Enterogermina là loại thuốc sinh học chứa các lợi khuẩn đường ruột dùng để hỗ trợ điều trị những bệnh như rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy. Đây là loại thuốc tái tạo cân bằng vi sinh vật đường ruột giúp hệ tiêu hoá hoạt động mượt mà và trơn tru hơn. Thế nhưng liệu bạn đã biết Enterogermina uống khi nào có tác dụng tốt nhất chưa? Bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên!
>> Tham khảo:
- Metronidazol: Tác dụng, liều dùng thuốc Mg và lưu ý sử dụng
- Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm? Quy trình và chi phí
- Vitamin C: Tác dụng, liều dùng, cách uống đúng
Enterogermina là thuốc gì?
Enterogermina là một trong những loại thuốc chứa men vi sinh, được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá như rối loạn/nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy cấp và mãn tính,… Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng cung cấp nhiều chủng vi khuẩn có lợi thường trú trong đường ruột, từ đó cân bằng hệ vi sinh trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh hay phải hóa trị liệu trong thời gian dài.
Enterogermina có 2 dạng là dung dịch hoặc viên nang uống. Thành phần bên trong mỗi dạng bào chế Enterogermina có chứa hai tỷ bào tử Bacillus Clausii. Đây là loại vi khuẩn đa kháng sinh có lợi, tồn tại trong đường ruột con người. Khi được đưa vào cơ thể một cách có chủ ý, vi khuẩn sẽ đối kháng với những tác nhân hóa học và tác nhân vật lý, đồng thời chuyển hoá thành các tế bào dinh dưỡng.
Sự tồn tại và phát triển của Bacillus Clausii sẽ giúp cơ thể có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và làm cơ thể khỏe mạnh. Mặt khác, bào tử Bacillus Clausii có khả năng tạo mối quan hệ cộng sinh thân thiện với cơ thể con người, hạn chế biến thành ký sinh trùng.
>> Xem thêm: Glucosamine là gì? Công dụng và cách sử dụng
Công dụng của men vi sinh Enterogermina
Thuốc men vi sinh Enterogermina có rất nhiều công dụng hiệu quả, được bác sĩ khuyên dùng như:
- Hệ vi khuẩn đường ruột trở lại trạng thái cân bằng: Các bào tử Bacillus Clausii có trong men vi sinh khi di chuyển đến ruột non sẽ phát triển thành vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa axit dịch vị, dịch mật và enzym tiêu hoá tấn công. Nhờ đó mà ức chế sự hình thành vi khuẩn có hại gây bệnh và thiết lập hệ cân bằng vi sinh đường ruột.
- Cải thiện tình trạng táo bón: Khi vi khuẩn trong ruột non phát triển sẽ dẫn tới tình trạng hệ vi sinh mất đi trạng thái cân bằng như bình thường. Bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hoá thức ăn vì chức năng của nhu động ruột bị suy giảm. Từ đó dẫn tới các tình trạng như táo bón, đi ngoài ra phân sống hay chướng bụng. Bào tử trong thuốc Enterogermina cung cấp vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện táo bón hiệu quả.
- Giảm cảm giác khó tiêu: Enterogermina còn có thể cải thiện tình trạng khó tiêu, giúp hệ tiêu hoá trở nên khỏe mạnh.
- Giảm thiểu và điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính: Các bào tử Bacillus Clausii vốn được xem như là một chế phẩm lợi khuẩn có tốt hàng đầu hiện nay. Chúng có khả năng vượt qua lớp hàng rào dịch vị axit vững chắc để đi thẳng đến đường ruột. Sau đó, chúng biến thành tế bào trao đổi chất, khôi phục lại hệ vi khuẩn đường ruột có lợi và điều trị bệnh tiêu chảy mạn tính.
