Filter Từ điển y khoa

Virus hợp bào hô hấp

  • Tổng quan

    Filter

    Virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. Trẻ em khoảng 2 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm RSV nhất. Tuy nhiên, virus hợp bào hô hấp cũng có thể lây nhiễm cho người lớn tuổi, người mắc bệnh tim hoặc suy giảm miễn dịch.

    Đối với những người có sức đề kháng tốt, các triệu chứng do virus hợp bào hô hấp thường nhẹ và giống cảm lạnh thông thường. Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà sẽ giúp giảm bớt mọi khó chịu. Tuy nhiên, RSV cũng có thể gây nhiễm trùng nặng ở một số trường hợp nghiêm trọng.

  • Triệu chứng

    Filter

    Virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. 

    Test Virus RSV để kiểm soát tình hình sức khỏe. (Nguồn: Internet)

    Các triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp thường xuất hiện trong khoảng 4 đến 6 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Ở người có sức đề kháng tốt, RSV thường gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, bao gồm:

    Trong trường hợp nặng

    Nhiễm RSV có thể lây lan đến đường hô hấp, gây viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

    • Sốt.
    • Ho dai dẳng.
    • Thở khò khè.
    • Thở nhanh hoặc khó thở.
    • Màu da tím tái do thiếu oxy.

    Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm RSV nặng ở trẻ sơ sinh bao gồm:

    • Hơi thở ngắn, nông và nhanh.
    • Khó thở.
    • Ho.
    • Biếng ăn.
    • Mệt mỏi bất thường.
    • Cáu gắt.

    Hầu hết trẻ em và người lớn đều hồi phục sau một đến hai tuần, mặc dù một số có thể bị thở khò khè kéo dài. 

    RSV và COVID-19

    RSV và Covid-19 đều là loại vi-rút đường hô hấp nên một số triệu chứng của hai bệnh này có thể giống nhau. Ở trẻ em, các tình trạng này thường gây ra các triệu chứng nhẹ như sốt, sổ mũi và ho. Còn ở người lớn, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và bao gồm cảm giác khó thở.

    Nhiễm RSV có thể làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Hơn hết, những bệnh nhiễm trùng này có thể xảy ra cùng nhau và làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng hay có nguy cơ bị nhiễm RSV nghiêm trọng. Những triệu chứng có thể bao gồm khó thở, sốt cao hoặc da chuyển sang màu xanh, đặc biệt là ở môi và móng tay.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Virus hợp bào hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này lây lan dễ dàng qua không khí trên các giọt bắn hô hấp bị nhiễm bệnh. Việc ho hoặc hắt hơi, hành động tiếp xúc trực tiếp với người khác như bắt tay cũng có thể làm lây nhiễm RSV gây bệnh.

    Virus có thể sống hàng giờ trên các vật cứng như mặt bàn, thành nôi và đồ chơi. Ngoài ra, hành động đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt sau khi chạm vào vật bị ô nhiễm làm tăng khả năng nhiễm virus.

    Người nhiễm RSV có khả năng lây nhiễm cao nhất trong khoảng tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh. Nhưng ở trẻ sơ sinh và những người có khả năng miễn dịch yếu, virus có thể tiếp tục lây lan ngay cả khi các triệu chứng biến mất, trong tối đa 4 tuần.

  • Nguy cơ

    Filter

    Những người có nguy cơ cao bị nhiễm RSV nghiêm trọng hoặc đôi khi đe dọa tính mạng bao gồm:

    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi.
    • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mãn tính.
    • Trẻ em hoặc người lớn có hệ thống miễn dịch suy yếu.
    • Trẻ bị rối loạn thần kinh cơ, chẳng hạn như chứng loạn dưỡng cơ.
    • Người lớn mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi.
    • Người lớn tuổi, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên.

     

    Nhiễm RSV có thể làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19 - đối với trẻ em và người lớn.

    Virus hợp bào hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng của trẻ nhỏ. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Các biến chứng của virus hợp bào hô hấp bao gồm:

    • Biến chứng nặng: Nhiễm RSV nặng có thể phải nằm viện dài ngày để bác sĩ theo dõi và điều trị các vấn đề về hô hấp và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
    • Viêm phổi: RSV là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Viêm phổi có thể khá nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc bệnh tim hoặc phổi mãn tính.
    • Nhiễm trùng tai giữa: Nếu vi trùng xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ có thể gây ra nhiễm trùng tai giữa.
    • Hen suyễn: RSV có khả năng gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em sau này.
    • Nhiễm trùng tái phát: Tình trạng nhiễm RSV có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Phòng chống

    Filter

    Virus hợp bào hô hấp có thể lây nhiễm cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi mắc bệnh tim, phổi hoặc hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng cao hơn.

    Bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao

    Có hai lựa chọn giúp ngăn ngừa trẻ nhỏ bị RSV nặng đó là sử dụng kháng thể hoặc vaccin RSV dành cho người mang thai giúp bảo vệ trẻ từ khi sinh ra đến 6 tháng tuổi. 

    • Sản phẩm kháng thể nirsevimab: Sản phẩm kháng thể này là mũi tiêm một liều duy nhất vào tháng trước hoặc trong mùa RSV dành cho trẻ dưới 8 tháng tuổi. 
    • Vacxin dành cho người mang thai. Vaccin RSV có tên Abrysvo dành cho người mang thai để ngăn ngừa RSV ở trẻ sơ sinh từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. 

    Vắc-xin cho người lớn tuổi

    Người lớn tuổi có hệ thống miễn dịch yếu hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim hoặc phổi cần tiêm vaccin RSV theo khuyến nghị của bác sĩ.

    Thói quen sinh hoạt

    Những thói quen lối sống này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nhiễm trùng này:

    • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và rửa thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của virus RSV.
    • Tránh tiếp xúc gần: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh.
    • Vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo mặt bàn bếp và phòng tắm, tay nắm cửa và tay cầm sạch sẽ. Bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
    • Không dùng chung cốc uống nước với người khác: Sử dụng cốc thủy tinh hoặc cốc dùng một lần của riêng bạn khi bạn hoặc người khác bị ốm. 
    • Đừng hút thuốc: Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc RSV cao hơn và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. 
    • Rửa đồ chơi của trẻ thường xuyên: Hãy làm điều này thường xuyên, đặc biệt khi con bạn hoặc bạn chơi cùng bị ốm.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 26/10/2023