Men gan cao là dấu hiệu rõ nhất cho thấy gan đang bị tổn thương. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan tăng cao là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Men gan cao là gì?
Men gan là các protein mà gan sản xuất ra với mục đích làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Cụ thể là phá vỡ thức ăn và chất độc, sản xuất mật và các chất có khả năng làm đông máu, chống lại các nhiễm trùng.
Lượng protein mà gan sản xuất có trong máu sẽ là dấu hiệu để biết được sức khỏe của gan có tốt hay không. Tuy nhiên, nồng độ men gan cao không phải luôn thể hiện rằng gan đang bị tổn thương hoặc mắc bệnh nguy hiểm nào đó. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nồng độ men gan tạm thời như phản ứng với thuốc hay nội tiết tố thay đổi. Mức độ men gan tăng cao vì những yếu tố này thường sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần điều trị trong 2 đến 4 tuần.
Những loại men gan phổ biến nhất hiện nay là:
- ALT: Alanin transaminase
- AST: Aspartate transaminase
- GGT: Gamma-glutamyl transferase
- ALP: Alkaline phosphatase
Trong một số trường hợp, men gan cao là dấu hiệu cảnh báo các tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm. Khi đó, các tế bào gan bị tổn thương sẽ giải phóng men gan vào máu dẫn đến mức độ cao hơn so với bình thường, gây nên tình trạng tăng men gan khi xét nghiệm máu. Vậy nên, người bệnh có thể phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm máu tại bệnh viện.
>>> Tìm hiểu thêm: Các phương pháp giải độc gan, thanh lọc cơ thể phổ biến hiện nay
Các mức độ men gan tăng cao
Theo chuyên gia y tế, có bốn chỉ số về men gan phổ biến được phân loại theo độ tuổi và giới tính. Các chỉ số bình thường là:
- ALT (hoặc GPT) dưới 35 UI/l (đối với nam) và dưới hoặc bằng 25 UI/l (đối với nữ).
- AST (hoặc GOT) dưới 35 UI/l (đối với nam) và dưới hoặc bằng 25 UI/l (đối với nữ).
- GGT nằm trong khoảng từ 5-60 UI/l.
- ALP nằm trong khoảng từ 35-115 UI/l.
Mức độ men gan tăng cao nhiều hay ít sẽ không phản ánh sự nghiêm trọng của vấn đề liên quan đến gan mà là dấu hiệu cho thấy gan có vấn đề. Vì vậy, khi kết quả xét nghiệm cho thấy men gan cao, việc bạn cần làm là đi khám bác sĩ và nhận tư vấn điều trị kịp thời.
Men gan cao nguy hiểm như thế nào?
Để biết bệnh men gan cao có nguy hiểm không cần dựa vào những chỉ số sau:
- Nếu chỉ số men gan nằm trong khoảng 40-80: Cho thấy nguy cơ viêm gan do virus, mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc bị béo phì…
- Nếu chỉ số men gan nằm trong khoảng 80-150: Cảnh báo các chức năng gan giảm, có khả năng gây ra biến chứng như xơ gan, xơ gan cổ trướng…
- Nếu chỉ số men gan nằm trong khoảng 150-200 hoặc trên 200: Có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng đến tế bào gan, dẫn đến suy gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Nếu tình trạng men gan tăng cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm gan, xơ gan… đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời, men gan cao sẽ ít gây hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân bị tăng men gan?
Tình trạng men gan cao có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:
- Nhiễm virus gây viêm gan: Viêm gan siêu vi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến men gan tăng đột ngột. Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E, xâm nhập cơ thể và gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào gan. Virus viêm gan B và C có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính, tăng nguy cơ Ung thư gan và xơ gan.
- Lạm dụng cồn: Các chất kích thích và nồng độ cồn cao có thể gây tổn thương, suy giảm các chức năng gan.
- Tác dụng phụ từ thuốc: Tự ý sử dụng hoặc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc giảm đau có thể khiến gan bị quá tải. Điều này có thể dẫn đến lá gan bị tổn thương, đặc biệt khi sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thực phẩm không an toàn có thể chứa độc tố hoặc chất bảo quản gây tổn thương gan. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, chứa chất bảo quản… khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để xử lý. Từ đó làm tăng men gan, gây viêm gan thậm chí là Ung thư gan.
- Do các bệnh lý khác: Một số bệnh như suy tim, viêm tụy, sốt rét, đái tháo đường, sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật,… ảnh hưởng quá trình chuyển hóa trong gan.
Các triệu chứng tăng men gan thường gặp
Thông thường, nếu chỉ số men gan tăng ở mức nhẹ, bệnh nhân khó nhận thấy triệu chứng rõ rệt. Nhưng nếu chỉ số này tăng gấp 5 lần thì triệu chứng sẽ rõ ràng hơn, cụ thể là:
Ngứa da
Mặc dù Ngứa da là triệu chứng phổ biến của Bệnh gan mạn tính (nguyên nhân từ men gan tăng cao), nhưng không phải người bệnh nào cũng có triệu chứng này. Do đó, cần phân biệt ngứa da do Dị ứng ở người không bị bệnh gan. Người bệnh có thể bị ngứa cánh tay hoặc ngứa toàn thân. Trong trường hợp ngứa liên tục có thể làm cản trở giấc ngủ và dẫn đến một loạt vấn đề khác.
