Tin tức y tế

Phụ nữ có nên thắt ống dẫn trứng để triệt sản không?

23/11/2023

Thắt ống dẫn trứng là phương pháp tránh thai được sử dụng phổ biến hiện nay, bằng cách thắt ống dẫn ngăn cho tinh trùng và trứng thụ tinh với nhau. Khả năng mang rất thấp khoảng dưới 1%. Tuy nhiên phương pháp này gây ra những rủi ro và nguy hiểm tiềm ẩn. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về phương pháp tránh thai này qua bài viết dưới đây!

>>> Xem thêm: 

Thắt ống dẫn trứng là gì?

Thắt ống dẫn trứng còn được gọi là triệt sản ống dẫn trứng hay triệt sản nữ, là biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Trong quá trình thực hiện, ống dẫn trứng sẽ bị cắt, buộc kín để ngăn trứng thụ tinh với tinh trùng.

Hệ thống sinh sản ở nữ giới bao gồm âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Ống dẫn trứng có nhiệm vụ vận chuyển trứng từ buồng trứng đến tử cung. Tinh trùng không thể tiếp cận với trứng khi tử cung bị thắt lại dẫn đến việc không thụ thai được.

Phương pháp này có thể được thực hiện sau khi sinh con qua đường âm đạo hoặc sinh mổ hay trong một cuộc phẫu thuật bụng khác. Khả năng mang thai ngoài ý muốn khi thực hiện phương pháp này thường khá hiếm.

Thắt ống dẫn trứng là gì?
Thắt ống dẫn trứng (triệt sản nữ) là phương pháp tránh thai vĩnh viễn bằng cách ngăn cho trứng và tinh trùng thụ tinh (Nguồn: Internet)

Rủi ro khi thực hiện thắt ống dẫn trứng

Thắt ống dẫn trứng là cuộc phẫu thuật tạo vết rạch trên bụng, trước khi thực hiện sẽ tiến hành gây mê. Một số rủi ro có thể gặp khi thực hiện phẫu thuật này bao gồm:

  • Quá trình thực hiện có thể gây chảy máu, làm tổn thương ruột, bàng quang hoặc các mạch máu lớn.
  • Sau khi thắt ống dẫn trứng, lượng hormone estrogen và progesterone bị suy giảm, kèm theo những triệu chứng khác giống thời kỳ Mãn kinh như nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, âm đạo khô, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Một số trường hợp sẽ có phản ứng sốc phản vệ với thuốc mê.
  • Nguy cơ nhiễm trùng nếu quá trình phẫu thuật hoặc chữa lành vết thương không đúng cách.
  • Đau vùng chậu hoặc bụng liên tục sau khi thực hiện vài ngày.
  • Nguy cơ gặp thất bại trong quá trình thực hiện dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
  • Có khả năng bị bỏng ruột nếu áp dụng phương pháp sử dụng dòng điện để thực hiện.

Phương pháp này có nhiều rủi ro tiềm ẩn khác, vì vậy hãy cân nhắc và tìm hiểu về các bác sĩ có tay nghề cao, uy tín để không gặp tác dụng phụ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác tăng nguy cơ gặp biến chứng sau khi thực hiện như:

Một số vấn đề cần chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi tiến hành cuộc phẫu thuật thắt ống dẫn trứng, chuyên gia sức khỏe sẽ hỏi về lý do muốn triệt sản. Đồng thời trao đổi những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sau này như khả năng sinh con, tình trạng hôn nhân…

Cuối cùng, sau khi quyết định thực hiện thắt ống dẫn trứng, sẽ tiến hành một cuộc khám sức khỏe tổng quát để xem xét các điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả để đưa ra lựa chọn hiệu quả nhất. Đồng thời cung cấp những thông tin về cuộc phẫu thuật:

  • Rủi ro và lợi ích của phương pháp tránh thai vĩnh viễn và nguy cơ mang thai trở lại.
  • Chi tiết về thủ tục trước khi tiến hành.
  • Những nguyên nhân và khả năng thất bại trong quá trình thực hiện.
  • Cung cấp biện pháp lây truyền bệnh qua đường quan hệ tình dục.
  • Trao đổi về thời gian tiến hành thực hiện thủ thuật, sau khi sinh con, kết hợp sau khi thực hiện sinh mổ, thực hiện các biện pháp tránh thai khác ít nhất một tháng trước khi thắt ống dẫn…

>>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và phương án điều trị

Trao đổi với bác sĩ về một số vấn đề cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Trao đổi với bác sĩ về một số vấn đề cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện thắt ống dẫn trứng

Phương pháp tránh thai này có thể thực hiện trong nhiều trường hợp: sau khi sinh thường qua đường âm đạo, sinh mổ ở dưới rốn hoặc bất cứ lúc nào như một thủ tục ngoại trú sử dụng ống nội soi và gây mê toàn thân.

Trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành cuộc phẫu thuật tránh thai vĩnh viễn, bác sĩ thường sẽ yêu cầu kiểm tra sức khỏe và đảm bảo hiện tại người phẫu thuật không có thai.

Trong quá trình phẫu thuật

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ dùng kim để rạch một đường quan rốn để bơm căng bằng kí carbon dioxide hoặc oxit nito, sau đó, sẽ rạch thêm một đường nhỏ thứ hai để đưa các dụng cụ qua thành bụng. Những dụng cụ này có nhiệm vụ phá hủy hoặc chặn ống dẫn trứng bằng bằng vòng kẹp nhựa.

