Cây sài đất vừa là một loại thảo dược có nhiều công dụng, rất hữu ích trong Y học cổ truyền, vừa là một loài cây cây cảnh phổ biến. Những dưỡng chất bên trong cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, chống ung thư,… Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa quen thuộc với loại cây này. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cây sài đất là gì, tác dụng và các bài thuốc dân gian từ cây này.
>> Tham khảo thêm:
Cây sài đất là gì? Cách nhận biết cây sài đất
Cây sài đất còn có các tên gọi dân gian khác như ngổ núi, húng trám, cúc giáp hay cúc nháp và tên khoa học là Wedelia calendulacea Less. Đây là một loại cây họ cúc (Asteraceae), thân có màu xanh với lớp lông trắng nhỏ.
Phần lá không có cuống, có dạng bầu dục thuôn và đầu lá nhọn, bề mặt của lá sẽ có lớp lông thô và cứng, phần mép có răng cưa lớn và hình dạng nông. Khi vò lá của cây, bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm như mùi trám. Mùa hoa nở của cây sài đất rơi vào khoảng tháng 3 – 5, các cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành.
Bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây để phân biệt cây húng trám này chính xác và tránh nhầm lẫn với các loài cây khác trong họ Cúc:
- Cây lỗ địa cúc: Bề ngoài của cây khá giống cây sài đất với phần thân nhẵn và lớp lông phủ bên ngoài. Tuy nhiên, lá của cây lỗ địa cúc sẽ ngắn hơn và hoa có màu nhạt hơn. Quả của cây lỗ địa cúc không có lông, không thu hẹp ở đầu, và không có vòi nhô lên, mà có đầu cụt.
- Cây sài đất giả: Cành của sài đất giả có hình vuông, nhẵn, và trên thân có một lớp lông mỏng. Hoa của cây có sắc xanh nhạt còn phần lá có hình bầu dục với rìa lá có nhiều răng cưa hơn.
Phân loại cây sài đất
Dựa vào những đặc điểm đặc trưng, loại thảo dược này được chia thành hai loại chính: hoa vàng và hoa trắng. Loại hoa vàng có màu bắt mắt, thường được sử dụng để làm cây cảnh. Trong khi đó, loài cây húng trám hoa trắng sẽ được ứng dụng nhiều trong y học để trị các bệnh viêm da, rôm sảy, thanh nhiệt.
>> Tham khảo thêm:
- Nấm bào ngư: Thông tin về lợi ích và một số lưu ý khi sử dụng
- Hạt diêm mạch: Cách dùng và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Tác dụng của cây sài đất
Dưới đây là những công dụng nổi bật mà cây sài đất mang đến cho sức khỏe con người:
Chống ung thư
Sài đất chứa 4 hợp chất flavonoid, diterpenes, saponin triterpene và phytosteroid rất quan trọng. Những hợp chất này có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh các tế bào ung thư. Đồng thời, hợp chất chống viêm sẽ tác động đến quá trình phát triển, xâm lấn và di căn của khối u trong cơ thể.
Hỗ trợ điều trị tuyến tiền liệt
Chiết xuất cây sài đất có thể gây sự tác động chọn lọc đến quá trình apoptosis trong các tế bào Ung thư tuyến tiền liệt với thụ thể androgen, góp phần ngăn chặn quá trình hình thành khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, sài đất còn chứa 3 hợp chất có lợi cho sức khỏe là wedelolactone, luteolin và apigenin, đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây Ung thư ở tuyến tiền liệt.
>> Tham khảo thêm: Lá ổi có tác dụng gì? Bật mí 5 lợi ích của lá ổi đối với sức khỏe
Cải thiện triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp tính
Bệnh viêm đại tràng cấp tính thường xuất hiện với những triệu chứng đặc trưng như đau bụng mạnh, tiêu chảy đột ngột, phân lỏng và nước (có thể chứa máu và chất nhầy), cảm giác mệt mỏi và sụt cân nhanh chóng. Triệu chứng đau bụng thường xảy ra thường xuyên và có thể làm cảm giác thắt bụng hoặc đau dọc theo khung đại tràng, thậm chí còn làm cơ bụng cứng.
