Triglyceride là thước đo sức khỏe tim mạch quan trọng, dựa vào lượng chất béo trung tính trong cơ thể để xác định tình trạng sức khỏe. Cơ thể sử dụng lượng chất béo này để tạo năng lượng cho hoạt động. Tuy nhiên, nếu chỉ số này tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, đau tim hoặc bệnh gan. Để khắc phục lượng chất béo trên, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện tăng cường sức khỏe. Tìm hiểu về chỉ số Triglyceride là gì, nguyên nhân và cách kiểm soát chỉ số này hiệu quả qua bài viết sau cùng Hoàn Mỹ.
>>> Xem thêm:
- Glucosamine là gì? Công dụng và cách sử dụng
- Glutathione có công dụng gì? Những lưu ý cần thiết khi sử dụng
- Thuốc Augmentin và những lưu ý khi sử dụng mà bạn nên biết
Chỉ số Triglyceride là gì?
Triglyceride là gì? Đây là một loại chất béo trung tính được tìm thấy trong máu. Khi chúng ta hấp thụ thức ăn vào cơ thể, lượng calo không được sử dụng ngay lúc đó sẽ biến thành Triglyceride. Chất béo này được dùng để dự trữ trong các tế bào. Sau đó, chúng được hormone trong cơ thể giải phóng để tạo ra năng lượng hoạt động giữa các bữa ăn.
Đối với những thực phẩm giàu carbohydrate chứa lượng calo cao hơn mức đốt cháy, điều này có thể dẫn đến tăng chất béo trung tính trong máu.
>>> Xem thêm: Enterogermina: Tác dụng, liều dùng, cách uống đúng
Triglyceride và Cholesterol khác nhau như thế nào?
Bởi vì cùng được tạo ra trong gan và được tiêu thụ từ thực phẩm, do đó mà nhiều người không phân biệt Triglyceride là gì và Cholesterol là gì? Tuy nhiên, 2 loại chỉ số này có một vài chức năng khác nhau, trong đó:
- Triglyceride là loại chất béo (lipid) tích trữ lượng calo chưa được sử dụng trong máu và được dùng để tạo năng lượng khi cần thiết.
- Cholesterol là một loại lipoprotein lưu thông trong máu được sử dụng để xây dựng tế bào, sản xuất hormone và sản sinh vitamin D cần thiết.
Triglyceride bao nhiêu là cao?
Theo nghiên cứu trong y học, chất béo trung tính trong cơ thể chia thành 4 mức độ và được đo bằng miligam trên decilit (mg/dL).
- Chỉ số Triglyceride bình thường: Chỉ số dưới 150 mg/dL (dưới 1.7 mmol/L)
- Chỉ số Triglyceride đường biên giới cao: Chỉ số từ 151 – 199 mg/dL (từ 1.8 đến 2.2 mmol/L)
- Chỉ số Triglyceride cao: Chỉ số trên 200 mg/dL (trên 2.3 mmol/L)
- Chỉ số Triglyceride rất cao: Chỉ số trên 500 mg/dL (trên 5.7 mmol/L).
Đối với người trưởng thành, mức chất béo trung tính bình thường là khoảng dưới 150 mg/mL, trong khi đó, từ độ tuổi 10-19, chỉ số này đối với mức bình thường là 90 mg/mL. Chỉ số này được tính dựa trên tổng lượng Cholesterol kết hợp với triglyceride, Lipoprotein mật độ cao (HDL) và Lipoprotein mật độ thấp (LDL). Nếu chất béo trung tính và Cholesterol LDL cao nhưng HDL thấp thì nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng cao.
Để đo được chỉ số chất béo này chính xác nhất, bác sĩ yêu cầu người bệnh nhịn ăn trong khoảng 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm và thời gian nhận kết quả thường có sau vài ngày.
>>> Xem thêm: Thuốc Efferalgan: Công dụng và liều lượng sử dụng an toàn
Nguyên nhân gây Triglyceride cao
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chỉ số Triglyceride là gì? Thực chất, nguyên nhân này dựa trên nhiều yếu tố như di truyền, vấn đề sức khỏe, thói quen sinh hoạt… Cụ thể:
- Do yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ có dấu hiệu của bệnh bất hoạt Lipoprotein lipase (PLP) làm cho gan sản xuất quá mức lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL), từ đó có nhiều triglyceride và VLDL. Ngoài ra, tăng chất béo trung tính mang tính di truyền được chia thành nhiều loại như: I, IIa, IIb, III, IV, V. Đặc biệt dựa trên xét nghiệm chỉ số mỡ máu của người bệnh, bác sĩ có thể phân biệt loại IV với những nguyên nhân khác.
- Do lối sống không lành mạnh: Người ít ăn rau xanh, ít vận động, hấp thụ nhiều dầu mỡ, carbohydrate tinh chế… dễ bị mỡ máu xấu cao hơn bình thường.
- Tiền sử bệnh án: Những bệnh nhân có tiền sử mắc tiền đái tháo hay đái tháo đường type 2, người có trình trạng vấn đề về huyết áp, lượng đường trong máu cao…
- Thói quen khác: Thường xuyên hút thuốc hay uống rượu, bia cũng tăng khả năng mắc bệnh.
