Măng cụt là loại trái cây dinh dưỡng và có lợi ích sức khỏe. Hơn nữa loại quả này được xem là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt. Vậy măng cụt có tác dụng gì và liệu rằng ăn nhiều loại quả này có tốt không? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.
>>> Xem thêm:
- Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có lên cân không?
- Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến
Tổng quan về măng cụt
Măng cụt có tên tiếng anh là Garcinia Mangostana, là một loại cây thường mọc ở khu vực Đông Nam Á. Quả của cây này có màu tím đậm hoặc đỏ, với một lớp vỏ ngoài dày và phần thịt bên trong có vị ngọt, chua nhẹ.
Loại quả này chứa các hợp chất có khả năng hoạt động như chất chống oxy hóa và chống nhiễm trùng. Trong các nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm, việc sử dụng chiết xuất từ măng cụt đã cho thấy một số tác dụng tiềm năng, bao gồm khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm, cũng như làm chậm sự phát triển của một số tế bào ung thư.
>>> Xem thêm:
- Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?
- Phúc bồn tử thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng gì?
12 lợi ích của măng cụt đối với sức khỏe
Măng cụt không chỉ là một loại quả ngon mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là 12 lợi ích của trái cây này.
Ổn định đường huyết
Măng cụt chứa một loại hợp chất được gọi là xanthones, có khả năng kích thích lưu lượng máu, ngăn chặn sự đông máu và giúp duy trì lượng đường trong máu. Những chiết xuất từ loại trái cây này tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì làm giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể
Hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất từ măng cụt có khả năng giảm lượng LDL ( lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp), từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, loại quả này còn có thể tăng mức độ HDL (lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao) hỗ trợ sức khỏe tim mạch trở nên tốt hơn. Điều này giúp ngăn chặn mọi vấn đề liên quan đến tim và hệ thống tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn tim,….
Giảm tình trạng viêm nha chu
Măng cụt được coi như một vũ khí hiệu quả trong việc chống lại căn bệnh về nướu được gọi là viêm nha chu. Sử dụng gel măng cụt không chỉ giúp chữa trị các vấn đề về nướu mà còn mang lại những hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị.
Tăng cường thể lực cho cơ thể
Mặc dù có lượng calo thấp, nhưng loại trái cây nhiệt đới này lại là một nguồn dinh dưỡng dồi dào chứa nhiều vitamin như vitamin B, vitamin B9, vitamin B1 và vitamin B2, cùng với khoáng chất như mangan, đồng, magiê. Từ đó, cung cấp năng lượng giúp bạn trông tươi tắn và trẻ trung hơn.
Ngoài ra, măng cụt cũng giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh và protein có hại. Từ đó, giúp cho cơ thể được bổ sung đủ dưỡng chất, hỗ trợ tăng cường thể lực cho cơ thể.
Phòng ngừa ung thư
Măng cụt được biết đến là loại quả có tác dụng phòng ngừa Ung thư rất tốt. Một nghiên cứu được công bố trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia – Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng chiết xuất từ măng cụt có tác dụng chống lại tốt các dòng tế bào ung thư vú.
>>> Xem thêm:
Chống lão hóa
Măng cụt chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như catechin (một hoạt chất có trong trà xanh). Catechin được biết đến với khả năng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do, giúp chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần và giảm nguy cơ các bệnh thoái hóa.
Trị viêm da
Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, măng cụt có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên giúp điều trị các vấn đề thường gặp về da. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ăn măng cụt có thể là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá, vết thâm, tình trạng da nhờn và da khô. Hơn nữa, các tinh chất trong loại trái này đặc biệt là vitamin C còn có giúp làm sáng da, cải thiện làn da khỏe mạn, giảm Nếp nhăn và kích thích quá trình tái tạo collagen.
Trị tiêu chảy
Không chỉ thịt măng cụt có lợi ích đối với các vấn đề đường ruột bởi chứa nhiều chất xơ mà lá của cây này cũng có tác dụng điều trị một số rối loạn liên quan đến dạ dày như tiêu chảy, đau bụng, tón bón,…
Hỗ trợ chữa kiết lỵ
Theo Đông y, vỏ quả măng cụt được mô tả có vị chua chát và tính bình, có tác dụng điều trị ngộ độc thực phẩm hoặc các vấn đề liên quan đến chi huyết như nôn máu, kiết lỵ, và băng lậu,…
Cách dùng:
- Bạn có thể sử dụng 60g vỏ quả măng cụt khô và 1.200 ml nước. Thêm vào đó có thể thêm 5g hạt mùi và 5g hạt thìa lìa.
- Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước còn lại khoảng một nửa.
- Uống hàng ngày, mỗi lần 120ml, chia thành 2 lần sử dụng trong ngày.
