực khuẩn coli, tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh. Còn theo Đông y, vị thuốc này có tính mát và vị đắng, hỗ trợ tiêu viêm, tán ứ, tiêu độc, lợi tiểu và thông huyết, hoạt huyết.

Đây là bài thuốc được dân gian truyền tai nhau để chữa trị viêm họng, lở ngứa, sản hầu ứ huyết, mụn nhọt, viêm da, tưa lưỡi thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng có tác khả năng trị rắn cắn.

>> Xem thêm: Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang

Bài thuốc có công dụng bảo vệ gan hiệu quả
Bài thuốc có công dụng bảo vệ gan hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cây diệp hạ châu có mấy loại?

Hiện nay trên thế giới, loại cây này gồm có nhiều loại. Việt Nam cũng có khoảng 40 loại. Tuy nhiên, có 2 loại cơ bản nổi bật nhất là Phyllanthus urinaria L. (hay còn gọi là chó đẻ thân xanh) và  P. niruri L. (còn có tên gọi khác là cây chó đẻ thân đỏ). Mỗi loại đều có hình dáng và công dụng khác nhau.

>> Xem thêm: Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết

Cây P. niruri L. có tên gọi thứ hai là cây chó đẻ thân đỏ
Cây P. niruri L. có tên gọi thứ hai là cây chó đẻ thân đỏ (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng diệp hạ châu

Liều dùng thuốc diệp hạ châu là từ 20 đến 40g mỗi ngày ở dạng khô hay tươi đều được. Nếu ở dạng bôi lên da thì không giới hạn liều dùng. Bên cạnh đó, để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ có chuyên môn.

*Trên đây là liều dùng mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp mà Bác sĩ có thể đưa ra liều dùng khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên môn.

>> Xem thêm: Rau chùm ngây: Tác dụng trị bệnh và lưu ý thận trọng

Bạn có thể sử dụng cây ở dạng tươi hoặc phơi khô đều được
Bạn có thể sử dụng cây ở dạng tươi hoặc phơi khô đều được (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng và truyền tai nhau bao gồm:

Chữa bệnh Sốt rét

  • Bài thuốc 1: 4g ô mai, 12g thường sơn, 4g dây cóc, 10g dây gân, 8g diệp hạ châu, 4g bình lang, 10g dạ giao đằng, 10g thảo quả, 4g lá mãng cầu tươi. Tất cả bạn nấu với 600ml nước cho đến khi nước rút lại còn khoảng 200ml. Với chừng này thuốc, bạn chia làm 2 lần uống trước khi lên cơn Sốt rét khoảng 2 tiếng đồng hồ.
  • Bài thuốc 2:  10g cam thảo đất, 12g diệp hạ châu rồi sắc nấu uống hàng ngày. Bài thuốc này vừa giúp trị Sốt rét vừa chữa nổi mẩn do nhiễm độc và chữa suy tế bào gan.
  • Bài thuốc 3: 10g diệp hạ châu, 10g xuyên tâm liên, 20g cỏ nhọ nồi tán nhuyễn thành bột mịn. Bạn chia thành 3 lần uống mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5g.

>> Xem thêm: Vị thuốc kim ngân hoa có tác dụng gì?

Có 2 bài thuốc hỗ trợ tiêu độc từ cây diệp hạ châu
Có 2 bài thuốc hỗ trợ tiêu độc từ cây diệp hạ châu (Nguồn: Internet)

Tiêu độc 

  • Bài thuốc 1: Lá thồm lồm cùng diệp hạ châu với định lượng bằng nhau, 1 nắm đinh hương. Tất cả được giã nát rồi đắm vào chỗ đau để điều trị lở loét.
  • Bài thuốc 2: Nghiền hoặc giã nhuyễn 1 nắm diệp hạ châu và một ít muối. Sau đó bạn ép thành nước để đắp vào chỗ bị đau. Bài thuốc này có thể trị nhọt độc.
Có 2 bài thuốc hỗ trợ tiêu độc từ cây diệp hạ châu
Có 2 bài thuốc hỗ trợ tiêu độc từ cây diệp hạ châu (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ thông huyết, hoạt huyết 

  • Bài thuốc 1: Một nắm lá mần tưới và một nắm lá diệp hạ châu được mang giã nhuyễn. Sau đó bạn vắt lấy nước để uống hoặc đắp lên vết thương. Nó có mang đến hiệu quả rõ rệt đối với các vết thương bị ứ máu.
  • Bài thuốc 2: Vẫn là loại thảo dược trên mang đi giã nhỏ cùng với vôi tôi, bạn sẽ có ngay bài thuốc đắp lên vết thương hở bị chảy máu.

>> Xem thêm: Nhân trần: Tác dụng, cách sử dụng, lưu ý khi uống nhân trần

Thông huyết, hạ huyết cũng là công dụng nổi bật
Thông huyết, hạ huyết cũng là công dụng nổi bật (Nguồn: Internet)

Thanh can lợi mật 

  • Bài thuốc 1: 8g chi tử, 12g hạ khô thảo, 12g sài hồ, 24g diệp hạ châu, 12g nhân trần đem sắc thuốc để uống liên tiếp trong 3 tháng. Theo dân gian, bài thuốc này điều trị được bệnh viêm gan virus B.
  • Bài thuốc 2: 20g mã đề thảo, 30g diệp hạ châu và 12g chi tử mang đi sắc thành thuốc để chữa viêm ruột tiêu chảy hay viêm gan.
  • Bài thuốc 3: 8h vỏ cây đại, 8g hậu phác, 16g bồ bồ, 12g rễ đinh lăng, chi tử, thổ phục linh và tích huyết thảo, 5g vỏ bưởi khô cùng nguyên liệu quan trọng nhất là 16 diệp hạ châu tiếp tục sắc thuốc uống hàng ngày.

>> Xem thêm: Cải bẹ xanh: Công dụng chữa bệnh và tác hại mà bạn nên biết

Bài thuốc hỗ trợ thanh can lợi mật
Bài thuốc hỗ trợ thanh can lợi mật (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của diệp hạ châu 

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thảo dược này là xơ gan và lạnh gan vì nó có tính mát. Ngoài ra, nó có thể khiến chứng đầy bụng, khó tiêu và đại tiện lỏng nặng hơn.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cách dùng, tác dụng cũng như bài thuốc dân gian từ cây diệp hạ châu. Hiện nay, bệnh nhân có thể linh động đặt lịch khám bệnh online tại hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc bằng cách liên hệ qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY. Ngoài ra, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật những kiến thức y học thường thức bổ ích, có lợi cho chính mình và gia đình tại chuyên mục Tin tức y tế.

>> Xem thêm: Công dụng, bài thuốc từ cây hoàn ngọc

Câu hỏi thường gặp:

Uống diệp hạ châu nhiều có tốt không?

Mặc dù có nhiều công dụng để chữa bệnh cũng như phòng bệnh nhưng uống bài thuốc này cũng không phải là điều tốt. Nó gây ra số tác hại như lạnh gan hay xơ gan. Bởi lẽ, cây có tính lương, giúp làm mát gan. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng phù hợp với thể trạng của bản thân.

Đối tượng không nên sử dụng diệp hạ châu

Những đối tượng được khuyến nghị không nên sử dụng diệp hạ châu là:
Phụ nữ mang thai
Bệnh nhân đái tháo đường
Người bị chứng rối loạn đông máu
Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc sắp làm phẫu thuật.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.