Viêm phế quản là một loại bệnh khá phổ biến, theo thống kê tại Hoa Kỳ, năm 2018 có 9,3 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Triệu chứng của bệnh như ho ra dịch nhầy, thở khò khè và Sốt nhẹ. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, viêm phế quản cấp tính sẽ phát triển thành mãn tính. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị sau bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm:
- Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả
- Viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm và sưng lên, khiến cho ống phế quản chứa nhiều chất nhầy. Do đó, bệnh nhân thường sẽ ho kéo dài trong nhiều ngày và tiết ra nhiều dịch nhầy. Dựa vào tình trạng bệnh sẽ có 2 loại viêm phế quản:
- Cấp tính: Thường sẽ ho kéo dài trong khoảng 3 tuần, và hơn 90% nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính chủ yếu do nhiễm virus.
- Mãn tính: Nếu tình trạng cấp tính cứ diễn ra liên tục, nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp tính rất cao. Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng ho có đờm liên tục từ 3 tháng trở lên.
>>> Xem thêm: Ung thư vòm họng – Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản
Theo thống kê có hơn 10 triệu người ở Mỹ đến gặp Bác sĩ mỗi năm vì tình trạng viêm phế quản. Trong đó có khoảng 70% trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhưng không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là do chưa xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh cấp tính chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Những loại virus có thể lây qua đường không khí khi người b hay dùng chung vật dụng với người .
- Virus: Chủ yếu là virus cúm, virus hợp bào hô hấp, adenovirus, rhinovirus, virus Corona
- Vi khuẩn: Chẳng hạn như Bordetella pertussis và Mycoplasma pneumoniae.
- Viêm phế quản mãn tính nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá. Bệnh mãn tính còn có liên quan đến bệnh viêm phế quản tắc nghẽn hay còn gọi là COPD, đây là tình trạng viêm và sưng lên khiến cho đường ống thở nhỏ hơn bình thường.
- Ngoài ra, khi học tập, làm việc, sinh sống tại nơi ô nhiễm không khí, khỏi bụi, cùng khí chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phế quản mãn tính.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản
- Hệ miễn dịch suy yếu: Những đối tượng như trẻ nhỏ và người già thường sức đề kháng yếu hơn những người trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng hay dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, tạo điều kiện cho sự phát triển của virus gây bệnh viêm phổi cấp tính:
- Trào ngược dạ dày: Tình trạng ợ chua kéo dài khiến cho cổ họng bị kích ứng, là yếu tố gây nên tình trạng viêm phế quản.
Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản
Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số các dấu hiệu sau:
- Ho:
- Có thể xuất hiện ho khan hoặc có đờm.
- Đờm có thể có màu trắng, xám vàng, hoặc xanh lục, trong một số trường hợp sẽ kèm theo vệt máu
- Mệt mỏi: Bệnh nhân có thể trải qua tình trạng mệt mỏi mặc dù đang hoạt động nhẹ.
- Hụt hơi: Cảm giác khó khăn trong việc thở, đặc biệt là khi tăng cường hoặc vận động.
- Sốt nhẹ và ớn lạnh: Có thể xuất hiện Sốt nhẹ và cảm lạnh
- Khó chịu ở ngực: Bệnh nhân có thể trải qua cảm giác không thoải mái hoặc đau nhức ở khu vực ngực.
Nếu mắc viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng cảm lạnh như đau đầu nhẹ hoặc đau nhức cơ thể, thường sẽ thuyên giảm sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, tình trạng ho có thể kéo dài trong vài tuần.
Viêm phế quản mãn tính được xác định khi có ho kéo dài ít nhất ba tháng và có ít nhất hai cơn tái phát trong hai năm liên tiếp. Cơn ho thường nặng hơn sau khi thức dậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến đường thở bị tắt nghẽn và dẫn đến suy giảm chức năng phổi.
