Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng luôn gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn, nếu không xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và ăn uống. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị để hạn chế tình trạng này.
>> Xem thêm:
- Đau bụng dưới ở phụ nữ: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Đau bụng bên trái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc miệng, gây lở loét bên trong khoang miệng. Nhiệt miệng khiến người bệnh đau đớn, gây khó khăn trong quá trình giao tiếp và ăn uống.
Ban đầu các vết loét chỉ là vết đốm nhỏ có màu trắng nổi lên trong niêm mạc miệng, dần dần các vết loét chuyển thành màu vàng và lan rộng ra thành một ổ lớn nằm trong lưỡi, má hoặc lợi. Sau 5 đến 7 ngày, các vết loét không còn sưng đỏ nên người bệnh đỡ cảm thấy đau đớn hơn, lớp niêm mạc bị tổn thương cũng dần hồi phục. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp Nhiệt miệng nặng nên bệnh nhân cần được điều trị đúng cách tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân cụ thể của bệnh Nhiệt miệng đến từ đâu vì nó khá phổ biến và xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có thể xác định được các yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ gây tổn thương khoang miệng và dẫn đến nhiệt miệng bao gồm:
- Vô tình cắn mạnh vào lưỡi hoặc má gây tổn thương khoang miệng.
- Khoang miệng cọ xát với khung niềng răng hoặc hàm duy trì gây tổn thương.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa axit như dứa, cam, dâu tây.
- Thay đổi nội tiết tố cơ thể (ví dụ như đang trong chu kỳ kinh nguyệt), căng thẳng, thiếu ngủ.
>> Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa và những thông tin quan trọng bạn nên biết
Những triệu chứng của nhiệt miệng
Bệnh Nhiệt miệng rất dễ để phát hiện vì nó có dấu hiệu rõ ràng. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Những triệu chứng tiêu biểu thường xảy ra bao gồm:
- Sốt cao
- Đau bụng tiêu chảy
- Bụng đầy hơi, tiêu hoá kém
- Sụt cân nhanh, người xanh xao
- Chuột rút.
>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
Cách trị Nhiệt miệng tại nhà hiệu nhà
Bạn có thể tham khảo các cách để điều trị bệnh Nhiệt miệng tại nhà hiệu quả như sau:
Dùng nước muối sinh lý
Khi bị nhiệt thì đây là lúc miệng có nhiều vi khuẩn tích tụ và nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn cao, giúp loại bỏ và phòng ngừa các tác nhân như vi khuẩn. Đó là lý do mà người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng.
Bạn chỉ cần chuẩn bị nước ấm và muối rồi súc miệng trong 30 giây thì nhổ ra. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả nhanh hơn. Thời gian đầu bạn có thể cảm thấy hơi rát và đau ở chỗ bị nhiệt nhưng muối sẽ giúp vết loét khô nhanh hơn. Ngoài cách tự pha thì bạn cũng có thể mua sẵn chai nước muối súc miệng tại các nhà thuốc.
>> Xem thêm: Đau họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Dùng nước súc miệng chuyên dụng
Bên cạnh nước muối, các loại nước súc miệng chuyên dụng cũng là phương pháp trị Nhiệt miệng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nước súc miệng chuyên dụng được bán nhiều ở các tiệm thuốc, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và lở loét miệng hiệu quả.
Lưu ý, bạn nên súc miệng ngay từ khi mới xuất hiện các vết loét để rút ngắn thời gian. Ngoài ra, việc súc miệng không nên thực hiện trong thời gian dài vì các chất trong thành phần nước súc miệng có thể bào mòn răng. Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng theo chỉ định của sản phẩm.
Bổ sung vitamin cho cơ thể
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Để điều trị tại nhà, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C (có trong ổi, ớt chuông, súp lơ, bông cải xanh), vitamin PP (có trong thịt heo, thịt bò, có ngừ, cá hồi), vitamin B (có trong trứng, sữa, hàu, hến),…
Dùng baking soda
Baking soda giúp cân bằng độ pH, từ đó làm lành các vết nhiệt trong miệng hiệu quả. Bạn cũng thực hiện giống với nước muối bằng cách pha loãng baking soda cùng nước lọc và súc miệng, thời gian súc mỗi lần từ 15 – 30 giây. Có thể súc miệng 2 – 3 lần trong ngày để nhanh có hiệu quả hơn.
Dùng dầu dừa hoặc mật ong
Mật ong và dầu dừa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt, từ đó xung quanh những chỗ bị nhiệt trong miệng cũng không còn ửng đỏ. Bạn chỉ cần lấy lượng nhỏ dầu dừa hoặc mật ong rồi thoa lên vết nhiệt vài lần mỗi ngày.
Những biện pháp hạn chế bị nhiệt miệng
Để ngăn chặn, hạn chế Nhiệt miệng xảy ra, bạn hãy thử áp dụng những cách dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế hoa quả chứa nhiều axit, thực phẩm cay nóng, chiên rán dầu mỡ hay có khả năng gây dị ứng
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe, nhiều axit béo omega 3, trái cây có tính mát
- Đánh răng, vệ sinh miệng sạch sẽ sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày
- Thay thế bàn chải đánh răng bằng loại có lông mềm để hạn chế gây tổn thương
- Tập thể dục, tập yoga, thái cực quyền hoặc thiền để cân bằng tâm trí, giảm căng thẳng
- Uống 2 lít nước mỗi ngày
>> Xem thêm: Healthy là gì? Mách bạn 6 nguyên tắc áp dụng chế độ ăn healthy đúng chuẩn
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp hạn chế bệnh Nhiệt miệng mà mọi người có thể tham khảo. Để đặt lịch khám bệnh tại hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, bạn có thể gọi điện đến số HOTLINE hoặc bấm trực tiếp TẠI ĐÂY. Ngoài ra, bạn đừng quên truy cập chuyên mục Tin tức y tế để cập nhật những kiến thức y học thường thức bổ ích mỗi ngày.
Câu hỏi thường gặp:
Để trị Nhiệt miệng chỉ trong 1 ngày, bạn có thể sử dụng rau diếp cá, rau ngót, bột sắn dây, baking soda, ăn sữa chua, đắp bã chè khô lên chỗ sưng viêm, súc miệng với trà hoa cúc,…
Lý do nhiều người bị Nhiệt miệng liên tục là:
Cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất (C, B2, B3, Zn, Axit Folic)
Rối loạn nội tiết tố
Căng thẳng
Tổn thương niêm mạc miệng
Dùng kem đánh răng không phù hợp
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.