Nhờ vào khả năng chống viêm mạnh mẽ và khả năng làm lành vết thương nhanh chóng, sài đất có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp.
Chống bệnh viêm ruột kết
Viêm ruột kết là thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, hiểu đơn giản là các rối loạn viêm mạn tính tái phát ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể.
Bệnh viêm ruột kết gây viêm nhiễm niêm mạc ruột, xâm nhập vào tế bào bạch cầu và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu từ trực tràng, đau bụng và mất cân. Nguy cơ chính của bệnh là tiến triển thành Ung thư đại trực tràng.
Các nghiên cứu của chiết xuất cây sài đất cho biết trong chế độ ăn bổ sung đã cho thấy sài đất không gây độc và có tiềm năng cải thiện viêm ruột kết cấp tính. Trong số các phương pháp chiết xuất khác nhau, chiết xuất sài đất bằng nước sôi được xem là có hiệu quả chống viêm đại tràng cao nhất.
>> Tham khảo thêm: https://hoanmy.com/carbohydrate-la-gi/
Chữa lành vết thương
Các nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả chữa lành vết thương của chiết xuất lá sài đất trên các mô bị cắt, rạch hay vết thương hở. Các tham số được nghiên cứu bao gồm tốc độ co lại của vết thương, thời gian biểu mô hóa hoàn toàn và khả năng cầm máu vết thương.
Chống oxy hóa
Tinh dầu sài đất được chứng minh có tác động đáng kể lên các tế bào gốc tự do nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa của cây sài đất. Điều này mang lại tiềm năng và có thể được khuyên dùng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
>> Tham khảo thêm: Bí đỏ bao nhiêu calo? Có nên ăn bí đỏ hỗ trợ tăng, giảm cân?
Kháng khuẩn, kháng viêm
Nghiên cứu cho thấy dịch chiết methanol từ lá cây này chống lại 3 loại vi khuẩn gây bệnh Gram dương (Bacillus cereus, B. subtilis và Staphylococcus aureus) và 3 loại vi khuẩn gây bệnh Gram âm (Escherichia coli, Proteus rettgeri và Pseudomonas aeruginosa).
Điều này cho thấy tiềm năng của lá sài đất trong việc kháng khuẩn và có thể được áp dụng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Một số bài thuốc từ cây sài đất
Hiểu được những công dụng của loài thảo dược này mang lại, người xưa đã tận dụng chúng vào những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc từ cây sài đất mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc trị mụn nhọt ngoài da
Để chuẩn bị bài thuốc dùng sài đất chữa mụn nhọt ngoài da, bạn chuẩn bị như sau: 30g sài đất, 12g thổ phục linh, 10g hoa kim ngân, 12g bồ công anh, 10g ké đầu ngựa. Bạn cứ sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, dùng để giã nát xoa đắp hay nấu nước tắm đều được.
>> Tham khảo thêm: Uống Omega 3 có tác dụng gì? Tác dụng và lưu ý khi bổ sung
Bài thuốc trị ngứa do mụn
Bạn sắc 1 tháng thuốc chia làm 2 lần uống với các nguyên liệu: 15g sài đất, 12g hoa kim ngân, 10g diệp hạ châu, 10g nhân trần, 12g hà thủ ô, 8g thiên liên kiện, 15g sinh địa, 4g cam thảo, 12g sa sâm, 6g thạch cao.
Bài thuốc trị Ngứa da có mọc mụn trên da
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 15g sài đất, 12g hoa kim ngân, 4g cam thảo, 6g ké đầu ngựa, 10g liên kiều, 12g nhân trần, 12g sa sâm và 15g tân quy. Sau đó, bạn cho tất cả nguyên liệu vào nấu và sắc mỗi thang thuốc là 300ml, chia thành 2 lần uống. Bài thuốc này sẽ giúp bạn giảm ngứa do ghẻ lở, mụn mọc trên da… Trường hợp bạn muốn cho bé từ 4 – 12 tuổi uống thì dùng với liều lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.
