Tin tức y tế

Tràn dịch khớp gối là gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị

28/11/2023

Tràn dịch khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, thường xảy ra sau khi người bệnh gặp chấn thương. Bệnh này tuy không khó chữa nhưng vẫn có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh tràn dịch khớp gối, cách nhận biết và cách điều trị hiệu quả.

>>> Xem thêm: 

Tràn dịch khớp gối là bệnh gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng bệnh lý khi lượng dịch trong khớp gối tăng lên sau chấn thương hoặc do các nguyên nhân bất thường trong khớp gối, kèm theo sự xuất hiện của mủ. Hiện tượng này gây đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động của các khớp. Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tràn dịch khớp gối là gì?
Hiện tượng tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng chất lỏng trong khớp tăng lên không kiểm soát (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là những yếu tố gây ra bệnh phổ biến:

Tràn dịch sau chấn thương

Các động tác va chạm mạnh và công việc đòi hỏi nhiều sức lực hoặc tập thể thao quá mức gây ra rách sụn bao bọc khớp gối, đứt dây chằng,… là những nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối. Lúc này, sụn bị tổn thương, dẫn đến giãn dây chằng đầu gối quá mức hoặc bị đứt. Sự tạo thành của chất lỏng ở trong khớp gia tăng và gây ra tràn dịch khớp gối dẫn đến hạn chế sự linh hoạt của khớp gối. 

Do bệnh lý về khớp

Một số bệnh lý như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, bệnh gout hoặc viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố và nhiều bệnh khác có thể gây nên tình trạng tràn dịch khớp gối.

Bị nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tràn dịch khớp. Một số loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng khớp bao gồm vi khuẩn lao, mycoplasma, tụ cầu vàng, và liên cầu. Ngoài ra, một số loại virus hoặc vi nấm cũng có khả năng gây ra tình trạng này.

>>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối
Nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng khớp cũng có thể gây tràn dịch khớp gối (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết tràn dịch khớp gối

Để xác định một cách chính xác tình trạng bệnh cũng như mức độ bệnh, thường các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm sau:

Công thức máu

Công thức máu là một phương pháp xét nghiệm cho ra những thông tin quan trọng về tình trạng nhiễm trùng hoặc bất thường trong bệnh lý về khớp.

Chụp X-quang

Cách chụp X-quang thường được thực hiện để phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương.

Chụp MRI

MRI hay cộng hưởng từ được sử dụng để quan sát chi tiết hơn về các bất thường về xương và các thành phần khớp như gân, dây chằng và sụn.

Chọc hút dịch khớp

Quá trình này bao gồm việc lấy mẫu dịch từ trong khớp để phân tích, giúp xác định bản chất của dịch và từ đó chẩn đoán nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh lý.

Chọc hút dịch khớp
Chọc hút dịch khớp là phương pháp nhận biết tràn dịch khớp chính xác (Nguồn: Internet)

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối khi được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể được điều trị triệt để mà không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường phát hiện khá trễ, khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng. Tình trạng này còn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng khớp do tiến hành chọc hút dịch khớp nhiều lần, hạn chế vận động khớp gối do sưng viêm. Đôi khi, bệnh tràn dịch khớp có thể phá hủy khớp và ảnh hưởng đến sức khỏe.

>>> Xem thêm: Viêm quanh khớp vai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Khi phát hiện bệnh trễ thường gây biến chứng nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Cách điều trị tràn dịch khớp gối

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối thích hợp. Một số phương pháp trị bệnh thường được áp dụng như sau:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh khi người bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, và thuốc ức chế miễn dịch trong trường hợp viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, đặc biệt là khi dùng các loại thuốc dễ gây tác dụng phụ như corticoid.

Điều trị xâm lấn

Phương pháp chọc hút dịch trong khớp giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đớn và sưng viêm cho người bệnh. Quá trình này có thể kết hợp tiêm corticoid để điều trị. Ngoài ra, việc sử dụng nội soi khớp giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như viêm màng hoạt dịch, sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp. Khi tổn thương thoái hóa khớp quá nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị.

Tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động để giảm tải cho khớp gối, sử dụng phương pháp chườm đá và kê chân cao để cải thiện tuần hoàn máu ở chi dưới và giảm sưng viêm.

Để phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thăm khám định kỳ để phát hiện các bệnh lý mạn tính như thoái hóa hoặc viêm khớp dạng thấp, gout.
  • Sử dụng thuốc để điều trị nguyên nhân trực tiếp gây ra tràn dịch khớp gối hoặc đeo nẹp theo yêu cầu điều trị.

>>> Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tự chăm sóc khi tràn dịch khớp gối
Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp 

Tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì?

Bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp cần kiêng ăn một số loại thực phẩm như: Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm từ nội tạng động vật và đồ ăn nhiều muối, thức ăn nhanh, thuốc kích thích và thức uống có caffeine.

Bài viết trên là những thông tin về nguyên nhân gây nên bệnh tràn dịch khớp gối, cách nhận biết cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, để biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.