Kiểm soát cân nặng cơ thể
Xanthones – một loại hợp chất có trong vỏ măng cụt, được cho là có khả năng hỗ trợ quá trình giảm cân thông qua việc tăng cường quá trình đốt đốt chất mỡ thừa và giảm hấp thụ chất béo. Tuy nhiên, như với mọi phương pháp giảm cân khác, việc duy trì một chế độ ăn cân đối và lối sống lành mạnh là điều quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
>>> Xem thêm:
- Tác dụng của táo đỏ bạn nên biết khi ăn
- Chuối tiêu có tốt không? Tác dụng của chuối tiêu với sức khỏe
Giảm mùi hôi hơi thở
Với công dụng diệt khuẩn của chất Xanthone, măng cụt còn biết đến với khả năng làm giảm mùi hôi hơi thở, hôi miệng, hạn chế viêm nướu,,..vô cùng hiệu quả
Giảm cholesterol
Măng cụt có lượng calo thấp và không chứa cholesterol, hỗ trợ kiểm soát mức chất béo trung tính trong máu, ngăn ngừa các bệnh liên qua đến tim mạch.
Vỏ măng cụt có tác dụng gì?
Vỏ măng cụt có rất nhiều công dụng như chữa ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, táo bón, các tình trạng bệnh chỉ huyết khác,…
Công tác nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng vỏ loại quả này chứa những tính chất đặc biệt.
- Chất epicatechin trong vỏ giúp chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do.
- Các flavonoid cũng có khả năng ức chế hoạt động sản xuất acid của vi khuẩn Streptococcus mutans GS-5, giúp ngăn chặn sự hình thành của axit gây sâu răng.
>>> Xem thêm:
- Dâu tằm có tốt không? Tác dụng của quả dâu tằm
- Tác dụng của ớt chuông và các lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua
Một số tác dụng phụ khi ăn măng cụt
Bên cạnh những lợi ích, hỗ trợ tốt đối với sức khỏe, trong một vài trường hợp ăn măng cụt cũng có thể gặp những tác dụng phụ khác. Có một số các tác dụng dụng phổ biến dưới đây:
Phản ứng dị ứng
Mặc dù rất hiếm, nhưng măng cụt vẫn có thể gây dị ứng, đặc biệt ở những người nhạy cảm. Nếu có phản ứng sau khi ăn măng cụt, bao gồm các triệu chứng như phát ban da và đau bụng, khó chịu trong dạ dày,… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Cản trở quá trình đông máu
Măng cụt có khả năng làm chậm quá trình đông máu. Khi sử dụng quả này cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu (như aspirin, Effient và các loại thuốc khác), có thể tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Gây nhiễm acid lactic
Nhiễm axit lactic là tình trạng khi nồng độ lactate tăng đột ngột, làm giảm pH trong máu, gây tắc nghẽn do axit dư thừa trong cơ thể. Nhiễm axit lactic có thể gây mệt mỏi và buồn nôn. Nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến tích tụ axit nghiêm trọng, gây sốc rất nguy hiểm.
Nhiễm độc thần kinh
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều cao xanthone có thể gây ra nhiễm độc thần kinh, gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Không chỉ vậy, khi kết hợp với các loại thuốc hay thảo dược khác có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức. Do đó, việc sử dụng măng cụt cần phải phù hợp, tránh lạm dụng loại quả này quá nhiều.
Bệnh đa hồng cầu
Một tác dụng phụ của loại trái cây nhiệt đới này cần hết sức lưu ý đó là có thể gây ra bệnh đa hồng cầu. Đây là tình trạng tủy xương sản xuất ra lượng hồng cầu quá nhiều, làm cho hồng cầu trong máu tăng cao.
Đối tượng hạn chế ăn măng cụt
Dù chưa có nhiều nghiên cứu xác thực rằng phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn măng cụt, nhưng để đảm bảo an toàn thì trong quá trình mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ bạn nên hạn chế ăn hoặc có thể ăn theo tư vấn của bác sĩ.
Ngoài ra, những người làm phẫu thuật cũng hạn chế ăn loại quả này, bởi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật. Tốt nhất không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật.
>>> Xem thêm:
- Uống nước dừa có tác dụng gì? Có nên uống nước dừa mỗi ngày không?
- Một quả ổi bao nhiêu calo? Ăn ổi có giảm cân không?
Một số câu hỏi thường gặp
Cũng tương tự như các loại trái cây nhiệt đới khác, măng cụt có nhiều lợi ích với sức khỏe những chứa hàm lượng hàm đường cao, nếu ăn nhiều có thể gây nóng cho cơ thể, dẫn đến việc nổi mụn nhiều.
Cũng như các loại quả hay thực phẩm khác, nên dùng với hàm lượng phù hợp, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn quá nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu ăn quá nhiều có thể gây buồn nôn, nổi mề đay, phát ban, sưng ngứa,…
Trên đây là những điều mà bạn cần biết về măng cụt. Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng song song đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu sử dụng loại quả này không đúng cách. Vậy nên bạn cần phải hết sức lưu ý nhé. Ngoài ra, nếu bạn cập nhật thêm những Tin tức Y tế khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.