Tin tức y tế

Công dụng của lá lốt trong điều trị bệnh

29/10/2023

Lá lốt là một loại rau có nguồn gốc từ họ hồ tiêu, thường được dùng trong chế biến nhiều món ăn Việt Nam. Loại lá này không những mang lại hương thơm đặc trưng cho các món ăn mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Bài viết của Hoàn Mỹ dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc hay từ lá lốt.

>>> Xem thêm:

Đặc điểm của cây lá lốt

Lá lốt có tên gọi khoa học là Piper lolot C, là một loại cây thuộc họ Hồ tiêu. Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, thích hợp với những môi trường thoáng mát và có nắng. Chiều cao của cây dao động từ 30 đến 40 cm. Thân cây mềm mại và có nhiều khớp nối. Lá cây có dạng hình trái tim, rộng và xòe ra hai bên. Phiến lá có từ 5-7 gân chính màu xanh và có mùi thơm đặc biệt. Hoa cây mọc thành chùm ở gốc lá, màu trắng và thường sống dai. Quả cây là quả mọng và chứa hạt bên trong. Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm và có tác dụng trong y học cổ truyền.

>>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Lá lốt có mùi thơm đặc biệt với các đặc điểm nhận dạng
Lá lốt có mùi thơm đặc biệt với các đặc điểm nhận dạng (Nguồn: Internet)

Công dụng và một số bài thuốc từ lá lốt

Đây là một loại cây có nhiều bộ phận có thể dùng để chế biến thành các bài thuốc quý, cụ thể:

Điều trị đau bụng

Lá lốt được sử dụng để giảm tình trạng đau bụng, bạn chỉ cần lấy 20g lá lốt tươi rửa sạch, rồi đun với 300ml nước đến khi cạn còn 100ml thì ngừng đun. Uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 50ml.

Điều trị ra mồ hôi chân, tay nhiều

Lá lốt có tác dụng trong việc chữa trị mồ hôi chân, tay. Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch và cắt nhỏ.  Tiếp theo, cho lá vào nồi chứa 3 bát nước và đun sôi đến khi cạn còn  khoảng 1 bát. Uống 2 lần trong ngày, mỗi lần một nửa bát. Dùng liên tục trong 1 tuần rồi cách 4 ngày mới dùng lại và tiếp tục lặp lại theo quy trình như vậy.

Điều trị mụn nhọt

Cần chuẩn bị 15g mỗi nguyên liệu: lá lốt, lá tía tô, lá ráy, cây chanh và lá chanh. Bóc vỏ cây chanh, phơi khô và nghiền nhỏ để rắc lên vết thương trên da. Các loại lá khác thì rửa sạch và nghiền nát để đắp lên những khu vực bị mụn nhọt. Nên thực hiện điều này mỗi ngày 1 lần, khoảng 3 ngày sau tình trạng sẽ được cải thiện.

>>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan

Lá lốt có thể dùng để chữa trị mụn nhọt
Lá lốt có thể dùng để chữa trị mụn nhọt (Nguồn: Internet)

Bệnh tổ đỉa

Để giải quyết vấn đề tổ đỉa trên bàn tay, có thể áp dụng phương pháp chữa trị từ cây phắc phạt. Trước hết, cần chuẩn bị khoảng 30g lá lốt, sau đó tiến hành rửa sạch. Tiếp theo, hãy giã nát phần lá này và vắt để lấy nước cốt, sau đó dùng uống trong ngày. Bạn cho khoảng 3 chén nước vào cùng với phần bã còn lại và đun sôi. Sau khi nước sôi, hãy dùng nước lá lốt để ngâm rửa khu vực da bị tổ đỉa và dùng phần bã để đắp lên vết thương. Nên thực hiện quy trình này 2 lần mỗi ngày, và sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng của mình cải thiện

Điều trị viêm nhiễm âm đạo

Những nguyên liệu cần được chuẩn bị: 50g lá lốt, 40g nghệ và 20g phèn chua. Cho các dược liệu vào nồi cùng với nước và đun trên lửa khoảng 20 phút để các hoạt chất hòa tan vào nước. Chờ nước thuốc nguội đến mức có thể chịu được rồi dùng để xông hơi và ngâm rửa vùng kín. Lưu ý không nên để quá nguội để xông bởi có thể sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh viêm âm đạo.

Điều trị viêm tinh hoàn

Chuẩn bị những dược liệu sau: 12g lá lốt, 21g sinh khương, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 6g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 12g bạch truật và 4g cam thảo. Chuẩn bị một nồi chứa 600ml nước rồi cho các nguyên liệu vào nồi và đun sôi đến khi cạn còn 200ml. Sử dụng hỗn hợp để uống nhiều lần trong ngày.

