Tin tức y tế

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt và phương pháp điều trị hiệu quả

29/10/2023

Mụn nhọt xuất hiện sẽ gây ra những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm trạng của bạn. Vậy nguyên nhân gây ra loại mụn này là do đâu và cách phương pháp điều trị như thế nào để dứt điểm được nhọt? Tham khảo bài viết này cùng Hoàn Mỹ để có câu trả lời. 

>>> Xem thêm:

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là một vùng da nổi lên do Viêm nang lông hoặc tăng tiết bã nhờn tại các nang lông. Đây được xem là một dạng nhiễm trùng da. Vùng da nhiễm trùng sẽ xuất hiện dịch mủ sau 4-7 ngày. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường thấy nhất là trên mặt, cổ, vai, lưng và ngực.

>>> Xem thêm: Mụn ẩn là gì? Cách trị mụn ẩn dưới da an toàn

Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là gì? (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Mụn nhọt thường xảy ra khi da bị bít tắc do bụi bẩn và dầu nhờn. Một số nguyên nhân gây ra nhọt phổ biến như:

Bí tắc lỗ chân lông

Bít tắc lỗ chân lông là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nhọt. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do tế bào da chết, bã nhờn, và bụi bẩn,…dầu không thể thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 

Viêm nang lông

Nếu thường xuyên mặc quần áo với chất liệu thô cứng, không thấm hút mồ hôi tốt,…có thể sẽ khiến lỗ chân lông bị cọ xát nhiều có thể gây đỏ ngứa. Lúc này nếu vùng da của bạn không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công và phát triển, gây viêm nang lông.

Trong trường hợp Viêm nang lông trở nên nặng nề, nang lông có thể bị viêm sưng và đỏ, gây ra cảm giác đau và không thoải mái. Khi viêm nang lông tiếp tục phát triển, có thể xuất hiện mụn nhọt hoặc mụn mủ, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng viêm.

Bệnh dày sừng nang lông

Bệnh Dày sừng nang lông dễ dàng nhận thấy ở các vùng da như mông, mặt da trước đùi, sau bắp tay,…với những lớp sừng khô ráp. Bệnh này  thường gặp ở trẻ nhỏ và sẽ giảm dần khi bé lớn. Mặc dù không gây ra tình trạng nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe, nhưng nguyên nhân này có thể gây ra sự không thoải mái và ngứa ngáy.

>>> Xem thêm: Mụn cóc: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Bệnh dày sừng nang lông
Bệnh Dày sừng nang lông cũng là nguyên nhân gây ra mụn nhọt (Nguồn: Internet)

Biến chứng do mụn nhọt gây ra

Nhọt ít gây biến chứng, nhưng có trường hợp biến thành mụn nhọt tái phát, nếu xuất hiện hơn 3 lần mỗi năm, đặc biệt ở các vùng da gấp như dưới vú, bụng, cánh tay và bẹn. Nếu tái phát, nhanh lan và lây truyền trong gia đình. 

Một biến chứng không quá phổ biến của nhọt đó là nhiễm trùng thứ phát. Nếu không điều trị đúng cách, vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ gây ra nhiễm trùng máu. Một số triệu chứng nhiễm trùng bạn cần phải lưu ý đó là: Da quanh nhọt đỏ, nóng, sưng, có cảm giác đau nhức, nhọt mới xuất hiện nhiều quanh nhọn cũ, Sốt và sưng hạch.

Lưu ý: Ngoài ra, bệnh lý viêm tuyến mồ hôi mủ có triệu chứng tương tự nhọt tái phát, nhưng nghiêm trọng hơn, gây sẹo và cần chẩn đoán sớm để tránh hậu quả nặng.

Cách điều trị mụn nhọt

Tùy vào từng tình trạng nhọt mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Đối với các nhọt nhỏ, không quá nghiêm trọng có thể chữa tại nhà, còn nếu nặng thì bạn cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. 

