Tin tức y tế

Bệnh lý Celiac – Không dung nạp Gluten

01/08/2023

Gluten là tập hợp nhiều loại protein khác nhau có trong lúa mì và các loại ngũ cốc. 

Không dung nạp Gluten hay còn gọi là bệnh Celiac là khi cơ thể không thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten. Căn bệnh này do bất sản niêm  mạc ruột non khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở ruột non. 

Gluten là thành phần có nhiều trong bánh mì (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây bệnh Celiac

Bệnh Celiac là một hội chứng di truyền nên nếu một người thân trong gia đình mắc bệnh, thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Căn bệnh này sẽ bộc phát khi gặp các yếu tố:

  • Người bệnh quá căng thẳng, gặp nhiều áp lực. 
  • Nhiễm trùng đường ruột. 
  • Khi người bệnh ăn đồ ăn chứa gluten như lúa mạch, yến mạch, lúa mì,… hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và gây tổn thương cho ruột non. 
  • Một số người sau khi sinh con hoặc làm phẫu thuật cũng sẽ mắc căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh Celiac

  • Trẻ em khi mắc bệnh Celiac thường sẽ nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, phân có mùi hôi bất thường và có chấy nhầy. Về lâu dài, cơ thể trẻ kém phát triển, không tăng cân, hay quấy khóc, hoặc thậm chí xuất hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng. 
  • Ở người lớn ít khi xuất hiện các dấu hiệu về tiêu hoá mà thường là thấy sức khoẻ kém đi, thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, đau xương khớp, lo lắng,… hay mất chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. 
  • Cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng. 
  • Thiếu máu. 
  • Xương bị suy yếu hoặc có nguy cơ gãy xương do loãng xương bởi cơ thể kém hấp thu Calci và vitamin D. 
  • Xuất hiện hiện tượng viêm da, nổi các mụn nước và viêm loét niêm mạc miệng.

Điều trị bệnh Celiac

Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hoàn toàn căn bệnh không dung nạp gluten. Tuy nhiên, việc tuân thủ chế độ ăn không có gluten và thiết lập chế độ, thói quan sinh hoạt phù hợp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tiến triển và ngăn ngừa biến chứng bệnh:

  • Chế độ ăn không có gluten bao gồm các loại ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch,… Kể cả khi sức khoẻ đã ổn định thì người bệnh cũng cần tuân theo chế độ ăn riêng này. 
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn. 
  • Tái khám đúng lịch hẹn, không tự ý thêm hay loại bỏ các loại thuốc điều trị. 
  • Nếu sau 3 tuần áp dụng theo chế độ ăn uống mới mà triệu chứng không giảm hoặc bị Sốt đột ngột thì người bệnh cần đi khám ngay. 

Celiac là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và có hướng xử trí phù hợp, bởi nó có thể gây những biến chứng như tăng nguy cơ mắc Ung thư biểu mô của ruột non, ung thư hạch, mắc bệnh viêm loét ruột non,… Bởi vậy nếu có nguy cơ cao mắc bệnh hay có dấu hiệu bệnh lý, người bệnh nên gặp Bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.