Tin tức y tế

Glucosamine là gì? Công dụng và cách sử dụng

04/07/2023

Glucosamine là sản phẩm được biết đến nhiều với công dụng điều trị viêm khớp gối và thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chắc hẳn không ít người có thắc mắc rằng liệu nên sử dụng glucosamine hàng ngày hay không. Hãy cùng Hoàn Mỹ khám phá bài viết này để giải đáp các vấn đề liên quan đến thuốc này trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn – mô cứng giúp đệm khớp. Ở dạng bổ sung, glucosamine có trong động vật có vỏ, nấm, xương động vật. Các dạng glucosamine: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Những chất bổ sung này không được coi là có thể hoán đổi cho nhau.

Người ta sử dụng glucosamine sulfate bằng đường uống để điều trị để điều trị, ngăn ngừa các rối loạn khớp như viêm xương khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, hình thành tế bào và cấu tạo của sụn khớp.

Các công ty dược phẩm sẽ tạo thuốc Glucosamine dưới dạng đường uống (viên) hoặc bôi ngoài da (kem bôi hoặc thuốc mỡ).

>> Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây: Lợi ích, giá cả, lưu ý sử dụng

Glucosamine là một loại đường amino hỗ trợ xây dựng và duy trì sụn khớp
Glucosamine là một chất tự nhiên, một loại đường amino đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sụn khớp (Nguồn: Internet)

Công dụng của glucosamine

  • Giảm đau khớp

Glucosamine có tác dụng giảm đau khớp, đặc biệt là ở những người bị viêm xương khớp. Các chất bổ sung glucosamine và chondroitin kết hợp tạo một hợp chất liên quan cũng được tìm thấy trong sụn, đã được chứng minh là có hiệu quả tương đương với các loại thuốc điều trị viêm xương khớp như celecoxib. Đối với những người không phản ứng tốt với thuốc chống viêm không steroid như celecoxib, bổ sung glucosamine là cách an toàn và hiệu quả để giảm triệu chứng viêm khớp.

  • Giảm viêm

Glucosamine và chondroitin bổ sung cũng giúp giảm viêm mãn tính liên quan đến bệnh tim, tiểu đường và viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thường xuyên các chất bổ sung này sẽ giúp giảm mức độ viêm tốt.

  • Cải thiện sự chắc khỏe của xương

Bổ sung glucosamine giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh loãng xương của người lớn tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh.

Một nghiên cứu thuộc Thư viện Y học Quốc gia (NIH) cho thấy việc sử dụng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm và tăng khả năng vận động của hàm.

  • Bệnh đa xơ cứng:

Theo một Nghiên cứu Thần Kinh đánh giá Glucosamine có khả năng điều trị bệnh đa xơ cứng không tái phát. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, 63,0% bệnh nhân dùng dạng sulfate không bị tái phát so với 54,9% ở những người dùng giả dược.

Glucosamine hỗ trợ điều trị tình trạng thoái hóa xương khớp
Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm:

Liều dùng và cách sử dụng thuốc glucosamine

Glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride dành cho người lớn với liều 1500 mg qua đường uống mỗi ngày và trong tối đa 3 năm. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất vềl liều lượng cho cơ thể (tình trạng cụ thể) của bạn.

Lưu ý quan trọng, glucosamine được sử dụng trong thực phẩm bổ sung thường có nguồn gốc từ vỏ động vật có vỏ. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng chất bố sung này nếu như bạn bị dj ứng với xac nguồn gốc trên. 

Ngoài ra, một số sản phẩm glucosamine không được dán nhãn chính xác. Trong một số trường hợp, lượng glucosamine thực tế có trong sản phẩm dao động từ 0 đến hơn 100% lượng ghi trên nhãn sản phẩm. Hoặc một số sản phẩm có chứa glucosamine hydrochloride khi glucosamine sulfate được liệt kê trên nhãn. Do đó, bạn không nên tự ý mua các sản phẩm ở ngoài tiệm thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh được việc sử dụng sai loại thuốc, gây tác dụng phụ và ảnh hưởng sức khỏe.

