Tin tức y tế

Decolgen là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

31/10/2023

Decolgen có chứa thành phần chính là paracetamol, được sử dụng trong điều trị cảm lạnh, Cảm cúm thông thường. Thuốc được bào chế chủ yếu dưới dạng viên nén và siro, cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, tránh xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về loại thuốc này, cùng tham khảo để cập nhật thêm kiến thức sức khỏe hữu ích. 

Decolgen là gì? Các thành phần chính có trong thuốc

Decolgen là loại thuốc không kê đơn, được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh thông thường, viêm mũi Dị ứng và một bệnh lý khác về đường hô hấp. 

Mỗi viên decolgen thường có chứa thành phần chính là paracetamol (acetaminophen) 500mg, phenylephrine hydrochloride 10mg và clorpheniramin maleat 2mg. Ngoài ra, tá dược được thêm vào gồm povidone, natri starch glycolate, tinh bột và magnesi stearat. Cụ thể như sau: 

  • Paracetamol: Đây là hoạt chất thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, có tác dụng làm tăng khả năng chịu đau của cơ thể và cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau đầu, đau cơ, khớp, dấu hiệu cảm lạnh thông thường. Paracetamol không có khả năng gây nghiện. 
  • Phenylephrine HCl: Đây là hoạt chất co mạch, có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng tấy, nghẹt mũi, tắc nghẽn mô, giúp hỗ trợ hô hấp dễ dàng hơn.
  • Clorpheniramin: Đây là hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng histamin (thuốc chống dị ứng), được sử dụng phổ biến trong điều trị tình trạng Dị ứng do đường.

Nhiều người bệnh thắc mắc decolgen đỏ và xanh khác nhau như thế nào? Sự khác biệt chủ yếu nằm ở thành phần hoạt chất:

  • Decolgen đỏ: Thành phần hoạt chất gồm paracetamol, phenylephrine và chlorpheniramine.
  • Decolgen xanh: Thành phần chỉ có hai hoạt chất là paracetamol và phenylephrine.
Decolgen là sử dụng điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng và một bệnh lý khác về đường hô hấp
Decolgen được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý Cảm cúm và cảm lạnh thông thường (Nguồn: Internet)

Công dụng của thuốc decolgen

Decolgen hoạt động theo cơ chế làm tăng ngưỡng đau và lưu lượng máu qua da, giải nhiệt, kích thích cơ thể đổ mồ hôi, kích thích thụ thể alpha-adrenergic gây co mạch, giảm nghẹt mũi, Phù nề mô, đồng thời ngăn chặn các vị trí thụ thể H1 trên mô. Tất cả những tác động này sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, chảy nước mắt do cảm lạnh hoặc Cảm cúm thông thường.

Decolgen là loại thuốc không kê đơn
Decolgen giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng Cảm cúm thông thường (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách dùng decolgen hiệu quả, đúng cách

Liều dùng

Người bệnh cần tuân theo chỉ định hướng dẫn sử dụng decolgen của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:

Đối với thuốc dạng viên nén:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1−2 viên/lần, tần suất 3−4 lần/ngày, không dùng quá 6 viên trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ em từ 7 − 12 tuổi: Uống 1/2−1 viên/ ần, tần suất 1 lần/ngày, không dùng quá 3 viên trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ em từ 2−6 tuổi: Uống 1/2 viên/lần, tần suất 3 lần/ngày, không dùng quá 1,5 viên trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Không được khuyến cáo sử dụng, trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.

Đối với thuốc dạng siro:

  • Người lớn: Uống lần 30ml/lần, tần suất khoảng 3−4 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 7−12 tuổi: Uống 15ml/lần, tần suất 3−4 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 2−6 tuổi: Uống 5−10ml/lần, tần suất 3−4 lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Không dùng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Thời gian giữa các lần uống trong ngày cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.

Lưu ý: Trên đây là liều dùng tham khảo, cần sự tư vấn của bác sĩ về liều dùng cụ thể cho từng thể trạng và tình trạng bệnh, không tự ý sử dụng hay ngừng thuốc

Uống decolgen theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất
Uống decolgen theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất (Nguồn: Internet)

Chỉ định

Decolgen được sử dụng để điều trị, kiểm soát, phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý, hội chứng và triệu chứng sau đây:

  • Ớn lạnh.
  • Cảm lạnh thông thường.
  • Cảm cúm.
  • Nghẹt mũi.
  • Đau răng.
  • Dị ứng.
  • Sốt.
  • Đau bụng kinh.

Chống chỉ định

Theo Decolgen Forte Tablet, thuốc Decolgen được khuyến cáo chống chỉ định với những bệnh nhân mắc các bệnh lý sau đây:

Tác dụng phụ

Decolgen có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng, người bệnh nên theo dõi, phát hiện và thông báo bác sĩ sớm để được xử lý kịp thời.

  • Nhịp tim không đều, tụt huyết áp với người Huyết áp thấp hoặc tăng huyết áp với người huyết áp cao.
  • Buồn ngủ, mắt mờ.
  • Khô miệng.
  • Hụt hơi.
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng.
  • Mặt sưng tấy.
  • Tổn thương gan, nhiễm độc gan.
  • Buồn nôn.
  • Phát ban.
  • Giảm số lượng bạch cầu.
  • Hoại tử ống thận cấp tính.
  • Rối loạn máu.
  • Tức ngực.
  • Xuất hiện ảo giác.
  • Động kinh.
  • Rối loạn tâm thần.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Căng cứng ở ngực.
  • Yếu cơ.
  • Ù tai.
  • Đau rát khi đi tiểu.

Tương tác của thuốc

Một số loại thuốc có thể làm thay đổi công dụng của decolgen, thậm chí gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng cùng, bao gồm:

  • Acebutolol.
  • Bromocriptine.
  • Thuốc an thần.
  • Atropin.
  • Debrisoquine.
  • Doxepin.
  • Ephedrine.
  • Furazolidone.
  • Guanethidine.

Vì vậy, trước khi uống decolgen, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, vitamin, thảo dược,… đang sử dụng để ngăn ngừa tương tác thuốc.

Cẩn trọng khi uống decolgen với các loại thuốc khác
Cẩn trọng khi uống decolgen với các loại thuốc khác (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi dùng thuốc decolgen

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau đây khi dùng thuốc decolgen:

  • Không nên lái xe, vận hành máy móc sau khi uống decolgen vì thuốc có thể gây buồn ngủ hoặc kích thích thần kinh trung ương nhẹ.
  • Thông báo với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng trước khi sử dụng decolgen để điều trị các vấn đề về hô hấp, khó tiểu hoặc tăng nhãn áp.
  • Tránh uống rượu và các loại thuốc an thần khác khi đang dùng thuốc decolgen.
  • Tránh sử dụng trong hơn 3 tháng liên tục.
  • Tránh sử dụng decolgen nếu người bệnh bị Dị ứng với paracetamol.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng decolgen nếu người bệnh đang bị viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
  • Không dùng decolgen nếu người bệnh có thói quen uống đồ uống có cồn mỗi ngày.
  • Decolgen không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như: nhịp tim nhanh, hồi hộp, tức ngực, khó thở, phát ban trên da, vàng da, mệt mỏi,…
  • Không tự dùng thuốc decolgen khi bị Sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát (kể cả người lớn và trẻ em), trừ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Thận trọng khi sử dụng decolgen cho bệnh nhân bị cường giáp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ. 

Cách xử lý khi dùng decolgen quá liều

Quá liều decolgen có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến ngộ độc. Trong trường hợp này, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về decolgen, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ thường gặp và hướng dẫn sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống của bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.