Khám thai định kỳ là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Mục đích chính của việc này là kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, từ đó phát hiện kịp thời các bất thường thai kỳ và xử lí từ sớm, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.
Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai. Điều này minh chứng cho tầm quan trọng của việc khám thai trong quá trình thai kỳ.
Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho mẹ bầu lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Thông thường, mẹ bầu sẽ được yêu cầu đi khám mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Bước qua tam cá nguyệt cuối (3 tháng cuối thai kỳ), mẹ bầu sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn.
Đối với lần đầu tiên mang thai, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Nếu từng sinh con, mẹ bầu nên khám thai ít nhất khoảng 7 lần.
Các mốc khám thai định kỳ để mẹ bầu tham khảo:
- Lần khám thai đầu tiên: khi nhận thấy bị trễ kinh khoảng 1 tuần và dùng que thử thai thấy 2 vạch. Lúc này, mẹ cần đi khám để nhận kết quả chính xác nhất từ bác sĩ.
- Lần khám thai thứ 2 (Thai khoảng 8 tuần)
- Lần khám thai thứ 3 (Tuần thai thứ 10 – 13 tuần 6 ngày)
- Lần khám thai thứ 4 (Tuần thai thứ 14 – 16)
- Lần khám thai thứ 5 (Tuần thai thứ 16 – 20)
- Lần khám thai thứ 6 (Tuần thai thứ 20 – 24)
- Lần khám hai thứ 7 (Tuần thai thứ 24 – 27)
- Lần khám thai thứ 8 – 10 (Tuần thai thứ 28 – 36)
- Lần khám thai thứ 11 – 14 (Tuần thai thứ 36 – 40)
- Lần khám thai thứ 15 (Tuần thai thứ 40 – 42)
Mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chính xác nhất và đảm sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Trong quá trình khám thai, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu, thử nước tiểu, chọc ối, làm xét nghiệm Triple test, tiêm phòng uốn ván cuống rốn, xét nghiệm Non-stress (NST), kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ. Tùy theo tuần thai mà bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra hoặc mẹ bầu cũng có thể chủ động đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá khả năng sinh thường hay không và xét nghiệm Non-stress test – đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở đi) để đảm bảo em bé hoạt động tốt và nhận đủ oxy.
Ở lần khám thai tuần thứ 40 – 42, nếu mẹ bầu chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc có nên can thiệp để mẹ bầu sinh ngay hay chờ thêm.
Khoa Phụ sản là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương, với đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng có trình độ cao, thành thạo trong việc chẩn đoán trước khi sinh, khám và theo dõi thai kỳ, cũng như các khía cạnh quan trọng khác trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
Để được tư vấn chi tiết và phục vụ chu đáo, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Số điện thoại: 0866 606 714
- Fanpage: Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư Nhân Bình Dương
- Website: https://hoanmy.com/tunhanbinhduong/
- Địa chỉ: 152 Huỳnh Văn Cù, phường Chánh Mỹ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.