Khám phụ khoa định kỳ là điều hết sức cần thiết đối với nữ giới. Việc kiểm tra phụ khoa tổng quát giúp tầm soát các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục, từ đó giúp bạn phát hiện kịp thời và quá trình chữa trị nhanh chóng hơn. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu khi khám phụ khoa cần khám những gì và khi khám có đau không.
>>> Xem thêm:
- Đau bụng dưới ở phụ nữ: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa còn được hiểu là quá trình tầm soát bệnh tật liên quan đến cơ quan sinh dục của nữ giới, cụ thể từ bên trong đến bên ngoài. Kết quả sau quá trình khám sẽ giúp nữ giới sớm phát hiện bệnh, từ đó giúp họ hiểu được vấn đề sức khỏe đang gặp phải và phối hợp với bác sĩ đưa ra chiến lược điều trị hiệu quả.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân bị đau bụng trái ở nữ và nam và chẩn đoán bệnh
Khám phụ khoa là khám những gì?
Khám phụ khoa là quá trình khám tổng quát và chi tiết cơ quan sinh dục nữ bao gồm bên trong lẫn bên ngoài. Cụ thể hơn, những nơi thường được thăm khám mỗi khi khám phụ khoa gồm: vòi trứng, buồng trứng, tử cung,..được gọi chung là cơ quan sinh dục trên, đồng thời các bộ phận như: cổ tử cung, âm đạo được hiểu là cơ quan sinh dục dưới.
Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ đồng thời thực hiện thêm một số xét nghiệm như: siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu,…để tầm soát các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh sản. Hơn thế nữa, nếu nghi ngờ có khối u hoặc người nữ có nguy cơ mắc ung thư, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm sinh thiết để đưa ra kết luận chính xác hơn.
Thời điểm nào nên đi khám phụ khoa?
Trên thực tế, trong y khoa chia ra làm 3 giai đoạn mà người phụ nữ nên đi khám phụ khoa gồm: trước khi bước vào giai đoạn hôn nhân, chuẩn bị cho thời kỳ mang thai và khi cơ quan sinh sản của bạn có những dấu hiệu bất thường.
- Trước khi bước vào đời sống hôn nhân: sinh sản là điều không thể thiếu trong hôn nhân, đó cũng là yếu tố giúp đời sống vợ chồng “giữ lửa” lâu bền. Vì thế, trước khi cưới, bạn nên kiểm tra các vấn đề về phụ khoa để đảm bảo rằng cơ thể khỏe mạnh và không gặp bệnh lý nào tác động đến đời sống vợ chồng.
- Chuẩn bị cho giai đoạn thai kỳ: để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé luôn được phát triển tốt và không để trẻ gặp phải các biến chứng, thì việc thăm khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết.
- Bộ phận sinh sản bất bình thường: khi phụ nữ cảm thấy ngứa, đau rát ở âm đạo khi quan hệ, hoặc gặp hiện tượng chảy máu âm đạo bất chợt,…thì đó là các dấu hiệu cho thấy cơ quan sinh sản của nữ giới đang không ổn. Vì vậy, cách giải quyết nhanh và hiệu quả nhất là đến bác sĩ để thăm khám.
>>> Xem thêm: Đau bụng bên phải cảnh báo bệnh gì? Cách giảm đau nhanh chóng
Các bước khám phụ khoa
Thông thường, quá trình khám phụ khoa diễn ra với 7 bước cơ bản, trong đó:
Hỏi thông tin và tình trạng bệnh nhân
Trước khi thực hiện việc thăm khám, các bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin cơ bản về tên, tuổi, dấu hiệu mà bệnh nhân thấy xuất hiện bất thường trong cơ thể, sâu xa hơn là tiền sử của bệnh nhân trước khi đưa ra bước khám sau đó.
Thăm khám bên ngoài bộ phận sinh dục
Sau khi nắm được một số thông tin cơ bản từ bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và kiểm tra sơ bộ phần bên ngoài của bộ phận sinh dục.
>>> Xem thêm: Đau bụng trên rốn: Nguyên nhân và cách điều trị
Khám âm đạo
Để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng âm đạo của người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y khoa để khám vùng cổ tử cung và thành âm đạo bằng cách đưa dụng cụ mỏ vịt vào bên trong âm đạo của bệnh nhân. Nếu có sự nghi ngờ bệnh nhân đã mắc phải các bệnh phụ khoa, họ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch từ âm đạo để tiến hành xét nghiệm.
Thực hiện xét nghiệm dịch âm đạo
Bước xét nghiệm dịch âm đạo là tiền đề cho kết luận của bác sĩ. Trong đó, họ có thể phát hiện bạn nhiễm vi khuẩn, trùng roi,…trong mẫu dịch này hay không để bước đầu chẩn đoán về bệnh phụ khoa mà bạn mắc phải.
>>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và phương án điều trị
Khám tử cung
Đây là bước thăm khám mà với bất kỳ ai khi đi khám phụ khoa đều trải qua. Bạn có thể nhận thấy rằng các y bác sĩ sẽ dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng để xác định vị trí và kiểm tra sự bất thường. Ngoài ra, họ còn thực hiện siêu âm để thăm dò tình trạng buồng trứng, tử cung,…
Xét nghiệm khác
Các xét nghiệm khác như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, làm sinh thiết,…sẽ được thực hiện khi bác sĩ yêu cầu, tùy theo tình trạng của bệnh nhân sẽ ứng dụng loại xét nghiệm cụ thể.
>>> Xem thêm: Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp giảm đau
Tư vấn và hẹn lịch tái khám
Dựa trên quá trình thăm khám và kết quả của các đợt xét nghiệm, lúc này bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cho tình trạng của bạn kèm theo phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, họ còn hướng dẫn bạn một số cách thức giúp cải thiện bệnh hiệu quả và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.
Một số điều cần lưu ý khi khám phụ khoa
Như đã đề cập ở nội dung trên, khám phụ khoa là điều rất cần thiết, nhưng chị em cần lưu ý:
- Lựa chọn các bệnh viện tốt, uy tín và được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại
- Khi đang diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, bạn nữ không nên đi khám phụ khoa
- Thường xuyên theo dõi và ghi nhớ những triệu chứng mà mình gặp phải
- Không sử dụng thức uống có cồn và quan hệ tình dục trước khi thăm khám phụ khoa.
>>> Xem thêm: 9 Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, đơn giản
Một số câu hỏi thường gặp
Khi khám phụ khoa, chắc chắn bạn sẽ không gặp phải bất kỳ đau đớn nào vì quá trình thăm khám sẽ được các y bác sĩ chú trọng và hỗ trợ nhiệt tình.
Thời gian lý tưởng để phụ nữ thăm khám phụ khoa có thể là 6 tháng một lần hoặc 1 năm một lần.
Tóm lại, khám phụ khoa định kỳ là một trong những điều cần thiết và là cách thức hữu hiệu giúp phụ nữ theo dõi sức khỏe và tình trạng thực tế của cơ quan sinh sản. Đồng thời, họ cũng sẽ hiểu rõ hơn về quy trình khám để xua tan nỗi lo lắng và e ngại của mình mỗi khi khám bệnh phụ khoa. Để cập nhật những thông tin mới nhất về y khoa, hãy truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY để trực tiếp đặt lịch hẹn thăm khám, hoặc liên hệ số HOTLINE để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhanh chóng từ hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên khắp các tỉnh thành.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.