- Cân nặng: Người thừa cân, béo phì có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 25, thường có lượng chất béo trung tính khá cao.
- Sử dụng thuốc: Tác dụng phụ khi uống các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, hormone, corticosteroid, thuốc điều trị HIV…
>>> Xem thêm: Thuốc Amoxicillin có công dụng gì? Liều lượng & cách sử dụng an toàn
Biến chứng khi chỉ số Triglyceride cao
Chỉ số Triglyceride tăng cao góp phần làm xơ cứng động mạch hay làm dày thành động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ. Chỉ số này quá cao cũng có thể gây viêm tuyến tụy cấp tính (viêm tụy).
Ngoài ra, chất béo trung tính cao là dấu hiệu của các tính trạng khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bao gồm béo phì và hội chứng chuyển hóa (mỡ quanh eo, huyết áp cáo, đường trong máu tăng và mức Cholesterol bất thường).
Một số biến chứng khác như:
- Bệnh tiểu đường type 2 hoặc bệnh tiền tiểu đường
- Nồng độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp)
- Một số tình trạng di truyền hiếm gặp khác ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Khi nào nên xét nghiệm chỉ số mỡ máu Triglyceride?
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), đối với người trên 20 tuổi nên tham gia xét nghiệm chỉ số Triglyceride và tái xét nghiệm sau 4 đến 6 năm. Ngoài ra, dựa vào tình hình sức khỏe của cá nhân mà bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thường xuyên hơn. Hơn nữa, AHA cũng khuyến khích trẻ em cũng nên kiểm tra một lần trong độ tuổi từ 9 đến 11 và một lần từ 17 đến 21 tuổi.
>>> Xem thêm: Alpha Choay là thuốc gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng
Các biện pháp kiểm soát chỉ số mỡ máu Triglyceride tốt
Nguyên nhân khiến chỉ số Triglyceride tăng cao đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên để kiểm soát được chỉ số này ở mức bình thường, bao gồm 3 cách chính như sau:
- Chế độ ăn uống: Hạn chế tối đa carbohydrate tinh chế, chất béo không bão hòa hoặc chất béo hydro hóa có trong đồ ăn nhanh, thịt đỏ hay mỡ động vật, đồ ngọt… Bên cạnh đó, nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường huyết thấp như ngũ cốc, gạo lứt, các loại đậu, ăn cá chứa nhiều omega-3.
- Vận động thể thao: tập thể dục thường xuyên, tham gia các hoạt động thể chất như cầu lông, bóng đá…
- Thói quen: Không nên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và đồ uống có cồn.
Ngoài ra, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra toàn diện và điều trị kịp thời.
Triglyceride cao nên ăn gì?
Triglyceride là gì? Chỉ số Triglyceride cao thì nên ăn gì? là những câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc và lựa chọn tối ưu nhất chính là thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm:
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… Việc vận động có thể làm giảm chất béo trung tính và tăng lượng Cholesterol tốt. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tham gia các lớp thể dục, bạn có thể lựa chọn hoạt động mạnh trong những công việc hàng ngày, đi thang bộ thay vì đi thang máy, làm việc vặt trong nhà…
- Giảm tiêu thụ đường và carbohydrate tính chế: Lượng chất béo trong cơ thể có thể tăng cao nếu bạn hấp thụ calo từ đường, thực phẩm từ bột mì trắng hoặc đường fructose.
- Giảm cân: Nghe có vẻ hoang đường nhưng khi bạn giảm cân hợp lý, lượng calo cũng vì thế mà giảm theo, đồng thời chất béo trung tính cũng được tiêu thụ đi đáng kể.
- Lựa chọn hấp thụ chất béo tốt: Thay vì dùng chất béo có trong thịt đỏ, hãy chuyển sang dùng chất béo thực vật có trong dầu ô liu và dầu hạt cải. Bên cạnh đó, ăn nhiều cá có chứa axit béo omega-3 trong cá hồi và cá thu. Tránh chất béo chuyển hóa hoặc thực phẩm có dầu, chất béo hydro hóa.
- Không uống rượu, bia, chất kích thích: Lượng calo trong rượu, bia là rất cao. Vì thế mà chúng có khả năng sản sinh nhiều Triglyceride. Trong trường hợp để kiểm soát chỉ số mỡ máu, hãy tránh xa rượu, bia.
>>> Xem thêm: Metronidazol: Công dụng, liều dùng thuốc Mg và lưu ý sử dụng
Khi chỉ số Triglyceride trong máu cao khiến người bệnh gặp những vấn đề nghiêm trọng, do đó cách kiểm soát tốt nhất chính là thay đổi lối sống và thường xuyên hoạt động thể chất. Trên đây là tất tần tật những thông tin về Triglyceride là gì và biện pháp điều trị tốt nhất mà Hoàn Mỹ cung cấp đến mọi người. Để cập nhật thêm những kiến thức y học mới nhất, bạn có thể truy cập vào Tin tức y tế. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến HOTLINE hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY để được tư vấn và thăm khám tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
>>> Xem thêm:
- Thuốc Meloxicam có công dụng gì? Một số tác dụng phụ cần lưu ý
- Esomeprazole là thuốc gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng
- Biotin là gì? Lợi ích và thực phẩm giàu Biotin cho sức khỏe
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.