>>> Xem thêm: Viêm tai giữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Có 2 phương pháp để chẩn đoán bệnh
- Đánh giá lâm sàng: Dựa vào tiền sử bệnh hay các triệu chứng về sức khoẻ mà các Bác sĩ kiểm tra bằng ống nghe xem phổi có đang hoạt động tốt không? Từ đó phát hiện và chẩn đoán căn bệnh.
- Dựa vào xét nghiệm: Đánh giá lâm sàng chưa đảm bảo độ chuẩn xác khi đưa ra kết luận về bệnh. Do đó, các Y Bác sĩ cần có cách chẩn đoán xét nghiệm để đảm bảo xác định đúng tình trạng bệnh.
- Xét nghiệm máu: Sử dụng kim tim để lấy máu trên cánh tay để đi xét nghiệm xem có bị nhiễm trùng hay không
- Xét nghiệm đờm: Nếu xét nghiệm đờm có chứa vi khuẩn hay virus thì đây là dấu hiệu của viêm phế quản
- Kiểm tra tình trạng phổi bằng phế dung kế: Đây là dụng cụ giúp đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và tốc độ cổ họng có thể lấy được không khí ra khỏi phổi. Mục đích của việc này là kiểm tra xem đường thở có ổn hay không?
- Chụp X-quang ngực: Bác sĩ sẽ sử dụng máy chụp phổi để đánh giá xem cơ quan phổi có bị viêm hay không? Đặc biệt với những người hút thuốc lá thì tình trạng phổi bị viêm rất dễ được nhìn thấy khi chụp X-quang.
Những đối tượng dễ mắc viêm phế quản
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
- Người thường xuyên hút thuốc lá
- Người bị hen suyễn và dị ứng
- Người có hệ thống miễn dịch yếu
- Tiền sử gia đình bị mắc các bệnh liên quan đến phổi.
Điều trị viêm phế quản như thế nào?
Thông thường tình trạng cấp tính sẽ tự khỏi trong vài tuần mà không cần điều trị, chỉ cần nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Với trường hợp do virus sẽ ít sử dụng thuốc kháng sinh vì các loại thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả. Nếu viêm phế quản do vi khuẩn thì thuốc kháng sinh là một loại thuốc đặc trị hiệu quả.
Điều trị tại nhà
Một số loại thuốc khác cũng được các Y Bác sĩ khuyên dùng trong một số trường hợp:
- Nếu cơn ho khiến người bệnh mất ngủ thì có thể sử dụng thuốc ho để giảm bớt ho khi đi ngủ
- Nếu người bệnh có liên quan đến bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể sử dụng những loại thuốc khác để giảm viêm và làm mở đoạn phế quản trong phổi bị thu hẹp.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Cơn ho kéo dài từ 2-3 tuần và trở nên nghiêm trọng hơn
- Sốt cao trên 38 độ C
- Đau ngực khi ho và ho ra máu
- Mất ngủ
- Khó thở hoặc thở khò khè
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản thường không quá nguy hiểm nếu điều trị và phòng ngừa đúng cách. Trong một trường hợp bệnh này sẽ để lại biên chứng như viêm phổi và nghiêm trọng hơn là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
- Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Hạn chế tiếp xúc gần nơi có khói thuốc, môi trường ô nhiễm
- Nên tiêm phòng vắc xin cúm và vắc xin phổi để ngăn ngừa bệnh
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Ăn uống lành mạnh, ăn chín uống xôi
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Nếu người bệnh bị hen suyễn thì hạn chế gần vật nuôi, bụi và phấn hoa để tránh gây kích thích ở phổi
>>> Xem thêm: Chảy máu cam: Nguyên nhân, cách sơ cứu và phòng ngừa
Trên đây là tổng quan về bệnh viêm phế quản cũng như nguyên nhân gây nên bệnh. Người bệnh cần nên biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của Bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, để cập nhật thêm các kiến thức mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.