Giãn tĩnh mạch là một vấn đề sức khỏe phổ biến liên quan đến hệ thống tĩnh mạch của cơ thể. Giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cùng với các phương pháp điều trị bệnh này hiệu quả.
>> Xem thêm:
- Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi?
- Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là tình trạng thường xảy ra khi máu trào ngược trong các tĩnh mạch, gây ra giãn tĩnh mạch với các kích thước và vị trí khác nhau. Cụ thể, căn bệnh này thể hiện ở dạng tĩnh mạch đường kính lớn (lớn hơn 3mm), tĩnh mạch hình lưới (trong khoảng 1-3 mm), hoặc tĩnh mạch mạng nhện (ít hơn 1mm).
Có hai loại tĩnh mạch: Tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
- Tĩnh mạch nông liên quan đến các tĩnh mạch nằm gần bề mặt da và thường có thể điều trị bằng phẫu thuật.
- Trong khi đó, tĩnh mạch sâu liên quan đến các tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể và thường khó điều trị hơn. Tình trạng bệnh có thể từ nhẹ, gây khó chịu hoặc vấn đề thẩm mỹ đến nặng, gây phù chân và loét.
>> Xem thêm: Phẫu thuật thay khớp gối: Quy trình, kỹ thuật và chi phí thực hiện
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Suy giảm tĩnh mạch chân có nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân suy tĩnh mạch chân phổ biến như sau:
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân nào đã mắc giãn tĩnh mạch, bạn có nguy cơ cao hơn để phát triển tình trạng này.
- Tuổi tác: Giãn tĩnh mạch chân thường xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi do sự tổn thương và suy yếu của các mạch máu.
- Giới tính: Thông thường, nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy tĩnh mạch cao hơn nam giới. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ, tuổi dậy thì, mang thai và chu kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Tình trạng tĩnh mạch: Nếu bạn đã mắc bất kỳ vấn đề tĩnh mạch như: Suy tĩnh mạch, tụ máu tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch, thì bạn có nguy cơ bị suy tĩnh mạch cao hơn
- Thiếu vận động và béo phì: Việc ngồi hoặc đứng lâu dài có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch chân, góp phần làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, béo phì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và gây ra suy tĩnh mạch
- Bệnh lý khác: Các tình trạng khác như bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc viêm nhiễm cũng có thể là nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân.
>> Xem thêm: Viêm quanh khớp vai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch
Một vài dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch phổ biến như sau:
- Đau và đau nhức ở chân: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của suy tĩnh mạch. Đau thường xuất hiện sau khi bạn đã đứng hoặc ngồi lâu. Tình trạng này thường sẽ giảm sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc nâng chân lên.
- Sưng chân: Chân bị sưng, đặc biệt ở vùng bắp chân hoặc mắt cá.
- Mỏi chân: Cảm giác mỏi mệt và căng cơ ở chân là một triệu chứng thường gặp.
- Ngứa và rát: Ngứa hoặc cảm giác rát ở chân cũng có thể xuất hiện.
- Đổi màu da: Da chân có thể thay đổi màu sắc, trở nên xám xịt hoặc mờ đi.
- Tĩnh mạch to và biến dạng: Các tĩnh mạch ở chân có thể trở nên to và biến dạng, thường xuất hiện dưới da dưới dạng đường nét lồi lõm.
- Tĩnh mạch bị viêm: Nếu tĩnh mạch bị viêm, bạn có thể cảm nhận sự ấn đau và sưng tại vùng viêm.
- Vết thâm và tổn thương da: Trong các trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra tổn thương da, bao gồm vết loét hoặc viêm da dấu hiệu mắc bệnh viêm tĩnh mạch nặng.
