Viêm ruột thừa là lý do phổ biến nhất của một can thiệp ngoại khoa đối với trẻ em. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Richarrd Bachur thuộc bệnh viện Nhi đồng ở Boston (Mỹ) việc chuẩn đoán bệnh cho trẻ em không phải luôn luôn dễ dàng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng 3 đến 30% các trẻ em được mổ ruột thừa, đã chịu một phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa vô ích, trong khi ở các trẻ em được chuẩn đoán đúng, 30 đến 40% đã bị vỡ ruột thừa vào lúc phẫu thuật. Richarrd Bachurgiair thích rằng những kỹ thuật chẩn đoán mới hiện nay như chụp cắt lớp (CT – scan) hay siêu âm,chắc chắn sẽ có thể cải thiện các con số, nhưng vẫn luôn luôn thiếu một xét nghiệm nhanh và đáng tin cậy, có khả năng phát hiện một ruột thừa bị viêm.
Bệnh viện Nhi đồng Boston đã quyết định triển khai phương pháp xét nghiệm nước tiểu để xác định nồng độ protein LRG. Trong giai đoạn đầu tiên, 12 mẫu nước tiểu đã được xem xét như chụp quang phổ khối. 6 trong số những mẫu xét nghiệm này là của những bệnh nhân bị viêm ruột thừa, và 6 mẫu khác từ những bệnh nhân đối chứng. Phương pháp quang phổ khối cho phép xác định đặc điểm của các protein và định lượng chúng. Như vậy các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 32 chỉ dấu sinh học tiềm năng của chứng viêm ruột thừa. Với một độ nhạy cảm cao và độ đặc hiệu 97%, protein LRG dường như có khả năng tốt nhất để trở thành chất chỉ dấu của viêm ruột thừa. Ngay cả ở những bệnh nhân mà ruột thừa có vẻ bình thường lúc chụp cắt lớp hay siêu âm, nồng độ LRG đã tăng cao. Chính vì vậy, tiến sĩ Richard Bachur hi vọng rằng protein LRG sẽ trở thành công cụ chuẩn đoán tốt nhất cho viêm ruột thừa.
Hiện giờ tiến sỹ Richard Bachur đang hiệu chỉnh xét nghiệm, còn phải được xác nhận ở những nhóm bệnh nhân khác. Cho đến nay, xét nghiệm mới chỉ có thể được sử dụng ở trẻ em. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm protein của nước tiểu người lớn sẽ hoàn toàn khác hẳn, nó là lý do nó sẽ ảnh hưởng nhiều lên xét nghiệm. Do đó, những xét nghiệm bổ sung vẫn luôn luôn cần thiết ở người lớn.
Theo TTXVN
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.