- Nâng cao khả năng miễn dịch, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn: Do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thời tiết thay đổi hay dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mà hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Trong khi đó, đường ruột lại chiếm 70% khả năng miễn dịch của cơ thể. Sử dụng Enterogermina sẽ giúp cân bằng vi khuẩn, ruột hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Hỗ trợ quá trình điều trị nhiễm khuẩn âm đạo: Bên cạnh công dụng cho đường ruột, men vi sinh Enterogermina cũng có khả năng hạn chế tình trạng Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, giảm thiểu khả năng âm đạo bị nhiễm khuẩn do sử dụng kháng sinh.
- Hỗ trợ phục hồi sau quá trình bị nhiễm trùng trong ruột: Enterogermina có khả năng hồi phục sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột khi cơ thể phải sử dụng kháng sinh. Từ đó, nó sẽ cải thiện và phục hồi tình trạng sức khoẻ.
>>> Xem thêm: Tanganil 500mg là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng, cách sử dụng
Cách uống Enterogermina đúng cách
Đối với bất kỳ loại thuốc nào kể cả Enterogermina, bệnh nhân cũng cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Đồng thời, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong tờ thông tin sản phẩm để hạn chế tác dụng phụ hay phản ứng không mong muốn.
Enterogermina uống trước hay sau khi ăn?
Người dùng nên uống Enterogermina sau bữa ăn 1 tiếng để thuốc phát huy tối đa tác dụng, đạt hiệu quả tốt nhất. Bởi lẽ, đây là thời điểm lý tưởng vì thức ăn đã được nghiền nhỏ và thấm đều dịch vị trong dạ dày. Thuốc men vi sinh Enterogermina khi được đưa vào ruột sẽ giúp đẩy mạnh quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và phát huy công năng ở mức độ cao nhất.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, thuốc hầu như không có hiệu quả nếu trong bụng không có hoặc có quá ít thức ăn. Thậm chí, nếu uống sai thời điểm trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Vì vậy, bạn nên uống thuốc hai đến ba lần mỗi ngày sau bữa ăn chính để chúng phát huy tối đa tác dụng.
>>> Xem thêm: Thuốc Alpha Choay có công dụng gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng
Enterogermina dùng trong bao lâu, uống thường xuyên được không?
Thời gian dùng thuốc trung bình khoảng 10 ngày. Nếu uống thuốc lâu mà tình trạng bệnh vẫn không biến chuyển theo chiều hướng tích cực, bác sĩ sẽ cân nhắc và điều chỉnh lại để tránh bệnh nhân bị lạm dụng thuốc.
Phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng, tình hình sức khoẻ mà mỗi người cần phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian khác nhau. Bác sĩ sẽ tính toán dựa trên nhiều yếu tố để kết luận bạn nên uống thuốc Enterogermina trong bao lâu. Đặc biệt, bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không được tăng hay giảm liều lượng và tần suất uống thuốc mà chưa nhận được sự chấp thuận.
Liều lượng uống Enterogermina
Dạng viên nang và dạng dịch uống sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau tùy theo từng đối tượng. Cụ thể, liều lượng dùng Enterogermina đối với trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn như sau:
Nếu là thuốc dạng viên nang
Chỉ người lớn mới được uống Enterogermina dạng viên, mỗi ngày uống từ 2 – 3 viên. Bạn chỉ cần uống trực tiếp sau khi ăn cơm, không nhai hay cắn làm rách màng nhộng bọc thuốc.
Trong trường hợp lúc bạn phát hiện ra cũng gần tới lúc uống liều tiếp theo, bạn không được tăng gấp đôi thuốc để uống trong một lần. Việc uống Enterogermina quá liều sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm. Về cách bảo quản, bạn nên cất thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiệt độ cao.
Nếu là thuốc dạng dịch
- Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng (dưới 34 tuần thai): Liều lượng thuốc cho phép là 2ml mỗi 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, thuốc phải trộn với sữa và được bơm vào đường ruột của trẻ bằng đường ống.
