Tin tức y tế

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Phải làm gì khi bị lây nhiễm? 

13/10/2023

Đậu mùa khỉ là một bệnh lý hiếm gặp, gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh này có thể lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ giải đáp bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, cách phòng ngừa và điều trị, cũng như những điều cần lưu ý khi tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật nhiễm bệnh!

>>> Xem thêm:

Những thông tin về bệnh đậu mùa khỉ bạn cần biết

Đậu mùa khỉ là bệnh gì và có phải là bệnh truyền nhiễm? Đối tượng nào dễ mắc phải là những ai? Tìm hiểu chi tiết dưới đây!

Đậu mùa khỉ là bệnh gì? 

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một loại bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ hàng của virus đậu mùa gây nên. Năm 1958, người ta phát hiện ra virus này ở những con khỉ được dùng cho nghiên cứu. Những con khỉ này có các biểu hiện bệnh giống như đậu mùa ở người. Tuy nhiên, khỉ không phải là chủ thể chính của virus này, mà cũng chỉ là nạn nhân như con người.

>>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ là bệnh phát sinh từ virus liên quan đến virus đậu mùa (Nguồn: Internet) 

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không?

Bệnh đậu mùa khỉ là một loại bệnh truyền nhiễm và bệnh này có nhiều cách lây lan khác nhau. Khi hiểu rõ được bệnh lây qua đường nào, mọi người sẽ có thể tự bảo vệ mình và người thân trước dịch bệnh, giữ gìn sức khỏe cho cả bản thân và cộng đồng.

Những đối tượng dễ mắc đậu mùa khỉ 

Virus đậu mùa khỉ có thể gây bệnh cho nhiều đối tượng, nhưng những người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch là những người dễ bị nhiễm nặng hơn. Bên cạnh đó, những người ăn uống không vệ sinh, tiêu thụ thịt động vật có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng cũng có thể mắc bệnh do lây từ virus ở động vật bị nhiễm bệnh.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? 

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Bệnh này có thể lây qua 3 đường chính như sau:

Qua tiếp xúc giữa người với người

Bệnh đậu mùa khỉ có thể truyền nhiễm giữa người và người khi có sự tiếp xúc với các vết loét, các nốt mụn nước trên da hoặc các bộ phận nhạy cảm (mắt, miệng, họng, bộ phận sinh dục, hậu môn,…) của bệnh nhân. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh nếu chạm vào các chất lỏng trên cơ thể người bị bệnh (nước bọt, máu, tinh dịch). Một số tình huống tăng nguy cơ truyền nhiễm từ người sang người là khi gần gũi nói chuyện với người bệnh mà không đeo khẩu trang, ở chung nhà với bệnh nhân mà không phân biệt phòng riêng, có hoạt động tình dục với mắc người bệnh,…

Ngoài ra, trong trường hợp sản phụ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì cũng có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai. Theo các số liệu bệnh, chưa rõ người bị nhiễm đậu mùa khỉ nhưng không có biểu hiện bệnh có thể lây cho người khác hay không. Vì vậy, để trả lời bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào thì có thể khẳng định virus gây bệnh có thể lây giữa người với nhau nhưng cũng cần thêm nghiên cứu để biết rõ hình thức lây lan.

>>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đậu mùa lây từ người qua người
Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Bệnh có thể truyền nhiễm từ người sang người (Internet)

Qua tiếp xúc giữa người với động vật

Ở châu Phi, nhiều loài động vật gặm nhấm như chuột cống, chuột sóc hay sóc đều có thể mang trong mình mầm mống của bệnh đậu mùa. Không chỉ vậy, những con khỉ cũng dễ bị nhiễm bệnh từ chúng. Và khi bệnh đã phát sinh, nó có thể lây lan từ động vật sang người một cách nguy hiểm.

Virus đậu mùa khỉ có thể truyền từ động vật sang người hoặc động vật khác nếu bị cắn hoặc xước da. Ngoài ra, nếu ăn thịt hoặc chế biến thịt của những con vật mang virus không kỹ lưỡng, người cũng có thể bị nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc bệnh càng cao khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của động vật bị bệnh.

Qua vật thể có chứa virus đậu mùa khỉ

Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh. Các vật dụng này có thể mang virus như quần áo, chăn ga, khăn tắm, kim tiêm, dao cạo, bàn chải,… Nếu không may sử dụng hoặc chạm vào chúng, bạn có thể bị nhiễm bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ? 

Khi bị nhiễm virus đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao (thường là triệu chứng đầu tiên) 
  • Đau nhức đầu 
  • Đau lưng và cơ 
  • Ớn lạnh 
  • Mệt mỏi 
  • Nổi hạch

Khi cơn Sốt xuất hiện, người bệnh đậu mùa khỉ sẽ phát ban trong vòng 1 đến 3 ngày sau đó. Phát ban có thể nổi lên ở những vị trí sau:

Toàn bộ khuôn mặt (phần lớn người bệnh, khoảng 95% đều có phát ban ở mặt) 

  • Lòng bàn tay, bàn chân (cũng có tỷ lệ phát ban cao, khoảng 75%) 
  • Miệng 
  • Mắt (cả giác mạc và kết mạc) 
  • Bộ phận sinh dục

Ban đầu, các nốt phát ban chỉ như những vết sần trên da, nhưng sau đó chúng biến đổi nặng hơn, thành những mụn nước to lên, rồi chuyển thành mụn mủ trước khi khô, đóng vảy và không còn nhô lên. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất, không cần điều trị đặc biệt.

Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong không? 

Người bệnh đậu mùa khỉ thường hồi phục trong vài tuần, và tỷ lệ tử vong do bệnh rất thấp (khoảng 3-6%). Nhưng cũng có những trường hợp tử vong xảy ra, chủ yếu là khi bệnh nhân có sức đề kháng yếu, tiếp xúc với virus trong thời gian dài,…

Cần làm gì khi có biểu hiện bị đậu mùa khỉ?

Nếu bạn có những dấu hiệu nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hay đã tiếp xúc với người mắc bệnh thì nên thực hiện những điều sau:

  • Cách ly bản thân tại nhà 
  • Liên hệ với cơ quan y tế địa phương 
  • Báo cho những người đã tiếp xúc với bạn trong thời gian gần đây 

Bạn cũng đừng quá lo sợ nếu nghi ngờ mình bị bệnh vì bệnh này thường không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và hầu như mọi người đều khỏi bệnh sau một khoảng thời gian mà không cần biện pháp chữa trị nào.

 Biện pháp phòng ngừa và điều trị đậu mùa khỉ 

Để phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiêm vắc xin đậu mùa khỉ

Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, nhưng nếu tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa sẽ có thể giúp giảm được 85% khả năng nhiễm bệnh. Một số người đã tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa vẫn có thể bị bệnh đậu mùa khỉ, nhưng các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, không nặng lên và ít để lại hậu quả về sau.

>>> Xem thêm: Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả

Vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ
Tiêm vaccine có thể giảm nguy cơ mắc bệnh (Internet)

Dùng thuốc kháng virus

Tpoxx (tecovirimat) là loại thuốc chuyên dùng để điều trị người bệnh đậu mùa khỉ. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành vỏ của virus khi chúng phân chia. Người bệnh đậu mùa khỉ nên uống tecovirimat 600mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin Hoàn Mỹ chia sẻ về bệnh đậu mùa khỉ cũng như giải đáp cho bạn đọc đậu mùa khỉ lây qua đường nào. Hy vọng qua đó, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.