Đau ruột thừa là tín hiệu báo động bộ phận ruột thừa của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Một trong những biểu hiện phổ biến ở người bệnh là sự đau đớn và khó chịu. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả nhé!
>>> Xem thêm:
- Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Đau ruột thừa là gì?
Thông thường tình trạng đau ruột thừa bên nào là phổ biến? Trong cơ thể con người, ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, có hình dạng là một túi nhỏ nối liền với ruột. Đau ruột thừa là trường hợp phần túi nhỏ gặp tình trạng tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm, từ đó gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Đau ruột thừa có thể là tình trạng cấp tính, hoặc cũng có thể là căn bệnh mãn tính.
Khi tình trạng đau ruột thừa xảy ra, đó cũng là khi ruột đang bị tắc nghẽn và chúng dần là nơi sinh sôi của những loại vi khuẩn, từ đó tạo thành những ổ viêm và tấy mủ, đồng thời gây áp lực trực tiếp lên vùng bụng. Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài và không có biện pháp y tế can thiệp kịp lúc, người bệnh có nguy cơ bị vỡ ruột dẫn đến tử vong.
Thường bị đau ruột thừa bên nào?
Đau ruột thừa bên nào? Khi bạn nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn đau xung quanh vùng rốn hoặc dạ dày, sau đó cơn đau lan dần xuống phần bụng dưới và ở bên tay phải, đó cũng là báo hiệu của tình trạng đau ruột thừa cấp tính. Hơn nữa, khi tình trạng trở nặng, người bệnh sẽ thấy những cơn đau quặn ở nhiều vị trí quanh bụng trong cùng một thời điểm.
Trong đó, những cơn đau ruột thừa sẽ thường xuất hiện khi người bệnh có triệu chứng đau râm ran kéo dài ở vị trí bên phải hoặc giữa bụng, cơn đau rõ rệt hơn khi tiến dần đến vị trí bên phải ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy đau ở vùng bụng trái, rất có thể các ổ vi khuẩn/ổ viêm đã lan rộng đến niêm mạc hoặc phúc mạc của khoang bụng.
Những ai dễ bị đau ruột thừa
Theo khảo sát y tế cho thấy, bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ gặp phải tình trạng đau ruột thừa. Tuy nhiên, một số đối tượng dễ bị đau ruột thừa phổ biến mà bạn cần chú ý gồm:
- Các bạn trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Nam giới.
- Người nhận gen di truyền từ gia đình, tức là trong gia đình đã từng có người bị viêm ruột thừa trước đó.
Nguyên nhân gây ra đau ruột thừa
Bệnh đau ruột thừa không phải là tình trạng đột ngột có thể xảy ra. Không những vậy, chúng còn được xem là một trong những bệnh lý bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau, chẳng hạn có thể kể đến như:
Viêm ruột thừa
Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra căn bệnh này chính là viêm ruột thừa, đây là một tình trạng cấp tính. Viêm ruột thừa xảy ra đột ngột và có sự tiến triển bệnh vô cùng nhanh, bởi vì khi đó lòng mạch của người bệnh đang bị tắc nghẽn. Các nguyên do tập trung ở:
- Ở phần ống trung gian nối giữa ruột già và ruột thừa bị tắc nghẽn bởi phân.
- Tình trạng nhiễm trùng dẫn đến việc Hạch bạch huyết bị sưng tấy, tác động sức ép và chèn lên phần ruột thừa làm viêm.
- Bên trong ruột thừa có sỏi tích tụ, do đó khi lượng máu truyền trong cơ thể chảy đến bộ phận này dễ bị gây ra sự viêm, nhiễm, dẫn đến hoại tử mô.
Bị áp xe
Áp xe được hiểu đơn giản là tình trạng làm sưng mủ ở một bộ phận nào đó. Do đó, đau ruột thừa có thể bắt nguồn từ tình trạng áp xe xuất hiện ở những cơ quan khác của vùng bụng, gây ra sự viêm nhiễm nặng và nguy hiểm.
Người bệnh có thể phát hiện đau ruột thừa bên nào dựa vào nguyên nhân áp xe kèm theo một số dấu hiệu đi kèm:
- Xuất hiện các cơn đau ở vùng vai hoặc ngực
- Sốt cao
- Ăn không ngon miệng và dễ buồn nôn hoặc nôn
- Người bệnh cảm giác trực tràng bị căng đầy hoặc mềm nhũn
- Nhu động ruột bắt đầu có sự thay đổi
Khối u
Hiện nay, rất ít trường hợp người bệnh mắc bệnh đau ruột thừa bởi khối u, nhất là khi mới bị chúng không thể hiện rõ ràng những biểu hiện mà chỉ xuất hiện các triệu chứng cụ thể khi bệnh trở nặng. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện đầy hơi, cổ trướng và vùng xương chậu hoặc dạ dày bị đau, điều đó cho thấy rất có thể bạn đã bị đau ruột thừa với nguyên nhân chính do khối u gây nên.
Đối với khối u có kích thước dưới 2cm, chỉ cần điều trị bằng cách cắt bỏ ruột thừa. Tuy nhiên, khi bạn điều trị trễ và khối u đã phát triển to hơn 2cm, lúc này bác sĩ sẽ đề nghị cắt đại tràng để bảo toàn tính mạng.
