Khi nền y học chưa phát triển và có nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại như bây giờ thì những bài thuốc cổ truyền được nhiều người quan tâm hơn. Trong đó, hoa cúc là một bài thuốc dân gian chuyên trị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp… rất phổ biến. Vậy loài hoa này đem lại những lợi ích gì cho việc điều trị trong y khoa? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Bài viết cùng chủ đề:
- Bật mí tác dụng của cây vòi voi trong việc chữa bệnh
- Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của hoa anh thảo
- Hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả
Tìm hiểu về hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng có tên chuyên dùng trong y khoa là Chrysanthemum indicum L. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là kim cúc hoặc cam cúc. Đây là một loại cây thuộc giống thân thảo, phần lá có hình bầu dục và mọc đan xen với nhau, cuống lá ngắn. Bên cạnh đó, loài hoa này yêu thích môi trường ẩm và ưa sáng. Không chỉ sở hữu khả năng thích nghi với môi trường cao, bông cúc còn chứa nhiều thành phần rất có lợi cho việc chữa trị bệnh.
Trong số các bộ phận, người ta thường dùng hoa cúc để chữa bệnh. Một số thành phần trong hoa có thể kể đến như Carotenoid, tinh dầu có pinen, p cymene, chrysanthenone, cadinen, chrysanthe triol, bornyl acetate, indicumenon, Vitamin A, angeloyl cumambrin B,…
Ở Việt Nam, cây cúc hoa thường được trồng phổ biến để sử dụng hoa làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh, làm trà, hoặc dùng để ngâm rượu. Sau khi thu hoạch, hoa thường được phơi hoặc sấy khô để bảo quản lâu hơn.
>>> Xem thêm:
- Hoa hòe chữa bệnh gì? Công dụng của hoa hòe đối với sức khỏe
- Bài thuốc kim ngân hoa có tác dụng gì?
Tác dụng của hoa cúc vàng trong y học dân gian
Trong y học dân gian, cúc hoa này được bào chế thành thuốc mang vị ngọt, hơi hàn và có tính hàn. Một số tác dụng bất ngờ của hoa cúc mà bạn không thể bỏ qua như:
- Trị các bệnh “cúm vặt”: Đau đầu, hoa mắt, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, cao huyết áp,…
- Điều trị các vết thương: Bị rắn cắn, mụn nhọt hoặc chấn thương ứ huyết, bạn hãy dùng lá hoa cúc đắp bên ngoài để điều trị.
- Hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa như: Chán ăn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan,…
Lợi ích của hoa cúc vàng trong y học hiện đại
Bông cúc được xem là một loại dược liệu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các thành phần hoạt tính như tannin, axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, chất nhầy,… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hoa cúc đem đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe bao gồm:
Chữa đau đầu, viêm mũi dị ứng
Nhờ các thành phần có trong hoa cúc vàng như vitamin A, vitamin B6, Kali, Canxi, tinh dầu, inulin,… nên từ lâu, giới chuyên gia đã khuyên dùng loại thảo mộc này để giảm đau đầu và căng thẳng. Hoa có tính chất chống viêm nhiễm và kháng khuẩn, có thể giúp làm dịu các triệu chứng viêm mũi Dị ứng như sưng, ngứa và chảy nước mắt.
Hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho, trị bệnh hô hấp
Do trong thành phần thảo mộc chứa các dưỡng chất có tác dụng chống viêm nên cúc vàng thường được dùng để giảm ho, trị bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản, giảm viêm loét miệng và viêm họng.
Làm dịu các vấn đề về tiêu hóa
Hoa cúc vàng còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, táo bón nhẹ, rối loạn chức năng ở túi mật và gan. Cúc hoa có thể được sử dụng để giúp làm dịu một số vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, buồn nôn, loét dạ dày và tá tràng.
Điều hòa kinh nguyệt
Đối với chị em phụ nữ, loài hoa này là bài thuốc hay giúp điều hòa kinh nguyệt, nhất là với chứng rong kinh. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ điều trị viêm đường niệu và bàng quang.
Trị bệnh về gout
Cúc hoa còn là một trong những loại thảo mộc điều trị các chứng bệnh như gout, viêm da dị ứng, thấp khớp bởi các dưỡng chất có trong loài cây này.
Làm đẹp da, giảm mụn
Các sản phẩm chứa hoa cúc có thể giúp cung cấp dưỡng chất cho da và làm dịu da, giúp da trở nên mịn màng và khỏe mạnh. Bông cúc vàng nếu mang đi ngâm rượu sẽ cho ra bài thuốc điều trị Mụn trứng cá hiệu quả. Ngoài ra,rửa mặt hằng ngày với nước nấu từ cúc vàng giúp làm sạch, làm mát và làm dịu da nhạy cảm.
Các bài thuốc trị bệnh từ hoa cúc vàng và liều dùng
Thông thường, loài hoa này được dùng với liều lượng từ 9g đến 15g theo dạng thuốc sắc, khi dùng riêng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Riêng với dạng chữa trị ngoài da, nó được dùng để đắp mụn nhọt và làm sạch vết thương.