>> Tham khảo thêm: Tác dụng đối với sức khỏe của tỏi ngâm mật ong
Bài thuốc điều trị viêm da cơ địa
Bạn hãy chuẩn bị 30g sài đất, 16g cam thảo, 12g ké đầu ngựa, 15g hoa kim ngân. Trước tiên, bạn đun sôi sài đất cùng 650 ml cho tới khi cạn còn khoảng 250mk thì tắt bếp. Sau đó, bạn tách phần nước cốt ra và uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Bài thuốc hạ sốt
Đối với bài thuốc hạ sốt, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 50g húng tràm sao khô rồi giã nát ra, hòa thêm với 350ml nước. Phần nước thuốc dùng uống thay nước trong ngày, còn phần bã sẽ đem đi đắp ở lòng bàn chân, giúp nhanh chóng hạ sốt.
Bài thuốc trị Sốt xuất huyết
Bạn chọn ra khoảng 30g cúc giáp, 20g củ sắn dây, 20g lá sao đen, 20g kim ngân hoa, 16g hoa hoè, 16g cam thảo đất, rồi sắc chung với 1 lít nước. Sau đó, bạn lọc lấy nước uống sau khi ăn.
>> Tham khảo thêm: Đậu rồng: Công dụng và cách chế biến có lợi cho sức khỏe
Bài thuốc trị ho ra máu, ho gà, cao huyết áp
Bạn chọn ra 15g – 30g cây sài đất đã được phơi khô rồi sắc chung với nước. Sau đó, bạn lọc lấy phần nước uống thay trà mỗi ngày, kiên trì sử dụng liên tục 1 tháng để thấy rõ cải thiện.
>> Tham khảo thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? Có nên uống nước dừa mỗi ngày?
Bài thuốc chữa khạc ra máu
Bạn đem sắc chung 30g sài đất, 15g trắc bách diệp, 15g tử chu thảo, 10g bách hợp rồi lọc lấy phần nước uống nhiều lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị rôm sảy ở trẻ em
Để trị rôm sảy ở trẻ em, bạn lấy 50g sài đất nấu nước tắm. Khi tắm cho bé, bạn lấy phần bã xát nhẹ vào khu vực da bị rôm sảy. Bạn cứ liên tục tắm cho con mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
>> Tham khảo thêm: Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Bài thuốc trị rôm nổi thành đám
Bạn chuẩn bị 100g sài đất rồi giã nát ra, cho vào thêm chút muối ăn và 100ml nước đun sôi đã để nguội. Sau đó, bạn tiến hành vắt lấy nước uống 2 lần/ngày, còn phần bã sẽ đem đắp lên vùng da có rôm nổi thành đám trong 30 phút.
Bài thuốc giảm sưng vú
Cây cúc giáp cũng có khả năng giảm triệu chứng sưng vú. Bạn chỉ cần lấy 50g sài đất, 16g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa và 20g thông thảo rồi đem toàn bộ nguyên liệu sắc nhỏ ra và nấu với 500ml nước khoảng 20 phút. Sau đó, bạn lọc lấy nước thuốc, uống 3 lần/ngày.
>> Tham khảo thêm: Cải bẹ xanh: Công dụng chữa bệnh và tác hại mà bạn nên biết
Phía trên là những thông tin chi tiết về cây sài đất, công dụng cho sức khỏe cũng như những bài thuốc dân gian được làm từ loài thảo dược này. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liện hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
Câu hỏi liên quan:
Sài đất là một loại cây ưa sống ở môi trường ẩm mát. Tại Việt Nam, cây này mọc tự nhiên khắp nơi, có thể được tìm thấy ven đường, ven ruộng, và ven các đồi đất ẩm. Nhờ vào loại cây có hoa màu vàng đẹp mắt, sài đất còn được trồng làm cây cảnh tại các công viên, công ty và xí nghiệp.
Các phần của cây sài đất, bao gồm thân và rễ đều có giá trị sức khỏe. Chúng có thể được sử dụng tươi hoặc khô. Trong thời đại hiện đại, nhờ sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, sản phẩm từ sài đất đã được chế biến thành nhiều dạng khác nhau, bao gồm thuốc sắc, cao chiết, dung dịch uống, hoặc viên uống, và đã trở nên phổ biến trên thị trường.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.