Tin tức y tế

Sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi? Ủ bệnh trong bao lâu?

16/10/2023

Mỗi năm, ước tính có hàng triệu ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có cả người lớn và trẻ em. Thời gian ủ bệnh và phục hồi sẽ khác nhau ở từng độ tuổi. Vậy Sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi, thời gian ủ bệnh trong bao lâu? Trong bài viết này Hoàn Mỹ sẽ gửi đến bạn những thông tin về bệnh để giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này. 

>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết Dengue là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh gì?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp, gây ra bởi virus Sốt xuất huyết. Bệnh được lây truyền thông qua các vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, chủ yếu là loài Aedes. 

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường có thể trạng yếu, mệt mỏi, kiệt sức,…do hệ miễn dịch bị suy yếu.

>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh gì?
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh gì? (Nguồn: Internet)

Sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi?

Mùa mưa là thời điểm trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Sốt xuất huyết, bởi nước mưa ứ đọng là môi trường tốt để muỗi sinh sản và phát triển. Vậy, sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi? 

Thời gian ủ bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em

Khoảng thời gian ủ bệnh chính là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu sản sinh ra sức đề kháng để chống lại sự xâm hại của virus. Nếu hệ miễn dịch của trẻ yếu và không thể chống chọi, các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện trên cơ thể. Thông thường, thời gian ủ bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ dao động từ 4-7 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 14 ngày, tùy vào thể trạng của từng bé. 

Giai đoạn trẻ sốt

Đây là giai đoạn khởi phát Sốt xuất huyết ở trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ có thể bị sốt kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, suy nhược cơ thể,…Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cũng có các triệu chứng như khó thở, phát ban trên da, chảy máu nướu răng,…Do đó, đây là giai đoạn mà mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ đúng cách, kịp thời để giảm nhẹ các triệu chứng trên. 

Giai đoạn trẻ nguy hiểm

Trong giai đoạn này, các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, chảy máu mũi, tiêu chảy cấp và các vấn đề sức khỏe tương tự trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là thời điểm mà mẹ cần phải ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và sự chăm sóc điều trị kịp thời. Trong các trường hợp trẻ Sốt nặng hơn, có thể phải việc nhập viện và theo dõi liên tục để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng tệ hơn. 

Giai đoạn trẻ bắt đầu hồi phục

Đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu hồi phục. Các triệu chứng giảm dần và có dấu hiệu dần khỏi bệnh. Mặc dù vậy, việc tiếp tục theo dõi chặt chẽ và chăm sóc trẻ thật kỹ vẫn rất quan trọng để ngăn chặn bất kỳ biến chứng có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏe?

Giai đoạn trẻ bắt đầu hồi phục
Giai đoạn trẻ bắt đầu hồi phục (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu để nhận biết trẻ đã khỏi Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Tuy nhiên, để biết bé đã khỏi bệnh hay chưa, mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:

  • Bé hết sốt: Thông thường, trong 3 ngày đầu mắc bệnh trẻ Sốt cao đến 39-40°C. Nếu sau một tuần, trẻ hết sốt, cơ thể khỏe khoắn hơn, chơi đùa nhiều hơn và ăn uống trở nên bình thường, đó là dấu hiệu sốt xuất huyết sắp khỏi.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Sốt xuất huyết làm Mất nước nhiều, nên cũng sẽ làm giảm lượng nước tiểu. Khi trẻ bắt đầu đi tiểu nhiều hơn và lượng nước tiểu gần bằng mức bình thường trước khi mắc bệnh, đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ dần khỏi bệnh.
  • Không xuất hiện nốt xuất huyết mới: Thông thường, trong khoảng 2-3 ngày đầu phát bệnh, sẽ xuất hiện các nốt xuất huyết. Nếu sau 3-4 ngày, mẹ không thấy có nốt xuất huyết mới và các nốt xuất huyết không còn dày đặc nữa, thì chính là dấu hiệu của sự hồi phục. 
  • Ngoài ra, sau khoảng 2 tuần, nếu trẻ thực hiện các xét nghiệm máu và cho kết quả bình thường, điều này đồng nghĩa với việc bé đã khỏe lại.