Một số bài thuốc Đông y trị bệnh từ hoa cúc:
- Hạ sốt: Trộn 5g cúc hoa vàng và địa liền với 20g cúc tần, cát căn, lá tre, kinh giới, bạc hà, và tía tô. Đem tán nhuyễn thành bột và uống mỗi lần 4-6g, 2-3 lần/ngày để giảm sốt.
- Chữa cảm lạnh: Sử dụng 5g cúc hoa vàng và địa liền kết hợp với 20g bạc hà, tía tô, kinh giới, và cát căn. Sắc với 300ml nước và uống ngày 2 lần để giúp làm dịu triệu chứng cảm lạnh.
- Tang cúc ẩm: Để điều trị ho và sốt, cảm mạo, kết hợp 6g tang diệp và 6g hoa cúc với 4g liên kiều, 4g cam thảo, 4g bạc hà và 4g cát cánh. Sắc bằng 600ml nước, đun sôi để thuốc sắc lại còn 200ml. Uống thành 3 lần trong ngày.
- Cúc hoa trà điều tán: Sử dụng hoa cúc, kinh giới, xuyên khung, bạc hà, khương hoạt, cam thảo, khương tàm, phòng phong, hương phụ, tế tân, và bạch chỉ để chế biến thuốc. Sử dụng nước trà này, mỗi lần từ 4g đến 6g bột để điều trị viêm mũi, hoa mắt, đau mắt đỏ, và đau đầu.
- Làm đẹp da, giảm mụn: Nấu 2kg cúc tươi với nước sôi, lọc bỏ phần bã, tiếp tục nấu cho nước cô đặc lại rồi trộn với mật ong. Uống mỗi lần 12-15g, ngày dùng 1-3 lần, cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội để làm đẹp da.
- Chữa mộng thịt ở mắt: Tán nhỏ hoa cúc chi trắng và thuyền thoái thành bột. Mỗi lần sử dụng trộn 2-12g với một ít mật cho dễ uống để trị mộng thịt ở mắt.
- Trị đinh râu: Giã nát hỗn hợp hoa và lá cúc xuyến chi và bồ công anh (mỗi vị 80g) và lọc phần nước uống. Đắp phần bã tại chỗ để điều trị đinh râu.
Tác dụng phụ của bông cúc vàng đối với cơ thể
Hoa cúc vàng là một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ rõ ràng trước khi sử dụng chúng. Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng như:
- Những người Dị ứng hoa họ Cúc (Chrysanthemum), xuất hiện khí hư thì không nên sử dụng loại thuốc này.
- Những ai bị đau đầu nhưng hay bị lạnh trong người, bị phong hàn hoặc rét run cũng không được dùng hoa cúc vàng.
- Người bị mất nước, nặng tay, chân, đau đầu kèm theo sợ lạnh cũng cần tránh xa loại thuốc làm từ loài hoa này.
- Không được bào chế cùng bạch truật và địa cốt bì.
Một số ứng dụng khác của hoa cúc vàng trong đời sống
Hoa cúc vàng không chỉ là những bài thuốc dân gian và hiện đại thường được dùng để trị bệnh mà chúng còn có những công dụng khác trong đời sống như:
Làm đẹp cho không gian sống
Bạn có thể trang trí nhà cửa bằng những chậu hoa vàng tươi ở khu vực sân thượng hoặc trên ban công. Với gam màu vàng ươm, tươi sán sẽ khiến cho khu vực bạn trồng hoặc trưng bày trở nên nổi bật hơn.
Làm trà
Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người cao tuổi. Bạn có thể pha trà kết hợp với một số loại thảo dược khác như cam thảo, atiso,… để hương vị của trà thêm thơm và đậm vị hơn. Trà của loài hoa này giúp cải thiện giấc ngủ của bạn, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa giúp giảm thiểu tình trạng chán ăn.
Tóm lại, hoa cúc là một trong những loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Chúng là bài thuốc dân gian với nhiều công dụng trong cả y học dân gian và hiện đại. Để có thể cập nhật thêm kiến thức về sức khỏe thường xuyên, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Nếu có nhu cầu cần giải đáp thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
Một số câu hỏi thường gặp:
Hoa cúc vàng không chỉ mang đến tài lộc và may mắn cho gia đình vào ngày Tết mà còn thể hiện ý nghĩa về trường thọ, hiếu thảo và sự thanh cao. Hình ảnh hoa còn gắn liền với lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, hy vọng họ luôn mạnh khỏe và bình an. Ngoài ra, hoa cúc vàng cũng đại diện cho sự thanh cao và quyền quý, là biểu tượng cho sự giàu sang và phú quý trong năm mới.
Để trồng được loài hoa này, bạn có thể lựa chọn phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Trong 2 cách thức này, giâm cành được sử dụng phổ biến hơn và đem lại hiệu quả cao, cho ra hoa có màu vàng tươi tắn, đầy sức sống.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.