Chỉ số HBsAg là giá trị được sử dụng để chẩn đoán và tiên lượng hiệu quả điều trị với những người bị viêm gan B. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan. Do đó, việc hiểu biết và xác định đúng chỉ số HBsAg sẽ giúp bạn ngăn ngừa và có cách phòng tránh bệnh viêm gan B. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay chỉ số HBsAg là gì? Bao nhiêu là nguy hiểm?
>>> Xem thêm:
- Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?
Xét nghiệm HBsAg là gì?
HBsAg là gì? Là một loại protein xuất hiện trong máu khi người bệnh bị nhiễm viêm gan B. Đây là cụm từ viết tắt của Hepatitis B surface antigen. Kháng nguyên HBsAg sẽ xuất hiện trong máu của người bệnh từ 1-8 tuần sau khi tiếp xúc với virus viêm gan B. Xét nghiệm HBsAg sẽ có 2 trường hợp:
- Xét nghiệm định tính nhằm xác định xem bệnh nhân có bị viêm gan B không.
- Xét nghiệm định lượng để đo lường nồng độ của kháng nguyên trong cơ thể của người bệnh.
>>> Xem thêm: Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Cấu tạo và chức năng gan
Ý nghĩa của việc xét nghiệm HBsAg
Xét nghiệm HBsAg sẽ không xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm gan B. Thông thường, việc xét nghiệm chỉ để bác sĩ chẩn đoán được người bệnh có khả năng bị nhiễm bệnh hay không.
Xét nghiệm HBsAg dương tính
Khi xét nghiệm cho ra kết quả dương tính thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Sau 6 tháng, người bệnh có thể xét nghiệm lại, nếu kết quả xét nghiệm HBsAg là âm tính, có khả năng cao người bệnh đã không còn nhiễm viêm gan B. Để xác định liệu cơ thể có kháng thể hay không, cần thực hiện xét nghiệm Anti HBs.
- Trong trường hợp HBsAg vẫn dương tính sau 6 tháng, có thể đó là nhiễm viêm gan B mạn tính. Trong tình huống này, cần nên thực hiện các biện pháp điều trị lâu dài để ngăn chặn các tổn thương gan và hạn chế rủi ro của các biến chứng.
Xét nghiệm HBsAg âm tính
Kết quả xét nghiệm âm tính thường là không có phản ứng và không tìm thấy kháng nguyên bề mặt viêm gan B trong máu. Tức là người bệnh không bị bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, để đảm bảo hạn chế tốt đa việc bị virus này tấn công trong tương lai, nên thực hiện tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Các phương pháp giải độc gan, thanh lọc cơ thể phổ biến hiện nay
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm HBsAg
Theo các chuyên gia, hầu hết những bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính thường có kết quả xét nghiệm dương tính với chỉ số HBsAg. Sau một khoảng thời gian, HBsAg có thể biến mất và anti-HBs sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm. Tuy nhiên, khoảng 10%-15% trường hợp chuyển sang giai đoạn mãn tính và tồn tại nguy cơ cao về gan, viêm gan mạn tính và Ung thư gan.
Thực tế, không phải tất cả bệnh nhân đều hiểu đúng ý nghĩa của chỉ số HBsAg và biết ngưỡng HBsAg dương tính hay âm tính. Dưới đây là cách giải thích về chỉ số HBsAg mà người bệnh có thể áp dụng để đọc kết quả xét nghiệm viêm gan B:
- Nếu HBsAg > 1.0S/CO: Kết quả là HBsAg dương tính.
- Nếu HBsAg < 1.0S/CO: Kết quả là HBsAg âm tính.
Số S/CO là chỉ số quan trọng để phân biệt giữa HBsAg âm tính và dương tính. S/CO viết tắt của Sample/Cut Off, là giá trị của mẫu thử so với ngưỡng giới hạn cho phép. Khi tỷ lệ này có giá trị >1, điều này chỉ ra kết quả dương tính; ngược lại, khi tỉ lệ có giá trị <1, cho thấy kết quả là âm tính.
Trong trường hợp chỉ số HBsAg là bình thường, tức là người đó chưa từng bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm cũng cho thấy âm tính với kháng thể bề mặt HBsAg, người bệnh nên cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B để tăng cường sức đề kháng.
>>> Xem thêm: Suy thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Nên làm gì khi nhận được kết quả dương tính HBsAg?
Tuy có thể sử dụng chỉ số HBsAg để xác định có nhiễm virus viêm gan B hay không, nhưng để đánh giá rõ hơn về tình trạng hoạt động của virus, mức độ lây lan, cần thêm các xét nghiệm như HBeAg, đếm tải lượng HBV DNA, siêu âm, và đánh giá chức năng gan. Quá trình này giúp bác sĩ đánh giá toàn diện về mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân, từ đó đề xuất biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, ngoài việc tuân thủ điều trị y khoa, bệnh nhân cũng cần thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ quá trình phục hồi gan một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ trị viêm gan B:
- Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và không tự ý thay đổi đổi liều lượng mà không chưa có sự đồng ý và được hướng dẫn từ bác sĩ.
- Nhận thức về mối nguy hiểm của viêm gan B: Hiểu rõ về cách virus viêm gan B lây nhiễm, từ mẹ sang con, qua đường quan hệ tình dục và máu. Nếu một người trong gia đình bị nhiễm virus viêm gan B, các thành viên còn lại cần xét nghiệm để ngăn chặn sự lây nhiễm.
- Thay đổi lối sinh hoạt và chế độ ăn uống: Áp dụng chế độ ăn giảm cân, giảm tinh bột, đồ cay nóng, dầu mỡ, từ bỏ rượu bia, đồ uống có gas, chứa cồn, cà phê và các chất kích thích. Tăng cường uống nước lọc, ăn rau củ, trái cây bổ sung các vitamin A, vitamin C,… cho cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động và tập thể dục thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ, kết hợp với đi bộ, yoga, thiền và chế độ ăn uống lành mạnh.
Một số câu hỏi thường gặp
Chỉ số HBsAg >1 tức là vượt mức bình thường. Đây là tín hiệu nguy hiểm mà người bệnh cần kiểm soát và tìm hiểu cách điều trị phù hợp.
Ở bệnh nhân viêm gan B mạn HBeAg âm tính, sự kết hợp của mức độ HBsAg <1000 IU/mL và HBV DNA <2000 IU/mL có thể được xem như tiêu chuẩn xác định nguy cơ tối thiểu của Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Hiểu về HBsAg là gì sẽ giúp người bệnh có được biện pháp phòng ngừa viêm gan B một cách hiệu quả. Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg là dương tính, người bệnh cần nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh và tích cực thực hiện các biện pháp kiểm tra và điều trị đúng hướng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, để cập nhật thêm các kiến thức mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.