Giải cảm

Cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 20 lá lốt, 1/2 củ hành tây, 2g gừng, 5 nhánh hành hương, 1 nắm gạo, 1 tép tỏi và gia vị. Nấu một nồi cháo gạo, khi gạo chín mềm thì cho các dược liệu vào. Dùng cháo trước khi nguội và lau sạch mồ hôi.

Điều trị rắn cắn, say nấm

Những nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g lá lốt,  50g lá khế và 50g lá đậu ván trắng. Đem các dược liệu rửa sạch và nghiền nát, thêm một ít nước. Cho bệnh nhân uống hỗn hợp để duy trì đến khi được đưa đi cấp cứu.

Trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Lá lốt có tác dụng trong việc giảm đau nhức xương khớp và bạn có thể sử dụng dược liệu này để bài chế thuốc theo cách sau: Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi, sau đó nấu với 2 bát nước đến khi cạn còn lại nửa bát. Nên dùng hỗn hợp này sau khi ăn tối. Thực hiện quy trình này đều đặn trong khoảng 10 lần để giảm thiểu các triệu chứng. 

Chữa sưng đau ở đầu gối

Chuẩn bị những dược liệu sau: 20g lá lốt và 20g ngải cứu. Rửa sạch các dược liệu và nghiền nát. Sau đó, cho vào nồi chưng cùng với giấm. Lấy hỗn hợp ra để nguội rồi đắp lên chỗ đầu gối bị sưng. Làm như vậy mỗi ngày trong 10 ngày để làm giảm các triệu chứng.

>>> Xem thêm: Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng

Bầu bát giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sưng đau ở đầu gối
Bầu bát giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sưng đau ở đầu gối (Nguồn: Internet)

Chữa phù thũng do suy thận

Các nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g lá lốt, 10g cà gai leo, 10g mã đề, 10g rễ tầm gai, 10g rễ mỏ qua và 10g lá đa long. Tiếp theo, hãy cho tất cả các dược liệu vào nồi với 500ml nước và đun sôi. Khi lượng nước trong nồi giảm xuống còn 150ml thì tắt bếp. Nên uống hết lượng nước này trong ngày. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh suy thận nên thực hiện chu kỳ này một cách liên tục trong khoảng từ 3-5 ngày. 

Điều trị viêm xoang

Lá lốt còn được sử dụng trong điều trị viêm xoang. Chỉ cần lấy lá lốt tươi rửa sạch và vò nát. Sau đó, cho  vào mũi để các hoạt chất thấm vào xoang. Làm như vậy mỗi ngày để làm giảm các dấu hiệu bệnh.

Tác hại của lá lốt cần lưu ý

Lá lốt có mùi thơm và giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần xem xét những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Việc ăn quá nhiều lá lốt có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng,…
  • Không sử dụng với những người có bệnh lý về gan, dạ dày hay nhiệt miệng vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên tránh dùng  để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và tránh gây tắc sữa.
  • Những người có bệnh lý về tim mạch, Huyết áp cao hoặc thấp, tiểu đường,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước lá lốt.

>>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc

Tác hại của lá lốt
Cần lưu ý khi sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn (Nguồn: Internet) 

Một số câu hỏi thường gặp

Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?

Nước lá nốt là một loại nước uống truyền thống của người Việt Nam, được làm từ lá lốp tươi hoặc khô đem sắc với nước. Nước lá lốt có mùi thơm đặc trưng, vị cay nhẹ và có màu xanh đậm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, như:
Giúp ấm bụng, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy.
Giúp cải thiện các bệnh về xương khớp, đau nhức, tê bại.
Giúp cầm máu, kháng khuẩn, chữa các bệnh về da như tổ đỉa, mụn nhọt.
Tuy nhiên, uống nước phắc phạt cũng cần có sự điều chỉnh và phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 

Xông lá lốt có tác dụng gì?

Xông lá lốt là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đun sôi lá lốt với nước rồi để hơi nóng bay ra xông vào mặt hoặc toàn thân. Xông có những tác dụng sau: 
Giúp làm mềm da, duy trì độ ẩm và đàn hồi cho da.
Giúp giải cảm, thông mũi, họng và phổi.
Giải tỏa căng thẳng và giúp thư giãn.
Ngoài ra, xông lá lốt còn có thể giúp điều trị viêm xoang, hỗ trợ chữa viêm nhiễm vùng kín, chữa đau nhức xương khớp, trị mụn, trắng da, và hỗ trợ chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chăm sóc sức khỏe nào.

Lá lốt là một loại thảo dược quen thuộc với người Việt Nam, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách sử dụng lá lốt hợp lý và an toàn, để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.