Tin tức y tế

Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể người

28/06/2023

Vitamin B12 là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng của các tế bào thần kinh, quá trình hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA. Vitamin B12 trong tự nhiên có trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, sữa, phô mai, trứng,…

Vì sao cần phải bổ sung vitamin B12?

Những ai có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B12?

  • Người đã phẫu thuật loại bỏ một phần dạ dày hay bị bệnh lý tiêu hóa khiến niêm mạc dạ dày trở nên mỏng hơn, giảm tiết axit. 
  • Người bị Thiếu máu cũng làm cho cơ thể khó hấp thụ vitamin B12. 
  • Người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng. 
  • Người ăn thuần chay – không ăn bất cứ loại đồ ăn nào chế biến từ động vật cũng sẽ có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B12 hơn người khác. 

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12

  • Cơ thể suy nhược, thường chóng mặt, mệt mỏi. 
  • Khó thở, tim đập nhanh. 
  • Tê bì chân tay. 
  • Có dấu hiệu tổn thương thần kinh: Mất thăng bằng do các dây thần kinh tủy sống bị ảnh hưởng. 
  • Da tái nhợt hoặc vàng ở tròng trắng mắt. 
  • Sưng, viêm lưỡi: Lưỡi trở nên mềm, đỏ, đau và sưng. 
  • Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn. 
  • Giảm thị lực.
  • Trầm cảm, mất trí nhớ. 

Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể người

  • Hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu, phòng chống thiếu máu: Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh Thiếu máu ác tính. 
  • Duy trì sức khỏe tim mạch: Bởi vitamin B12 làm giảm mức homocysteine (một loại acid amin), ngăn ngừa các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
  • Hạn chế các khuyết tật bẩm sinh, cho thai kỳ khỏe mạnh: Não và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ vitamin B12 từ mẹ để có thể phát triển tốt. Việc thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Đồng thời, người mẹ cũng có thể sinh non hoặc sảy thai khi thiếu vitamin B12. 
  • Hỗ trợ tóc, da và móng khỏe mạnh: Vitamin B12 góp phần tái tạo tế bào nên sẽ giúp da không bị khô, viêm, lên mụn, giảm gãy rụng tóc, giúp móng tay cứng, chắc khỏe hơn. 
  • Bổ não, ngăn ngừa mất trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh.
  • Giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương. 
  • Phòng ngừa và điều trị trầm cảm. 
  • Tốt cho mắt, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa. 

Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 mà bạn nên biết

Bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với chúng ta, mỗi người cần nên thiết lập chế độ ăn uống có đầy đủ các nhóm chất nói chung và đặc biệt là vitamin B12 nói riêng. Những loại thực phẩm giàu nhóm chất này bao gồm:

  • Các loại thịt: Thịt bò, thịt lợn,…
  • Các loại cá. 
  • Gan động vật. 
  • Trứng. 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, bơ, …
  • Những loài có vỏ như tôm, ngao,…

Khi có các triệu chứng xuất hiện như suy giảm trí nhớ, bàn tay bàn chân dần mất cảm giác, bị táo bón, đau đầu, sưng lưỡi, các biểu hiện của trầm cảm,… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám bởi Bác sĩ chuyên khoa vì lúc này, có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin B12. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.