Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết và tính ngày rụng trứng để canh ngày dễ thụ thai hoặc tránh thai? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu bài viết sau để tìm hiểu những kiến thức quan trọng về rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt nhé.
Hết kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
Một chu kỳ kinh nguyệt được xác định từ ngày xuất hiện kinh lần này đến ngày xuất hiện kinh lần sau. Chu kỳ kinh nguyệt không giống nhau ở mỗi phụ nữ, có thể kéo dài từ 21 đến 35 ngày, nhưng trung bình là khoảng 28-32 ngày.
Rụng trứng là quá trình một quả trứng chín được xuất ra từ buồng trứng và di chuyển đến ống dẫn trứng để sẵn sàng thụ tinh. Rụng trứng có liên quan chặt chẽ đến chu kỳ kinh nguyệt, vì để biết được khi nào rụng trứng, bạn cần có một chu kỳ ổn định và đều đặn.
Ngoài ra, thời điểm rụng trứng cũng phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ, thường là vào khoảng giữa chu kỳ, từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 21, tính từ ngày bắt đầu của kỳ kinh gần nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
- Cách sử dụng que thử thai hiệu quả và chính xác nhất
- Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? Mất bao lâu?
- 9 Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, đơn giản
Thời điểm rụng trứng – dấu hiệu nhận biết để dễ thụ thai
Có nhiều dấu hiệu nhận biết rụng trứng mà bạn có thể quan sát để canh ngày dễ thụ thai. Một số dấu hiệu rụng trứng phổ biến nhất là:
- Đau bụng dưới một bên: Đây là triệu chứng do các trứng di chuyển từ buồng trứng gây ra sự co thắt của các cơ quan sinh dục. Triệu chứng này có thể kéo dài tạo nên cơn đau âm ỉ.
- Tăng nhiệt độ cơ thể: Khi rụng trứng, nồng độ progesterone trong máu tăng lên, gây ra sự tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn thấy nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khoảng 0.3 đến 0.5 độ C so với các ngày khác trong chu kỳ, có thể bạn đã rụng trứng.
- Thay đổi chất nhờn âm đạo: Chất nhờn âm đạo có thể thay đổi màu sắc, kết cấu và lượng tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Khi rụng trứng, chất nhờn âm đạo có màu trong suốt, giống như lòng trắng trứng gà. Đây là loại chất nhờn thuận lợi cho việc di chuyển của tinh trùng và giúp tăng khả năng thụ thai.
- Dùng que kiểm tra: Việc kiểm tra này hoạt động dựa trên sự thay đổi nồng độ hormone LH trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi lượng LH trong nước tiểu của bạn đạt đỉnh, quả trứng sẽ rụng sau 12 – 24 giờ, nên bạn nên thử vào khoảng 2 ngày trước ngày dự kiến rụng trứng.
- Siêu âm buồng trứng: Đây là một cách chính xác để xác định thời điểm rụng trứng. Sau 2 – 3 ngày thấy dịch nhầy ở cổ tử cung xuất hiện, bạn có thể đi siêu âm buồng trứng để biết chắc chắn.
- Một số dấu hiệu khác: Rụng trứng có thể có một số dấu hiệu khác. Trong đó, cổ tử cung tiết ra một loại dịch nhờn và trong suốt, bạn có cảm giác muốn gần gũi với chồng hơn bình thường. Hầu hết các ngày trong tháng, âm đạo của bạn thường ít dịch hoặc khô ráo, nhưng khi chuẩn bị rụng trứng, chất nhờn sẽ được tiết ra nhiều hơn.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Que thử thai 2 vạch mờ có thai không?
- Các mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu lưu ý
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn quốc tế 2023
Cách tính ngày rụng trứng, canh ngày dễ thụ thai đơn giản
Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian từ ngày xuất hiện kinh lần này cho đến ngày xuất hiện kinh lần sau. Mỗi người có một chu kỳ khác nhau, có thể từ 20 ngày đến 32 ngày hoặc hơn, miễn là chu kỳ lặp lại với tần suất ổn định là bình thường.
Để biết chắc chu kỳ kinh nguyệt của mình, phụ nữ nên theo dõi ít nhất 3 – 4 tháng và ghi lại số ngày của mỗi chu kỳ. Số ngày của các chu kỳ nên gần giống nhau hoặc chênh lệch không quá nhiều, nếu không việc tính toàn thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không chính xác.
Rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt là hai quá trình gắn bó với nhau. Để biết được thời điểm rụng trứng, bạn cần có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và ổn định. Một cách đơn giản để ước lượng ngày rụng trứng là dùng phương pháp đếm ngược.
Theo phương pháp này, bạn cần xác định trước ngày bắt đầu kỳ kinh tiếp theo, dựa vào số ngày của chu kỳ kinh nguyệt trước đó. Sau khi xác định được ngày bắt đầu kỳ kinh tiếp theo, bạn chỉ cần trừ đi 14 ngày, đó là ngày bạn sẽ rụng trứng trong chu kỳ hiện tại.
Nguyên tắc này dựa trên giả thiết rằng, không quan trọng chu kỳ kéo dài bao nhiêu, sau khi rụng trứng 14 ngày sẽ là ngày bắt đầu kỳ kinh tiếp theo. Từ đó, chúng ta áp dụng phương pháp tính ngược lại.
Ví dụ: nếu bạn có chu kỳ 28 ngày, thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14 (28-14=14); nếu bạn có chu kỳ 32 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 18 (32-14=18), nếu bạn có chu kỳ 20 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 6 (20-14=6).
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng có thể xác định chính xác ngày bắt đầu kỳ kinh tiếp theo của mình. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cách tính ngày rụng trứng này sẽ không hiệu quả.
Do đó, bạn có thể xác định được thời gian có khả năng rụng trứng cao nhất. Để làm được điều này, bạn cần xác định được ngày bắt đầu kỳ kinh tiếp theo, sau đó trừ đi 12 ngày và tiếp tục trừ đi 4 ngày nữa. Như vậy bạn sẽ xác định được 5 ngày có khả năng rụng trứng cao nhất.
>>> Xem thêm: Đặt vòng tránh thai có hiệu quả không? Khi nào nên đặt vòng tránh thai?
Như vậy, qua bài viết này Hoàn Mỹ đã giúp bạn đã biết được hết kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì rụng trứng, các dấu hiệu nhận biết rụng trứng và cách tính ngày rụng trứng đơn giản. Đây là những kiến thức cơ bản và quan trọng để bạn có thể canh ngày dễ thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả.
Để tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác, bạn có thể tham khảo tại Tin tức y tế. Để thăm khám và điều trị, hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống Hoàn Mỹ.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.