Những biểu hiện nhận biết đau ruột thừa
Trên thực tế, đau ruột thừa có những biểu hiện rất cơ bản và dễ nhận biết:
- Cơn đau đột ngột xuất hiện ở vùng bụng dưới bên phải
- Khi người bệnh di chuyển hoặc ho thì cơn đau này dần trở nên quặn và khó chịu hơn
- Người bệnh dễ bị mất ngủ bởi sự đau đớn do bệnh đau ruột thừa mang lại
- Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng bệnh đã có thể trở nặng hơn.
Ngoài ra, ở một số người còn xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:
- Trướng bụng và sưng bất thường ở vùng bụng
- Kén ăn, tiêu chảy và rất dễ buồn nôn
- Đi tiểu nhiều lần.
- Sốt nhẹ.
Chẩn đoán đau ruột thừa như thế nào?
Sau khi tìm hiểu đau ruột thừa bên nào, cách chẩn đoán tình trạng bệnh này cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có khoảng 4 cách chủ yếu để chẩn đoán đau ruột thừa:
Khám sức khỏe
Khám sức khỏe là phương pháp cơ bản và lâm sàng để chẩn đoán tình trạng đau ruột thừa. Cụ thể hơn, các y bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách dùng tay ấn vào vùng bụng dưới bên phải để xác định độ sưng, cứng và ghi nhận mức độ đau đớn của bệnh nhân.
Xét nghiệm
Có 2 phương pháp xét nghiệm nhanh chóng và hiệu quả để xác định bệnh đau ruột thừa gồm: xét nghiệm nước tiểu và máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm mục đích loại trừ tình trạng ruột thừa bị tổn thương bởi những cơn đau bụng thông thường.
- Xét nghiệm máu: Nhằm đo lường số lượng bạch cầu, từ đó xác định mối liên quan viêm nhiễm ở vùng ruột thừa do tình trạng nhiễm trùng.
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp MRI: Khi bác sĩ nhận thấy người bệnh có nguy cơ cao gặp phải khối u xuất hiện bên trong ruột thừa
- Chụp CT: Phản chiếu bằng hình ảnh cắt lớp theo cấu trúc bên trong vùng bụng. Dựa vào kết quả chụp CT, các y bác sĩ dễ dàng nhận thấy tình trạng ruột thừa đang gặp phải (giãn, dẹp hoặc bị viêm).
- Siêu âm vùng bụng: Sử dụng thiết bị siêu âm dò xung quanh vùng bụng để tìm kiếm sự bất thường, nếu ruột thừa đang bị giãn ra, tức là bạn đang gặp tình trạng đau ruột thừa.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt là phương pháp mà các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân hoặc dấu hiệu của từng loại bệnh để đánh giá chuẩn xác xem liệu người bệnh có đang đi đau ruột thừa hay không, trong đó một số trường hợp phổ biến gồm:
- Ung thư ruột già
- U xơ tử cung và sỏi niệu quản
- Bị nghẹt ống mật bởi sỏi
- Đường tiết niệu gặp tình trạng nhiễm trùng và Thiếu máu cục bộ mạc treo.
Cách chữa trị đau ruột thừa
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cũng như liệu trình chữa trị đau ruột thừa khác nhau. Thông thường, các cách chữa trị thường được áp dụng nhiều nhất cho đại đa số trường hợp đau ruột thừa gồm:
- Làm giảm tình trạng sưng, viêm khi bị áp xe: Sử dụng ống thông hoặc kim để dẫn lưu mủ ra ngoài, giúp làm xẹp vết thương và loại trừ các ổ vi khuẩn sinh sống trong ổ bụng.
- Tiểu phẫu hoặc đại phẫu: Dựa trên đánh giá của bác sĩ để biết cần mổ thường hoặc mổ nội soi.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Thường dùng cho những tình trạng nhẹ hoặc mới bị.
Biện pháp phòng tránh đau ruột thừa
Đau ruột thừa là căn bệnh thường diễn ra đột ngột và đôi khi chúng làm cho người bệnh “không kịp trở tay”. Vì vậy, biện pháp phòng tránh tình trạng trên chính là việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau củ quả, các loại hạt, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ngũ cốc,…
Câu hỏi thường gặp:
Thực tế, đau ruột thừa vẫn được xem là tình trạng bệnh nhiều nguy hiểm. Thậm chí khi tình trạng trở nặng và bạn không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng vỡ ruột và ảnh hưởng đến tính mạng.Nói tóm lại, đau ruột thừa bên nào là mối lo ngại trong sức khỏe của nhiều người hiện nay.
Thông qua bài viết trên, Hoàn Mỹ hy vọng bạn sẽ biết được nguyên nhân, biểu hiện và cách chẩn đoán bệnh rau ruột thừa. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật những thông tin về sức khỏe, y tế mới nhất khi truy cập Tin tức y tế. Hoặc nếu bạn cần sự hỗ trợ đặc biệt từ đội ngũ bác sĩ và tư vấn viên, vui lòng đăng ký lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE trong trường hợp khẩn cấp.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.