Tin tức y tế

U vàng Xanthoma: Tất tần tật từ A đến Z

28/06/2023

U vàng Xanthoma là sự lắng đọng lipid khu trú ở da. Đây là những u nhỏ lành tính, xuất hiện dưới dạng những mảng thâm nhiễm màu vàng phẳng trên bề mặt da. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với u vàng mí mắt thì thường gặp ở người trên 50 tuổi. 

Biểu hiện nào cho thấy bạn đang bị u vàng Xanthoma?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị u vàng Xanthoma

  • U vàng Xanthoma là những tổn thương hình thành bởi sự lắng đọng lipid ở trên da. Bệnh rất dễ gặp ở người bị rối loạn lipid huyết tương tăng cao. 
  • Người mắc bệnh tiểu đường. 
  • Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. 
  • Người bị rối loạn chuyển hóa. 
  • Người bị tổn thương gan, xơ vữa động mạch,…

Phân loại và dấu hiệu của u vàng Xanthoma

Tùy vào từng loại u vàng Xanthoma mà sẽ có những dấu hiệu bệnh lý khác nhau:

  • U vàng thể phẳng

Là trường hợp thường gặp nhất với những sẩn màu vàng, phẳng mềm hoặc hơi nhô lên so với bề mặt da, thường xuất hiện xung quanh mắt, đối xứng 2 bên hay ở cổ, vai, nách. Thông thường là do tăng mỡ máu, ăn uống không lành mạnh.

  • U vàng thể củ 

Những nốt u cứng nhô lên khỏi bề mặt da, có màu vàng hoặc đỏ và không gây đau. Thường xuất hiện ở các vị trí mà người bệnh thường xuyên tì đè như khuỷu tay, đầu gối, mông,…, liên quan đến rối loạn cholesterol,…

  • U vàng thể phát ban

Những nốt sần nhỏ màu đỏ hoặc vàng xuất hiện ở tứ chi là chủ yếu, hiếm có ở mặt. U vàng thể phát ban sẽ gây ngứa và tự khỏi sau vài tuần, thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa,…

  • U vàng ở gân

Các u vàng nhạt, xuất hiện ở vùng có gân hay dây chằng như bàn tay, chân, gót chân. Thường gặp ở những người có rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng Cholesterol trong máu nặng.

  • U hạt thể sùi

Các sẩn đơn độc, phẳng, thường phát triển trong khoang miệng hay phần da ở vùng sinh dục ngoài. Chính vì vậy mà trên lâm sàng có thể bị nhầm lẫn với sùi mào gà, u nhú miệng hay Ung thư biểu mô tế bào vảy,… Bệnh thường liên quan đến các rối loạn như phù bạch huyết mãn tính,…

Điều trị bệnh lý

  • Tại chỗ:  Loại bỏ tổn thương, cải thiện vấn đề thẩm mỹ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ, laser CO2,… 
  • Toàn thân: Điều trị các rối loạn chuyển hóa – nguyên nhân chính dẫn tới u vàng Xanthoma nhằm hạn chế tái phát và các biến chứng. 
  • Cùng với đó là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh:
    • Ăn nhiều rau củ, ngũ cốc. 
    • Giảm chất béo bão hòa trong thịt, bơ, sữa, các sản phẩm từ sữa,…
    • Hạn chế ăn đồ chứa nhiều đường như đồ uống có ga, bánh kẹo ngọt,…
    • Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp. 

U vàng Xanthoma tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, gây mất tự tin cho người bệnh. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu khác thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.