>>> Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Rối loạn tiêu hóa
Những người mắc men gan cao thường trải qua những vấn đề về chức năng tiêu hóa, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường thấy ở những người có men gan cao có thể phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh gan. Từ đó, dẫn đến suy giảm dưỡng chất ở những người mắc bệnh xơ gan.
Vàng da
Vàng da xuất hiện khi bilirubin (một loại sắc tố màu vàng) trong máu vượt mức bình thường. Hiện tượng này được gọi là tăng bilirubin máu. Những bệnh nhân bị men gan cao và đột ngột tăng bilirubin cần phân biệt với tổn thương gan do ứ mật.
Việc xác định nguyên nhân nhanh hay chậm dựa trên bệnh sử, thăm khám sức khỏe và phân tích kết quả xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm giúp xác định liệu tình trạng vàng da có liên quan đến men gan tăng cao và các Bệnh gan khác hay không.
Phân có màu vàng nhạt
Phân màu vàng nhạt có thể liên quan đến tình trạng tăng men gan. Phân bình thường thường có màu nâu khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Gan có vai trò trong việc thải muối mật vào phân, làm cho phân có màu nâu. Nếu gan không sản xuất đủ muối mật hoặc muối mật bị tắc nghẽn và không thể thoát ra khỏi gan, màu phân có thể trở nên vàng nhạt.
Phù nề
Khi men gan tăng, chức năng gan suy giảm, quá trình loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bị gián đoạn, dẫn đến sự tích tụ không bình thường. Tình trạng này có thể dẫn đến Phù nề ở cơ thể như mắt cá chân, bàn chân, bàn tay.
Triệu chứng khác (buồn nôn, đau bụng)
Ngoài những dấu hiệu điển hình đã nêu trên, một số triệu chứng khác có thể gặp khi bị men gan tăng cao là đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn, thay đổi tâm lý, giảm ham muốn tình dục…
>>>Xem thêm:
- Đau bụng trên rốn: Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau bụng bên phải cảnh báo bệnh gì? Cách giảm đau nhanh chóng
Biến chứng nguy hiểm của bệnh men gan cao
Trong trường hợp không được kiểm soát và điều trị kịp thời, men gan cao có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Trạng thái men gan cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh xơ gan, viêm gan, thậm chí Ung thư gan.
>>> Xem thêm: Viêm gan có dẫn đến xơ gan không?
Các biểu hiện của men gan tăng cao thường khó phát hiện, đặc biệt là khi chỉ có mức tăng men nhẹ và không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, nhiều người có thể xem nhẹ tình trạng này, dẫn đến sức khỏe sa sút trầm trọng.
Cách điều trị bệnh men gan tăng cao
Để điều trị men gan cao một cách hiệu quả nhất, cần căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng và cơ chế bệnh:
- Trường hợp men gan tăng cao do viêm gan A, B, C: Cần phác đồ điều trị là thuốc kháng virus nhằm ức chế hoạt động của virus và bảo vệ gan.
- Trường hợp men gan tăng do lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Cách điều trị hiệu quả nhất là dừng uống rượu bia, hút thuốc ngay lập tức. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc bổ tăng cường chức năng gan để quá trình thải độc gan hiệu quả.
Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì người bệnh cũng cần thăm khám, xét nghiệm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Cách phòng ngừa hiện tượng men gan cao
- Không uống rượu bia hoặc uống có kiểm soát.
- Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm hoặc các vật dụng có thể tiếp xúc với máu.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tập trung vào thực phẩm có lợi cho gan.
- Đảm bảo tiêm đủ các loại vaccine phòng viêm gan virus A và B.
- Nếu người bệnh bị đái tháo đường, hãy hạn chế nạp đường.
- Cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào.
- Theo dõi, duy trì cân nặng cơ thể luôn ở mức hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên.
Nên và không nên ăn gì khi bị men gan cao?
Những loại thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng để giảm tình trạng men gan cao là:
- Nước trái cây.
- Trà xanh.
- Ngũ cốc.
- Thực phẩm chứa vitamin A, vitamin B.
Bên cạnh thực phẩm đã nêu trên, người bệnh nên tránh các thực phẩm sau:
- Đồ uống có cồn.
- Đồ cay nóng.
- Đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm nhiều đường.
Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ? Điều trị men gan cao ở đâu tốt?
Khi xuất hiện bất kỳ một trong những triệu chứng đã kể trên, người bệnh nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và bắt đầu điều trị kịp thời.
Hiện nay, hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc đã trở thành điểm đáng tin cậy trong việc điều trị men gan cao, nhờ những ưu điểm vượt trội như:
- Sử dụng các thiết bị hiện đại giúp phát hiện bệnh sớm, xác định chính xác mức độ và tình trạng bệnh.
- Áp dụng phác đồ điều trị phù hợp khi men gan cao gây ra biến chứng hoặc kết hợp với điều trị các bệnh lý khác như béo phì, tiểu đường.
- Quy trình nhanh chóng, thuận tiện, giúp giảm thời gian người bệnh chờ đợi.
- Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ từng bước cho bệnh nhân.
- Không gian bệnh viện sạch sẽ và thoáng đãng, ghế chờ êm ái.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn xuất sắc, giàu kinh nghiệm về khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh về gan.
Bạn có thể đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả thông tin về bệnh men gan cao, nguyên nhân gây ra và những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, việc tìm đến các cơ sở y tế uy tín và có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này là điều quan trọng để người bệnh được chăm sóc tốt nhất. Và đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật Tin tức y tế hữu ích khác!
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.