Tin tức y tế

Loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

21/11/2023

Thực tế, đôi mắt mỗi người thường có sự khác biệt về mức độ nhìn. Trạng thái lý tưởng là giác mạc mắt có hình dạng tròn, giúp ánh sáng chiếu vào mắt và bị uốn cong đều đặn để giúp nhìn rõ ràng. Nếu như mắt không có hình dạng đều thì ánh sáng chiếu vào mắt bị lệch và không phân bố đều, gây nhiều bệnh lý về mắt, điển hình như loạn thị. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp giải đáp loạn thị là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Loạn thị là gì?

Loạn thị hay hội chứng Astigmatism là một tật ở mắt thường gặp, xuất phát từ sự biến dạng của giác mạc, dẫn đến việc ánh sáng không tập trung vào một điểm duy nhất trên võng mạc. Thay vì tạo ra hình ảnh rõ ràng, ánh sáng sẽ bị khuếch tán và tạo nên hình ảnh méo mó và bị nhòe.

Loạn thị thường có hai dạng chính là:

  • Loạn thị giác mạc: Liên quan đến giác mạc mắt bị lệch.
  • Loạn thị thấu kính: Có liên quan đến ống kính của mắt bị lệch.
Mắt bị loạn thị
Mắt bị loạn thị (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của loạn thị

Thông thường, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu chung của tình trạng mắt bị loạn thị là:

  • Hình ảnh quan sát được bị nhoè đi và biến dạng, trông méo mó dù vật thể nằm ở khoảng cách gần hoặc xa.
  • Mắt mệt mỏi kéo dài.
  • Đau đầu khi người bệnh tập trung nhìn.
  • Khó khăn trong việc nhìn vào ban đêm hoặc không gian tối.

Nguyên nhân gây ra loạn thị

Lý do gây ra tình trạng mắt bị loạn thị thường không được xác định rõ ràng. Vậy một số nguyên nhân phổ biến gây loạn thị là gì? 

  • Xảy ra sau chấn thương mắt, các bệnh lý về mắt, hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật mắt.
  • Người bệnh sở hữu giác mạc hình nón (keratoconus), khiến giác mạc trở nên mỏng và có hình dạng như một chiếc nón, gây ra bệnh loạn thị.

Người bệnh cần lưu ý rằng vấn đề loạn thị không phải lúc nào cũng xảy ra khi đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ngồi quá gần màn hình TV.

>>> Xem thêm: Viêm kết mạc mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Nguyên nhân gây ra loạn thị
Giác mạc bị biến dạng bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị (Nguồn: Internet)

Chẩn đoán loạn thị ở mắt

Triệu chứng của loạn thị thường phát triển dần dần, nên tìm đến bác sĩ khi cảm nhận sự thay đổi hoặc hạn chế trong tầm nhìn. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ thị lực bằng cách thực hiện kiểm tra thị lực và dùng các thiết bị khác để đo lường tầm nhìn, bao gồm:

  • Phoropter: Nhìn qua các ống kính khác nhau để xác định tầm nhìn rõ ràng nhất.
  • Keratometer/topographer: Sử dụng ánh sáng để đo đường cong của giác mạc.
  • Autorefractor: Chiếu ánh sáng vào mắt và đo xem sự thay đổi như thế nào trên màn hình, giúp bác sĩ xác định loại kính mắt phù hợp nhất cho người bệnh.
Chẩn đoán tật loạn thị
Chẩn đoán loạn thị ở mắt giúp xác định chính xác độ loạn của người bệnh (Nguồn: Internet)

Cách đọc toa kính mắt cho người loạn thị

Khi tiến hành đo mắt để xác định độ loạn thì người bệnh sẽ thường thấy một số chữ cái và con số trên đơn kính mắt, bao gồm OD – mắt phải, OS – mắt trái, OU – cả hai mắt. 

Các con số này thường được đo bằng đơn vị đo công suất quang là diopters, có ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Số đầu tiên là hiệu chỉnh hình cầu: Dấu trừ cho biết người bệnh bị cận thị, dấu cộng cho biết bị viễn thị. Số lớn hơn đề cập đến mức độ mờ của tầm nhìn.
  • Số thứ hai là hiệu chỉnh hình trụ: Chỉ ra mức độ loạn thị.
  • Số thứ ba là trục: Biểu thị vị trí của loạn thị trên giác mạc.

