Theo thống kê của WHO, khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh Sốt xuất huyết, ước tính khoảng 100 – 400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm. Vậy tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? Bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên, đồng thời hướng dẫn bạn cách phòng ngừa căn bệnh này.
>> Tìm hiểu thêm:
- Nổi phát ban sốt xuất huyết có ngứa không? Bao lâu thì khỏi?
- Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus Dengue gây ra. Virus này lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Sốt xuất huyết phổ biến ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới. Phổ biến nhất ở Đông Nam Á, Châu Mỹ Latinh, châu Phi, các đảo phía tây Thái Bình Dương. Trong những năm qua, tỷ lệ mắc bệnh Sốt xuất huyết đã tăng lên đáng kể. Hiện tại, căn bệnh này được điều trị bằng thuốc giảm đau vì chưa có phương pháp điều trị cụ thể.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết còn được gọi là Sốt gãy xương do mức độ nghiêm trọng của đau khớp, co thắt cơ hoặc sốt kéo dài bảy ngày. Hầu hết người mắc bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ. Song trong một vài trường hợp, bệnh có thể sẽ trở nặng, gây chảy máu nghiêm trọng, huyết áp thấp và thậm chí tử vong.
>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?
Tác nhân gây ra bệnh Sốt xuất huyết là gì?
Sau khi tìm hiểu Sốt xuất huyết là gì, bạn sẽ dễ dàng xác định tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết.
Tác nhân gây nên Sốt xuất huyết
Virus Dengue là tác nhân gây ra Sốt xuất huyết. Virus này lây truyền qua người thông qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti – loài muỗi có vằn đen trắng. Do đó, để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, bạn nên tránh bị muỗi đốt.
>>> Xem thêm: Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách xứ lý sớm
Sốt xuất huyết lây lan như thế nào?
Sốt xuất huyết có lây không? Sẽ lây lan qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti bị nhiễm bệnh. Sau khoảng 7 ngày, muỗi có thể truyền virus khi đốt người khỏe mạnh. Aedes aegypti là loài muỗi kiếm ăn vào ban ngày. Do đó, bạn cần đặc biệt phòng tránh bị muỗi đốt vào sáng sớm và buổi tối trước khi hoàng hôn.
Sốt xuất huyết không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, virus sản sinh trong hệ thống máu, do đó con người có thể mang mầm bệnh lây nhiễm thông qua muỗi. Muỗi Aedes aegypti đã tiến hóa thành loài thích cắn nhiều người và cắn không liên tục. Cơ chế này đã khiến loài muỗi này trở thành muỗi truyền bệnh có sự lây lan nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bệnh Sốt xuất huyết còn có khả năng truyền từ mẹ sang con. Khi người mẹ đang mang thai và bị nhiễm DENV, trẻ có thể bị sinh non và nhẹ cân. Các trường hợp lây truyền hiếm gặp khác là qua truyền máu, hiến nội tạng đã được ghi nhận. Tương tự, sự lây truyền virus qua buồng trứng trong muỗi cũng đã được ghi nhận.
Những triệu chứng nhận biết Sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ khác nhau tùy vào mức độ nhẹ, nặng.
Ở thể nhẹ
Bệnh Sốt xuất huyết thường bắt đầu từ 4 – 10 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài từ 2 – 7 ngày. Các triệu chứng gồm:
- Sốt cao (40°C/104°F)
- Đau đầu dữ dội
- Đau sau mắt
- Đau khớp và cơ
- Buồn nôn
- Viêm tuyến
- Phát ban sốt xuất huyết.
Hầu hết, người bệnh sẽ hồi phục trong vòng 7 ngày hoặc lâu hơn. Trường hợp những người bị nhiễm Sốt xuất huyết lần thứ hai có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
Ở thể nặng
Trong một vài trường hợp, các triệu chứng của bệnh Sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây được gọi là sốt xuất huyết nặng hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi mạch máu bị tổn thương và số lượng tế bào hình thành tiểu cầu (cục máu đông) trong máu giảm xuống. Điều này sẽ dẫn đến sốc, suy nội tạng, chảy máu trong, thậm chí tử vong.
Các dấu hiệu của bệnh ở thể nặng thường bắt đầu vào một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi cơn Sốt biến mất. Bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như:
- Đau bụng, đau đầu dữ dội
- Nôn dai dẳng
- Chảy máu cam hoặc nướu
- Máu trong nước tiểu, phân hoặc chất nôn
- Chảy máu dưới da
- Thở khó hoặc thở nhanh
- Mệt mỏi
- Khó chịu hoặc bồn chồn
- Da nhợt nhạt và lạnh
Khi xuất hiện những triệu chứng này người bệnh nên được chăm sóc ngay lập tức. Sau khi hồi phục, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi trong vài tuần.
>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết dengue là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Khi nghi ngờ bị Sốt xuất huyết cần phải làm gì?
Khi xuất hiện một số triệu chứng trên và nghi ngờ bị Sốt xuất huyết, người bệnh nên tìm bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh bằng cách:
- Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng
- Xét nghiệm máu để tìm bằng chứng về virus Sốt xuất huyết
- Xem lại lịch sử y tế và du lịch của bạn.
Nếu bạn đã đi du lịch đến các quốc gia có dịch Sốt xuất huyết, hãy thông báo điều đó cho bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi.
>>> Xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏe
Cách phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết
Như đã nói ở trên, tác nhân gây ra bệnh Sốt xuất huyết là muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi này có thể bay xa tới 400m, tới gần nơi ở của con người để tìm các thùng chứa nước và đẻ trứng. Do đó, ngăn ngừa muỗi đốt và kiểm soát quần thể muỗi là biện pháp chính để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Cụ thể như sau:
- Ở trong nhà được che chắn tốt hoặc có máy lạnh, giăng mùng nếu ngủ ban ngày.
- Mặc quần áo bảo hộ, áo sơ mi dài tay, quần dài… khi đi vào khu vực có nhiều muỗi.
- Sử dụng thuốc đuổi muỗi, thuốc chống côn trùng có chứa DEET, Picaridin hoặc IR3535. Bạn cũng có thể mua quần áo có chứa permethrin.
- Giảm môi trường sống của muỗi bằng cách làm sạch các thùng chứa nước đọng, đậy kín các thùng chứa nước.
Tính đến nay, một loại vacxin (Dengvaxia) đã được phê duyệt và cấp phép ở một số quốc gia. Song, chỉ những người có bằng chứng đã từng nhiễm Sốt xuất huyết trước đây mới có thể được bảo vệ bằng vacxin này.
Một số lưu ý cần biết khi bị bệnh Sốt xuất huyết
Nếu bị Sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Uống nhiều nước
- Dành thời gian nghỉ ngơi
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Tránh sử dụng thuốc chống viêm.
- Theo dõi các triệu chứng và liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không?
Câu hỏi thường gặp
Trên đây, bài viết đã giải đáp về tác nhân gây ra bệnh Sốt xuất huyết. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới trong việc nhận biết bệnh Sốt xuất huyết cũng như có cách phòng bệnh phù hợp. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.