Tin tức y tế

Nhân trần: Tác dụng, cách sử dụng, lưu ý khi uống nhân trần

01/08/2023

Nhân trần đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người đang tìm kiếm những phương pháp tự nhiên để cải thiện sức khỏe và tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. Không chỉ được dùng giải nhiệt, loại thảo mộc này còn có nhiều công dụng hữu hiệu khác. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ cho bạn biết những tác dụng, cách sử dụng và các lưu ý khi dùng loại cây này nhé.

>> Xem thêm:

Tổng quan về cây nhân trần

Từ xa xưa, nhân trần đã được sử dụng như một loại phương thuốc truyền thống với nhiều tác dụng lợi ích đáng kinh ngạc. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng Đông Trung Quốc và Trung Đông và được trồng rộng rãi ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Bạn có thể tham khảo một vài thông tin tổng quan về loại cây ngay sau đây.

Tổng quan về cây nhân trần
Tổng quan về cây nhân trần (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của cây nhân trần

Đây là một loại cây thân thảo thường cao khoảng 0.5-1m, với lá mỏng hình trái xoan và có các nhánh nhỏ. Hoa của loại cây này mọc thành cụm, có màu tím lam, dạng bông, có chiều dài đến 30cm.

Cây thường được trồng và thu hoạch để lấy quả và hạt. Quả của loại thảo mộc thiên nhiên này hình trứng, nang dài bằng đài hoa, có mỏ ngắn và có nhiều hạt màu vàng bên trong. Cây thuốc này thường nở hoa vào tháng 4 đến tháng 7.

Có 3 loại chính như sau:

  • Nhân trần Việt Nam (hay còn gọi là nhân trần cái) thuộc họ Mõm Chó Scrophulariaceae, có tên gọi khác là hoắc hương núi. Loại này có công dụng tăng tiết mật và kháng viêm tốt. 
  • Nhân trần bồ bồ hay còn gọi là nhân trần đực cũng thuộc họ Scrophulariaceae. Công dụng tương tự loại trên nhưng khả năng tiết mật kém. 
  • Nhân trần Trung Quốc hay còn gọi là nhân trần cao có công dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn  ngoài da và hạ Sốt rất tốt. Loại này thuộc họ Cúc Asteraceae.

Những bộ phận dùng được của cây nhân trần

Hầu hết, các bộ phận thuộc loại cây này, tính từ mặt đất trở lên đều có thể sử dụng để làm thuốc được. Khi cây đang ra hoa, mọi người sẽ thu hoặc cây rồi đem phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó, bó thành từng bó và bảo quản nơi sạch sẽ. Khô thoáng. 

Khi cần dùng đến thì rửa qua nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất,…Sau đó chặt nhỏ thành từng khúc nhỏ từ 3-5cm, sao trên bếp cho khô. 

>> Xem thêm: Vị thuốc kim ngân hoa có tác dụng gì?

Những bộ phận dùng được của loại thảo dược này
Những bộ phận dùng được của loại thảo dược này (Nguồn: Internet)

Uống nước nhân trần có tốt không? Ai không nên uống nhân trần?

Dẫu biết rằng loại cây này có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền, dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia không khuyến uống nước này. 

Đặc biệt không nên uống nước loại cây này hằng ngày vì loại thảo dược này có công dụng lợi tiểu và mất nước, uống nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung. Đồng thời, khi sử dụng, bạn không nên pha chung với cam thảo vì có thể gây ra những phản ứng phụ, nguy hiểm đến sức khỏe. 

Những người không nên uống  nước từ loại cây này đó là phụ nữ mang thai hoặc những mẹ sau sinh đang cho con bú, trường hợp không gặp các vấn đề về gan thì không nên uống nước này. Nếu muốn sử dụng thì hãy tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ.