Khắc phục mụn nhọt tại nhà

Khi chăm sóc mụn nhọt sưng to tại nhà, hãy tránh nắn bóp hoặc kích thích mụn để nguy cơ nhiễm trùng và lây lan mụn tăng cao. Dưới đây là một số phương pháp chữa mụn nhọt sưng to nhẹ tại nhà:

  • Đắp hành tây: Allicin trong hành tây giúp hút mủ và kích thích quá trình chữa lành. Thái mỏng hành tây, đặt lên mụn khoảng 1 giờ để giúp cải thiện lưu thông máu và tái tạo da.
  • Thoa dầu thầu dầu: Axit ricinoleic trong dầu thầu dầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm vỡ mụn nhọt. Thoa dầu này trực tiếp lên nốt mụn 3 lần mỗi ngày để giúp hạn chế nhiễm trùng, dưỡng da, trị nhọt tốt hiệu quả hơn. 
  • Nước ép tỏi: Allium từ tỏi giúp đẩy mủ ra khỏi mụn và chống viêm. Pha nước ép tỏi với nước, bôi lên mụn và rửa sạch sau 5 phút. Tỏi có tính nóng, kháng viêm mạnh, nên khi áp dụng cách này thấy có cảm giác rát nhiều, châm chích thì nên dừng lại . 

Can thiệp y tế đối với mụn nhọt sưng to

Đối với tình trạng nhọt sưng to, cần có sự can thiệp y tế để tránh nhiễm trùng nặng và có những biến chứng nguy hiểm. Thông thường, đối với mụn nhọt sưng to, các bác sĩ sẽ cắt để dẫn lưu mủ ra ngoài và làm sạch vùng da bị mụn. 

Có nhiều trường hợp, các chuyên gia y tế có thể lấy dịch mủ nhọt này và xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn gây tình trạng này và điều trị đúng cách hơn. 

Sau khi thực hiện tiểu phẫu nhọt xong, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn gồm thuốc kháng sinh bôi hoặc uống và thuốc giảm đau, để tránh tình trạng đau nhức và mụn tái phát. 

>>> Xem thêm: Mụn thịt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị mụn thịt

Can thiệp y tế đối với mụn nhọt sưng to
Can thiệp y tế đối với mụn nhọt sưng to (Nguồn: Internet)

Biện pháp ngăn ngừa mụn nhọt

Bạn có thể áp dụng một vài cách làm sau để ngăn mụn nhọt xuất hiện:

  • Giữ vệ sinh da: Rửa mặt hàng ngày để loại bỏ dầu và bụi bẩn trên da, sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng và không chà xát da quá mạnh.
  • Tránh chạm vào mặt bằng tay bẩn: Tránh chạm vào mặt bằng tay bẩn hoặc đặt vật dụng không sạch lên mặt để ngăn chặn vi khuẩn từ việc lây lan lên da.
  • Sử dụng sản phẩm không gây kích ứng: Chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa hóa chất gây kích ứng như cồn hoặc các chất tẩy rửa mạnh.
  • Chọn sản phẩm trang điểm phù hợp: Nếu bạn sử dụng trang điểm, hãy chọn các sản phẩm không chứa dầu và luôn loại bỏ trang điểm hoàn toàn trước khi đi ngủ.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân đối: Ăn đủ loại thức ăn lành mạnh, tránh thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.

Đối với các mụn đã nổi lên và hạn chế lây lan cần sử dụng băng gạc sạch để đắp vết thương, vệ sinh tay sạch sẽ, mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng, không nên dùng chung cách đồ dùng cá nhân,…

Một số câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là gì?

Dấu hiệu cho thấy nhọt đã nhiễm trùng đó là xuất hiện mụn nhọt, sưng to, có cảm giác đau nhức dữ dội, đỏ và sưng tấy,…

Cách lấy cồi mụn nhọt như thế nào?

Khi mụn nhọt đã “chín” và xuất hiện cồi mụn. Bạn chỉ cần dùng tay, ấn với lực nhẹ nhàng quanh nốt mụn sẽ giúp dịch mủ và cồi mụn nổi lên. Lúc này bạn chỉ cần lấy gạt sạch lau đi là xong. Dù mụn nhọt không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng bạn cũng không nên xem thường. Hãy giữ vệ sinh và áp dụng cách điều trị hợp lý khi bị nhọt.

Hy vọng, những chia sẻ trong bài sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn cập nhật thêm những Tin tức Y tế khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY  để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.