>> Xem thêm: Sốc phản vệ là gì và xảy ra khi nào? Nguyên nhân, cách điều trị
Cách điều trị giãn tĩnh mạch theo y học hiện đại
Một vài cách điều trị suy tĩnh mạch theo y học hiện đại mà bạn có thể tham khảo như:
Liệu pháp xơ hóa
Liệu pháp xơ hóa là phương pháp không phẫu thuật để điều trị các tĩnh mạch nhỏ bị giãn. Bác sĩ sẽ dùng dung dịch sclerosant để tiêm vào tĩnh mạch nhầm kết liên và loại bỏ tĩnh mạch đó. Đây là một phương pháp hiệu quả và ít gây khó khăn trong thời gian hồi phục, nhưng không phù hợp cho các tĩnh mạch lớn và sâu bên trong cơ thể.
>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Liệu pháp laser đốt bỏ tĩnh mạch
Pháp laser đốt bỏ tĩnh mạch là phương pháp sử dụng tia laser để loại bỏ tĩnh mạch tổn thương. Áp dụng phương pháp này chủ yếu để điều trị tình trạng tĩnh mạch biến dạng. Liệu pháp laser này ít đau hơn và có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật truyền thống. Trước khi quyết định điều trị, bạn nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ chi tiết và xác định phù hợp cho trường hợp của bạn.
Dùng vớ y khoa
Vớ y khoa là phương pháp sử dụng áp lực để điều trị và ngăn ngừa các vấn đề về tĩnh mạch, như tĩnh mạch biến dạng, tổn thương tĩnh mạch,… Phương pháp này có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng như sưng và đau chân, hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Bên cạnh những cách trị suy giảm tĩnh mạch chân với y học hiện đại, bạn cũng có thể áp dụng các phương điều trị tại nhà như sau:
Sử dụng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
- Thuốc giãn tĩnh mạch (Venotonics): Daflon, Rutin C, Veinamitol để tăng co bóp của tĩnh mạch và củng cố thành mạch.
- Thuốc chống đông máu (Anticoagulants): Warfarin hoặc rivaroxaban, trong trường hợp cần giảm nguy cơ hình thành huyết khối.
- Thuốc chống viêm (Anti-inflammatory drugs): Ibuprofen để giảm viêm nhiễm và đau.
- Thuốc trị đau (Pain relievers): Paracetamol hoặc các loại khác để giảm đau.
- Thuốc chống kích ứng mụn nước (Antihistamines) nếu có triệu chứng ngứa và kích ứng da.
>> Xem thêm: Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Một số bài tập giãn tĩnh mạch chân
Gợi ý một vài bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà giúp bạn có thể cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả:
- Nâng cẳng chân: Thực hiện luân phiên nâng chân phải và trái lên cao, sau đó nâng cả hai chân cùng một lúc. Lặp lại mỗi động tác 10 lần. Bài tập này có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giãn tĩnh mạch chân.
- Gập – uốn cong bàn chân: Gập bàn chân vào trong và sau đó duỗi và uốn cong về phía trước. Thực hiện 10 lần trên cả hai bàn chân.
- Nâng chân và đạp chân ra xa: Thực hiện luân phiên nâng chân lên, gập bàn chân, nâng gối lên và duỗi thẳng chân. Lặp lại mỗi động tác 10 lần cho cả hai chân.
- Bài tập xoay cổ chân: Bắt đầu bằng chân phải, xoay cổ chân bàn chân sang bên phải 5 lần, sau đó sang bên trái 5 lần. Sau đó, lặp lại với chân trái. Tiếp theo, xoay cổ chân cả hai chân cùng một lúc, theo hai hướng khác nhau, mỗi hướng 5 lần.
>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
Suy giãn tĩnh mạch không phải là bệnh cấp tính, nhưng cần điều trị sớm để tránh các nguy cơ nguy hiểm khác. Hãy đi khám ngay nếu bạn có các dấu hiệu bệnh trên và nghi ngờ mắc bệnh.. Truy cập ngay Tin tức y tế, nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích. Hoặc cũng có thể thể gọi đến HOTLINE để được tư vấn chi tiết hơn, đồng thời bạn cũng có thể đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.