Tác dụng phụ của glucosamine

Mặc dù glucosamine mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể cải thiện chức năng tổng thể của cơ thể bạn, nhưng việc sử dụng thực phẩm bổ sung vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Trong đó, một số tác dụng phụ thừng gặp như đau bụng, chướng bụng hoặc mất ngủ ở dạng nhẹ. Nặng hơn sẽ có một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Cơ thể Dị ứng với nguồn gốc tổng hợp từ xương động vật, vỏ sò

Nếu bạn bị dị ứng với các nguồn gốc trên, hãy cẩn thận khi chọn thực phẩm bổ sung glucosamine và kiểm tra nguồn gốc của hợp chất trước khi dùng. Hãy tìm những thực phẩm bổ sung thực vật như nấm vì chúng không chứa động vật.

  • Có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung glucosamine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng kháng insulin. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm những chất bổ sung này vào thói quen hàng ngày.

  • Ảnh hưởng đến chức năng gan

Trong một số nghiên cứu điển hình, những người dùng chất bổ sung có chứa glucosamine đã bị tổn thương gan đáng kể. Tuy nhiên, những chất bổ sung này có chứa một số hoạt chất khác và không có sẵn lượng glucosamine cụ thể trong chất bổ sung. Các chất bổ sung chỉ chứa glucosamine hoặc glucosamine kết chondroitin không liên quan đến những vấn đề này.

Các biện pháp phòng ngừa và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng glucosamine

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Hiện nay chưa có khoa học nào chứng mình việc sử dụng glucosamine có ảnh hưởng đến đối tượng này không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn không nên sử dụng glucosamine.

Hen suyễn: Glucosamine có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn. Do đó, những người mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi dùng các sản phẩm có chứa chất này.

Bệnh tiểu đường: Đã từng có một số lo ngại rằng glucosamine có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy chất này không làm tăng lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường mà do các hợp chất khác nằm trong thuốc glucosamine gây ra tăng lượng đường trong máu.

Bệnh tăng nhãn áp: Glucosamine có thể làm tăng áp lực bên trong mắt và có thể làm bệnh tăng nhãn áp trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

Cholesterol cao: Đã từng có một số lo ngại rằng glucosamine có thể làm tăng mức Cholesterol nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy chúng dường như không làm tăng mức cholesterol.

Huyết áp cao: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy glucosamine dường như không làm tăng huyết áp.

Dị ứng với động vật có vỏ: Glucosamine được sản xuất từ ​​vỏ tôm, tôm hùm và cua. Nếu bạn bị Dị ứng với động vật có vỏ, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

Không sử dụng glucosamine cùng lúc với: thuốc giảm đau có chứa paracetamol như efferalgan hoặc thuốc điều trị tăng lipid vì glucosamine có thể làm tăng hấp thụ tetracylin ở dạ dày và đường ruột làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.

Tác dụng phụ của thuốc là rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy
Glucosamine cũng có khả năng gây ra một số tác dụng phụ (Nguồn: Internet)

Có nên uống Glucosamine mỗi ngày không?

Việc sử dụng Glucosamine hàng ngày là một lựa chọn hữu ích cho những người mắc bệnh viêm khớp gối và thoái hóa khớp, giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên, hiệu quả của Glucosamine phụ thuộc vào việc sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, việc uống loại thuốc này hàng ngày cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên tình trạng sức khỏe và độ tuổi của từng người.

>> Xem thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? Có nên uống nước dừa mỗi ngày không?

Nên uống Glucosamine trước hay sau ăn?

Để giảm khả năng gây ra cảm giác khó chịu trong dạ dày, bác sĩ khuyến nghị nên uống Glucosamine cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn. Thuốc sẽ phân tán trong môi trường dạ dày có chất lỏng và thức ăn, giúp giảm bớt khả năng gặp các triệu chứng không thoải mái.

Glucosamine được khuyến nghị uống trong hoặc sau bữa ăn
Glucosamine được khuyến nghị uống trong hoặc sau bữa ăn (Nguồn: Internet)

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã thêm nhiều thông tin hữu ích về Glucosamine. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế và tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng. Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về y học, bạn có thể truy cập trang Tin tức y tế nhé.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.