Nếu thực hiện thắt ống dẫn sau khi sinh con, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ dưới rốn để dễ dàng tiếp cận với tử cung và ống dẫn trứng. Tuy nhiên, với trường hợp đã  từng sinh mổ, bác sĩ sẽ tiến hành trực tiếp trên đường mổ đó để phẫu thuật.

Thắt ống dẫn trứng
Thắt ống dẫn trứng (Nguồn: Internet)

Sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, phần khí được bơm vào lúc đầu sẽ được loại bỏ. Người bệnh sẽ được phép về nhà sau vài giờ sau khi hoàn tất. Phương pháp này có thể làm người bệnh cảm thấy hơi khó chịu ở vết mổ cùng một vài vấn đề khác như:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc chuột rút.
  • Mệt mỏi, đau nhức ở vai, chóng mặt.
  • Đầy hơi hoặc chứng bụng.

Hơn nữa, trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ tư vấn về việc quản lý cơn đau để hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến vết mổ.

  • Hãy tắm sau 48 giờ tính từ khi hoàn tất thủ thuật, hạn chế chà xát vào vết thương và lau khô sau khi tắm.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia sau ít nhất 24 giờ.
  • Tránh nâng vật nặng và quan hệ tình dục trong thời gian bác sĩ chỉ định. Mọi hoạt động được thực hiện trở lại nếu vết thương đã lành, tuy nhiên mũi khâu ở vết thương sẽ không biến mất hoàn toàn.
  • Khí trong bụng có thể làm người bệnh khó chịu ở vai, cổ và ngực sau 24 đến 72 giờ sau đó. Hãy thử tắm nước ấm, sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc đi bộ để cải thiện tình trạng này.
  • Hãy thử ăn nhẹ với một ít bánh mì nướng, súp, trà hoặc bánh quy giòn để giảm buồn nôn.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp những triệu chứng sau khi phẫu thuật như:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ C.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
  • Đau bụng liên tục và dữ dội sau 12 giờ.
  • Chảy máu ở vết thương.
  • Vết thương chảy máu đi kèm với mùi hôi khó chịu.

>>> Xem thêm: Khám phụ khoa là khám những gì? Có đau không? Lưu ý khi khám

Quản lý cơn đau sau khi thực hiện phẫu thuật
Quản lý cơn đau sau khi thực hiện phẫu thuật (Nguồn: Internet)

Những vấn đề khi thắt ống dẫn trứng

Thắt ống dẫn trứng là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn, an toàn và hiệu quả, nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Biện pháp này không hoàn toàn ngăn chặn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Thắt ống dẫn trứng, nhất là cắt bỏ ống dẫn hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ măc bệnh Ung thư buồng trứng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không thích hợp để thực hiện phương pháp này. Do đó, cần có buổi trao đổi riêng với chuyên gia sức khỏe về biện pháp thích hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu hiện tại.

Nếu sau khi thực hiện thắt ống dẫn trứng mà vẫn mang thai thì nguy cơ cao là mang thai ngoài tử cung. Đồng nghĩa với việc cuộc phẫu thuật thất bại, trứng được thụ thai và cấy bên ngoài tử cung, rất nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Mang thai ngoài tử cung
Trường hợp mang thai sau khi thực hiện phương pháp này là rất hiếm (Nguồn: Internet)

Có nên thắt ống dẫn trứng để triệt sản, ngừa thai không?

Để đưa ra lựa chọn phương án tránh thai thích hợp, cần biết thêm về những ưu điểm cũng như nhược điểm của thắt ống dẫn trứng.

Ưu điểm: Đây là phương pháp phù hợp nhất cho những ai không muốn có con, xác suất mang thai trở lại rất thấp (dưới 1%), không ảnh hưởng đến hormone, chu kỳ kinh nguyệt, giảm nguy cơ mắc bệnh Ung thư buồng trứng, hạn chế các tác dụng phụ như tăng cân, mệt mỏi… Đặc biệt, không phải thực hiện các biện pháp tránh thai trước khi quan hệ như uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh, bao cao su.

Nhược điểm: Vẫn có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm. Đồng thời, phương pháp này không đảm bảo được tình trạng lây nhiễm qua đường tình dục. Một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện như chảy máu, tổn thương ruột, bàng quang, mạch máu lớn cùng một số tác dụng phụ khác.

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% phụ nữ trước 30 tuổi và 6% phụ nữ trên 30 tuổi thực hiện phương pháp này đã cảm thấy hối hận. Vì thế, trước khi thực hiện thắt ống dẫn trứng hãy suy nghĩ thật kỹ về lựa chọn của mình. Hiện nay, có nhiều hình thức tránh thai không vĩnh viễn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả như thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung hoặc sử dụng màng ngăn.

>>> Xem thêm: Cốc nguyệt san: Hướng dẫn sử dụng cho người lần đầu dùng

Có nên thắt ống dẫn trứng không?
Cần lưu ý về những ưu điểm và nhược điểm trước khi quyết định thực hiện thắt ống dẫn trứng (Nguồn: Internet)

Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp tránh thai bằng cách thắt ống dẫn trứng. Bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi thực hiện phương pháp này bởi những ưu điểm và rủi ro có thể gặp phải. Ngoài ra, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.