Glucosamine là sản phẩm được biết đến nhiều với công dụng điều trị viêm khớp gối và thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chắc hẳn không ít người có thắc mắc rằng liệu nên sử dụng glucosamine hàng ngày hay không. Hãy cùng Hoàn Mỹ khám phá bài viết này để giải đáp các vấn đề liên quan đến thuốc này trong bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Tips bổ sung canxi cho cơ thể chỉ với 8 loại thực phẩm dưới đây. Liệu bạn đã biết?
- Metronidazol: Tác dụng, liều dùng thuốc Mg và lưu ý sử dụng
- Enterogermina: Tác dụng, liều dùng, cách uống đúng
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một loại đường amino đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sụn khớp. Nó có thể được mô tả giống như những “viên gạch” trong cơ thể, hỗ trợ trong việc hình thành tế bào và cấu tạo sụn khớp.
Glucosamine có nguồn gốc từ xương động vật, vỏ sò và nấm. Thông thường, hợp chất này được sử dụng để điều trị và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến khớp, trong đó có viêm xương khớp. Người dùng có thể sử dụng glucosamine qua đường uống hoặc bôi ngoài da tại chỗ dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ.
>> Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây: Lợi ích, giá cả, lưu ý sử dụng

Công dụng của glucosamine
Glucosamine mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho xương khớp, cụ thể:
- Hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh: Glucosamine được tổng hợp tự nhiên bởi cơ thể và chủ yếu tham gia vào phát triển các sụn khớp bao phủ các đầu xương, cho phép xương di chuyển một cách thoải mái và giảm ma sát trong quá trình chuyển động. Một nghiên cứu nhỏ trên 41 người tham gia đi xe đạp đã chỉ ra rằng việc bổ sung glucosamine 3 gam mỗi ngày có khả năng giảm sự thoái hóa collagen ở khớp gối lên tới 27%, so với chỉ 8% ở nhóm không sử dụng. Nhiều nghiên cứu liên quan đến glucosamin thường kết hợp với chondroitin – một hợp chất tương tự có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và duy trì sự khỏe mạnh của sụn.
- Giúp giảm cơn đau trong các trường hợp viêm khớp: Khi bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp sụn thường yếu đi và lượng chất dịch tại khớp giảm. Điều này khiến khớp ma sát nhiều hơn, làm cứng khớp và tăng cảm giác đau. Việc bổ sung glucosamine có thể cải thiện sức mạnh của sụn và chất lỏng bao phủ khớp, ngăn chặn quá trình phân hủy và giúp làm suy giảm các cơn đau trong trường hợp viêm khớp, nhất là vấn đề thoái hóa khớp gối.
- Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương: Việc bổ sung glucosamine cũng có thể giúp duy trì sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là sau mãn kinh. Glucosamine có khả năng giảm sự suy yếu của xương bằng cách tăng cường sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu sơ bộ trên chuột bị loãng xương đã cho thấy tiềm năng của việc bổ sung glucosamine trong nâng cao sức khỏe của xương.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm (TMJ): Một nghiên cứu thuộc Thư viện Y học Quốc gia (NIH) cho thấy việc sử dụng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm và tăng khả năng vận động của hàm.
- Bệnh đa xơ cứng: Theo một Nghiên cứu Thần Kinh đánh giá Glucosamine có khả năng điều trị bệnh đa xơ cứng không tái phát. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, 63,0% bệnh nhân dùng glucosamine sulfate không bị tái phát so với 54,9% ở những người dùng giả dược.

>> Xem thêm: Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
Liều dùng và cách sử dụng thuốc glucosamine
Liều dùng Glucosamine thông thường là 1.500 mg/ngày, trong một khoảng thời gian cụ thể theo chỉ định của bác sĩ. Để sử dụng thuốc glucosamine một cách hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng được chỉ định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hiệu quả điều trị, việc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết.
Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể cho liều dùng và thời gian sử dụng glucosamine phù hợp với từng trường hợp bệnh. Điều quan trọng là người bệnh không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng glucosamine cao hơn mức được bác sĩ khuyến nghị.
Tác dụng phụ của glucosamine là gì?
Glucosamine được sử dụng đúng liều lượng thường an toàn và không sản sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng cho hầu hết người dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu, sử dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Buồn ngủ.
- Đau đầu.
- Táo bón.
- Dị ứng.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Ợ nóng.
Bạn nên tránh sử dụng glucosamine cùng lúc với thuốc giảm đau efferalgan hoặc thuốc điều trị tăng lipid vì glucosamine có thể làm tăng hấp thụ tetracylin ở dạ dày-đường ruột làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.
Đáng lưu ý là glucosamine có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, dù rằng nguy cơ này là khá thấp. Do đó, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine để được tư vấn thích hợp.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên dùng glucosamin do chưa có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả.

Có nên uống Glucosamine mỗi ngày không?
Việc sử dụng Glucosamine hàng ngày là một lựa chọn hữu ích cho những người mắc bệnh viêm khớp gối và thoái hóa khớp, giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ trong quá trình điều trị. Glucosamine được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là có khả năng tăng cường cấu trúc khớp một cách bền vững và duy trì sự linh hoạt của khớp.
Tuy nhiên, hiệu quả của Glucosamine phụ thuộc vào việc sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, việc uống loại thuốc này hàng ngày cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên tình trạng sức khỏe và độ tuổi của từng người.
>> Xem thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? Có nên uống nước dừa mỗi ngày không?
Nên uống Glucosamine trước hay sau ăn?
Để giảm khả năng gây ra cảm giác khó chịu trong dạ dày, bác sĩ khuyến nghị nên uống Glucosamine cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn. Như vậy, việc bổ sung loại thuốc này sẽ được phân tán trong môi trường dạ dày có chất lỏng và thức ăn, giúp giảm bớt khả năng gặp các triệu chứng không thoải mái.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã thêm nhiều thông tin hữu ích về Glucosamine. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế và tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng. Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về y học, bạn có thể truy cập trang Tin tức y tế nhé.
Câu hỏi liên quan:
Việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài và lạm dụng có thể gây tổn hại đến chức năng gan và thận. Mức bổ sung an toàn của thuốc chưa được xác định cụ thể do sự khác biệt về liều lượng và thành phần giữa các loại.
Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác về việc liệu sử dụng loại thuốc này có gây hại cho thận hay không. Do đó, đối với những người mắc bệnh thận hoặc có sức khỏe yếu, cần thận trọng hơn khi dùng glucosamine. Nếu đang sử dụng thuốc này, người bệnh nên theo dõi chức năng thận để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
Dù cho loại thuốc này mang lại những công dụng tuyệt vời nhưng việc bổ sung những chế phẩm chứa Glucosamine cần được xem xét cẩn thận bởi những dữ liệu nghiên cứu lớn, dài hạn và nhất quán về lợi ích và sự an toàn của hợp chất này chưa được đầy đủ. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng và cần được lưu tâm khi nhìn vào tình trạng mua bán và sử dụng rộng rãi các loại thuốc này trong cộng đồng.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.