Ví dụ: một đơn kính có kết quả “OD -1.00 x -2.00 x 155” có nghĩa là mắt phải của bạn có cận thị 1 diopter và loạn thị 2 diopters ở vị trí 155 độ trên giác mạc.

Điều trị loạn thị

Tùy theo mức độ loạn thị khác nhau mà bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh:

Đeo kính mắt hoặc kính áp tròng

Sử dụng kính mắt, kính áp tròng hiện là biện pháp phổ biến nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng loạn thị. Kính loạn thị thường được thiết kế với hình dạng cầu, giúp tia sáng tụ lại tại một điểm duy nhất, cải thiện khả năng nhìn xa hoặc gần tùy thuộc vào các vấn đề thị lực bạn đang mắc phải.

>>> Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Đeo kính mắt hoặc kính áp tròng
Người bị loạn thị có thể sử dụng kính mắt, kính áp tròng phù hợp để cải thiện thị lực (Nguồn: Internet)

Kính Ortho – K

Kính Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng dành cho những người mắc loạn thị nặng, được thiết kế để điều chỉnh và định hình giác mạc trong thời gian ngủ, trước khi quyết định phẫu thuật. Loại kính này chỉ cần đeo vào ban đêm, nhưng quan trọng là không nên tháo chúng khỏi mắt quá lâu để tránh giác mạc bị biến dạng như cũ.

Phẫu thuật mắt

Nếu bệnh loạn thị quá nặng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khúc xạ để điều chỉnh hình dạng giác mạc, gồm hai phương pháp chính là LASIK và PRK. Trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về tình trạng loạn thị hiện tại và bác sĩ cũng sẽ thông báo các rủi ro có thể xảy ra để bệnh nhân cân nhắc kỹ lưỡng.

Biện pháp phòng tật loạn thị

Để phòng mắt bị loạn thị cũng như ngăn ngừa tật loạn thị tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Thăm khám mắt định kỳ để kiểm tra tình trạng và sức khỏe mắt, đồng thời quan sát dấu hiệu bất thường của mắt để kịp thời phát hiện.
  • Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, Lutein, Zeaxanthin, kẽm, Omega-3, giúp tăng sức đề kháng cho mắt, củng cố cấu trúc giác mạc và điểm vàng.
  • Duy trì một lối sống khoa học, không sử dụng các chất kích thích và caffein, hạn chế việc đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc quá lâu.
  • Thực hiện các bài tập rèn luyện cho mắt, để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh, sử dụng nước mắt nhân tạo theo chỉ định của bác sĩ để làm dịu các triệu chứng.

>>> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả

Biện pháp phòng bệnh
Khám mắt định kỳ giúp phòng ngừa loạn thị tiến triển nặng (Nguồn: Internet)

Trường hợp loạn thị ở trẻ em

Loạn thị có thể xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ, thậm chí từ khi mới sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thường tự điều chỉnh và biến mất trước khi trẻ đủ 1 tuổi. Để đảm bảo thị lực của bé khỏe mạnh, bố mẹ nên đưa trẻ kiểm tra mắt định kỳ từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Trong giai đoạn này, các bé còn quá nhỏ để tự nhận biết dấu hiệu bất thường về thị lực. Hơn nữa, nếu tình trạng tiến triển loạn thị nặng, khả năng học tập và phát triển của bé sẽ bị hạn chế, phụ huynh nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe mắt của trẻ kỹ lưỡng.

>>> Xem thêm: Cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả, nhanh khỏi nhất

Trường hợp loạn thị ở trẻ em
Loạn thị ở trẻ em thường khó phát hiện vì bé không thể tự nhận biết tình trạng sức khỏe mắt (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Loạn thị tự khỏi không? 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, loạn thị là một tình trạng mắt không thể tự khỏi hoặc giảm nhẹ theo thời gian nếu không được điều trị một cách khoa học và chính xác. Do đó, người bị loạn thị nên tìm gặp bác sĩ khoa mắt để được tư vấn và chỉ định lộ trình điều trị hợp lý.

Loạn thị bao nhiêu là nặng? 

Loạn thị có thể được phân chia thành các loại dựa trên mức độ nghiêm trọng:
Loạn thị nhẹ: Dưới 1.00 diop.
Loạn thị vừa: Từ 1.00 – 2.00 diop.
Loạn thị nặng: Từ 2.00 – 3.00 diop.
Loạn thị rất nặng: Hơn 3.00 diop.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây tình trạng đau mắt, triệu chứng phổ biến và cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.