- Đối với trẻ còn bú sữa mẹ: Liều lượng thuốc cho phép là từ 1 đến 2 ống/ngày.
- Đối với người lớn: Liều lượng thuốc cho phép 2 – 3 ống/ngày.
Lưu ý: Bạn cần phải lắc đều thuốc trước khi uống nếu sử dụng trực tiếp. Để dễ uống hơn, bạn cũng có thể pha loãng với sữa hoặc nước. Khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như mùi hôi hay thuốc bị đổi màu, bạn phải dừng uống ngay để đảm bảo sức khỏe.
Tác dụng phụ của Enterogermina
Cũng như những loại thuốc khác, Enterogermina có nhiều công dụng nhưng cũng đi kèm với không ít tác dụng phụ. Mức độ nguy hiểm của chúng sẽ biểu hiện khác nhau tùy vào từng trường hợp. Cũng có nhiều bệnh nhân hoàn toàn không xảy ra bất kỳ phản ứng nào. Dưới đây là một vài tác dụng phụ của thuốc đã được tìm thấy như:
- Buồn nôn.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể như ở mặt, tay chân, cổ…
- Đầy hơi, đau bụng, dạ dày khó chịu.
>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Triệu chứng & Cách chữa
Nếu thấy các dấu hiệu này diễn ra liên tục và kéo dài, bạn cần ngưng uống thuốc ngay lập tức và đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, can thiệp kịp thời. Để tránh gặp tác dụng phụ, bạn cần cung cấp tiền sử Dị ứng cho bác sĩ và uống đúng liều lượng, thời điểm được ghi trong đơn thuốc.
Tương tác thuốc Enterogermina
Hiện tượng tương tác thuốc sẽ làm thay đổi, ảnh hưởng công dụng và tác dụng phụ của thuốc. Hiện nay, chưa có tài liệu chính thống ghi chép về việc Enterogermina có tương tác với loại thuốc nào hay không. Do đó, phương án tốt nhất để hạn chế khả năng tương tác thuốc là bạn phải cung cấp đầy đủ lịch sử bị Dị ứng và loại thuốc đang uống để bác sĩ kê đơn chính xác nhất.
Những câu hỏi thường gặp khi dùng Enterogermina
Trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina?
Theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành y tế, thuốc Enterogermina có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Tuy nhiên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ, từ đó sử dụng đúng liều lượng. Trẻ sơ sinh bị táo bón chỉ dùng thuốc ở dạng dịch. Lưu ý, thuốc phải được lắc đều và trộn với sữa hoặc nước để dễ uống hơn.
>> Tham khảo thêm: Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh
Bà bầu có được uống thuốc Enterogermina không?
Enterogermina là một dạng chế phẩm sinh học, tính chất của nó không phải là kháng sinh hoặc là các chất thay thế kháng sinh. Cơ chế hoạt động của Enterogermina không di chuyển vào nhau thai hay thấm vào sữa mẹ nên mẹ bầu và mẹ đang cho con bú vẫn sử dụng được. Thế nhưng, để hạn chế các rủi ro không mong muốn xảy ra, mẹ cần nghe bác sĩ tư vấn kỹ.
Việc mẹ bầu sử dụng thuốc Enterogermina mang đến nhiều lợi ích như:
- Cung cấp lợi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh
- Điều trị chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá…
>> Xem thêm: Bị tiêu chảy ăn gì? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về công dụng, cách dùng, tác dụng phụ của thuốc men vi sinh Enterogermina. Nếu nhìn thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường khi uống thuốc, bạn hãy liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác về chăm sóc sức khỏe, mời bạn truy cập Tin tức y tế.
>>> Xem thêm:
- Albumin là gì? Những điều cần biết về thuốc Albumin
- TOP 10+ loại thuốc chống đột quỵ phổ biến hiện nay
- 4 loại thuốc chống say xe hiệu quả – Uống sao cho đúng?
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.