Cách điều trị Sốt xuất huyết cho trẻ

Cách điều trị Sốt xuất huyết cho trẻ tốt nhất đó là tìm cách kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Nếu trẻ bị sốt xuất huyết nhẹ, mẹ có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà như: 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi.  
  • Để bé uống nhiều nước.
  • Ăn đúng bữa với các thực phẩm bổ dưỡng. 
  • Dùng khăn ấm để hạ Sốt cho trẻ
  • Mẹ có thể dùng acetaminophen để giảm đau và hạ sốt, theo khuyến nghị của chuyên gia y tế. 
  • Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid như: Ibuprofen và aspirin, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.  
  • Cần theo dõi liên tục các triệu chứng bệnh, nếu có những dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng trở nên nặng, cần đưa bé đến bệnh viện ngay. 

Ngoài ra, dù trẻ Sốt xuất huyết nặng hay nhẹ, nếu mẹ không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tốt nhất nên đưa bé đi khám, để các bác sĩ và chuyên gia y tế kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp theo từng tình trạng bệnh của bé. 

>> Bài viết liên quan: Nổi phát ban sốt xuất huyết có ngứa không? Bao lâu thì khỏi?

Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ
Cách điều trị Sốt xuất huyết cho trẻ (Nguồn: Internet)

Cách phòng ngừa bị Sốt xuất huyết cho trẻ

Để phòng ngừa bị Sốt xuất huyết cho trẻ, mẹ có thể tiêm vắc-xin sốt xuất huyết (Dengvaxia) cho bé hoặc thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. 

Tiêm vắc-xin Sốt xuất huyết

Đối với vắc-xin Sốt xuất huyết chỉ được cấp phép sử dụng cho các độ tuổi từ 9 – 45 tuổi đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết ít nhất một lần. Liệu trình tiêm sẽ chia thành 3 liều trong vòng 12 tháng. 

Phòng tránh muỗi đốt

  • Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ: Muỗi mang virus Sốt xuất huyết thường hoạt động mạnh từ sáng đến tối. Chúng thường ẩn nấp trong những ngóc ngách tối, những nơi ẩm thấp,… Do đó, hãy giữ cho nhà cửa luôn sạch, thoáng đãng để muỗi không có môi trường để phát triển.
  • Vào mùa mưa hoặc khi đưa trẻ đi ra ngoài mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, mang tất, giày,…để ngăn chặn sự tấn công của muỗi.
  • Sử dụng các sản phẩm chống muỗi: Dùng thuốc bôi Permethrin hoặc các sản phẩm chống muỗi chuyên dụng để bôi lên quần áo, giày dép và màn ngủ của bé.
  • Loại bỏ môi trường sống của muỗi: Để giảm số lượng muỗi mang virus Sốt xuất huyết, hãy loại bỏ nơi chúng đẻ trứng như: Các thùng chứa nước đọng, đổ sạch nước trong các chum, vại, chậu cây,….định kỳ ít nhất mỗi tuần.

Khi nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu bé bị Sốt xuất huyết nặng với các triệu chứng bên dưới, thì mẹ nên lập tức đưa bé đến bệnh viện ngay.

  • Bé bị đau bụng quằn quại
  • Nôn ói liên tục
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Ra máu chân răng, mũi
  • Mệt mỏi
  • Dị ứng với ánh sáng
  • Trẻ đi ngoài kèm máu.
  • Khát nước liên tục
  • Da trở nên nhợt nhạt
  • Ngủ nhiều, người uể oải, thiếu năng lượng,….

>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Khi nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Khi nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện? (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Làm sao nhận biết Sốt xuất huyết ở trẻ em?

Nếu trẻ có những triệu chứng như: Sốt cao đột ngột lên tới 40°C, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, và xuất hiện phát ban da,…

Khỏi Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm?

Tốt nhất sau khỏi Sốt xuất huyết tầm 2-3 ngày thì hãy tắm. Tuy nhiên, hãy tắm nước ấm và không nên ngâm nước quá lâu. 

Sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

Có những trường hợp đã khỏi bệnh Sốt xuất huyết nhưng vẫn tử vong. Nguyên nhân có thể là do biến chứng suy đa tạng như: Viêm cơ tim,  viêm gan,viêm não hoặc phù phổi cấp,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc “sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi?”. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Hoặc bạn có thể cập nhật thêm những Tin tức Y tế hay cần tư vấn y tế chuyên khoa thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.