Tác dụng của cây nhân trần

Một số tác dụng của chè cát mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Hỗ trợ trong điều trị viêm gan cấp: Có nghiên cứu cho biết rằng khi sử dụng loại thảo dược này trong đợt cấp viêm gan virus có thể giúp ổn định chỉ số men gan và bilirubin. Đồng thời, chúng còn giúp tăng cường khả năng thải trừ độc tố của gan, hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Lợi mật điều trị viêm túi mật: Nhân trần được biết đến với tác dụng tích cực trong việc tăng cường tiết mật. Trong thành phần nước sắc của cây, có thể tìm thấy chất 6,7-dimethoxycoumarin, có khả năng hỗ trợ mật và làm giảm trương lực cơ vòng Oddi. Nhờ vào tính chất này nên chúng có khả năng giúp cải thiện quá trình bài tiết mật, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tắc mật và giảm thiểu các triệu chứng không bình thường liên quan đến gan và mật.
  • Hạ lipid máu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chè cát cũng có tác dụng hạ mỡ máu, hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Ức chế một số loại vi khuẩn: Bao gồm vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, não mô cầu và virus cúm. Điều này giúp điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn một cách hiệu quả.
  • Trong Y học cổ truyền: Loại thảo dược này có vị đắng, cay, tính hơi hàn được dùng để hỗ trợ điều trị vàng da, Sốt nóng, tiểu tiện khó và giúp mẹ sau sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Tác dụng của cây chè cát
Tác dụng của cây chè cát (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng một số bài thuốc từ cây nhân trần để trị bệnh

Bạn có thể tham khảo những cách sử dụng bài thuốc từ cây chè cát sau để trị bệnh:

  • Viêm gan cấp tính: Dùng 30-45g hoặc dùng 18 – 24g nhân trần để sắc uống, 12g chi tỉ, 6 – 8g đại hoàng sắc uống.
  • Viêm trị mật: Dùng bồ công anh, chè  cát, uất kim mỗi loại 40g cùng với 16g nghệ vàng sắc lấy nước uống. 
  • Cholesterol máu cao: Dùng khoảng 30-40g chè cát sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày, dùng trong vòng 1 tháng.
  • Viêm gan giai đoạn di chứng: Sử dụng mạch nha, trần bì, chè nội sấy khô tán thành bột, mỗi ngày lấy khoảng 60g bột này hãm với nước sôi để khoảng 20 phút thì dùng. Uống thay trà mỗi ngày, có thể dùng liên tục 1- 2 tháng.
  • Chữ chóng mặt, say nắng, nhức đầu: Dùng khoảng 1 nắm mỗi loại hành trắng và chè nội đem sắc lấy nước uống.
  • Hạn chế viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: Lấy bồ công anh, râu ngô, chè cát sấy khô tán thành bột. Sau đó lấy khoảng 50g bột này hãm với nước sôi trong 20 phút rồi uống mỗi ngày. Không dùng loại này quá 1 tháng.

Những lưu ý khi uống nhân trần

Nếu bạn không có các bệnh hoặc nguy cơ mắc bệnh thì không nên dùng nhân trần thường xuyên, hằng ngày. Nếu bạn sử dụng loại thảo dược này thì nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả:

  • Liều lượng: Tuân thủ liều lượng được đề xuất trong hướng dẫn sử dụng hoặc từ các chuyên gia y tế. Không tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng lâu dài hơn mức khuyến nghị mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia.
  • Thời gian dùng: Uống theo đúng lịch trình và thời gian được quy định. Đối với các liệu trình dài hạn, hãy tuân thủ đều đặn và không bỏ sót.
  • Kiểm tra tác dụng phụ: Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi uống, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này để tránh tương tác không mong muốn giữa các loại thuốc.
  • Kiêng kỵ: Tìm hiểu về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng loại thảo dược này và kiêng kỵ trong trường hợp có những điều kiện sức khỏe cụ thể, như Dị ứng hoặc phản ứng tiêu cực với những thành phần của cây.
  • Nguồn gốc sản phẩm: Chọn mua chè cát ở các nguồn đáng tin cậy và đã được kiểm tra chất lượng an toàn. 
Những lưu ý khi uống nhân trần
Những lưu ý khi uống nhân trần (Nguồn: internet)

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về cây nhân trần đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều Tin tức y tế hay thì đừng quên theo dõi website của Hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc TẠI ĐÂY cũng như đặt lịch tư vấn miễn phí qua HOTLINE nhé.

Câu hỏi liên quan:

Uống nhân trần có dễ ngủ không?

Uống nhân trần có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu, và nó thường được sử dụng để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, tác động của vị thuốc này đối với giấc ngủ có thể khác nhau đối với từng người. Do đó, chưa có chứng minh nào chắc chắn rằng chè cát có thể giúp bạn dễ ngủ. 

>> Xem thêm:

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.