Filter Từ điển y khoa

Đau mắt đỏ

  • Tổng quan

    Filter

    Đau mắt đỏ là tình trạng viêm lớp lót màng trong mí mắt và nhãn cầu (kết mạc). Khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc sưng lên và bị kích thích khiến cho lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng, được gọi là viêm kết mạc.

    Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ thường do nhiễm virus. Ngoài ra, tình trạng này  cũng có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn, phản ứng dị ứng hoặc ống dẫn nước mắt chưa mở hoàn toàn (gặp ở trẻ sơ sinh).

    Mặc dù đau mắt đỏ có thể gây khó chịu nhưng nó hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của tình trạng này. Vì đau mắt đỏ có thể lây lan do virus nên việc chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế sự phát tán của bệnh.Đau mắt đỏ là tình trạng viêm lớp lót màng trong mí mắt và nhãn cầu. Lớp lót màng này được gọi là kết mạc.

    Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ thường do nhiễm virus. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Các triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến nhất bao gồm:

    • Đỏ ở một hoặc cả hai mắt.
    • Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
    • Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
    • Chất dịch tiết ra ở một hoặc cả hai mắt tạo thành lớp vảy trong đêm, khiến mắt khó hoặc không mở được vào buổi sáng.
    • Nhạy cảm với ánh sáng, hay còn gọi là chứng sợ ánh sáng.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Một số triệu chứng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến mắt như đau mắt, cảm giác có vật gì đó mắc kẹt trong mắt, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn gặp những triệu chứng này, việc cần làm là hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, đánh giá kịp thời.

    Những người đeo kính áp tròng cần ngừng đeo ngay khi các triệu chứng đau mắt đỏ bắt đầu. Khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 12 đến 24 giờ, bạn cần hẹn gặp bác sĩ để đảm bảo không bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng kính áp tròng.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể bao gồm:

    • Virus hoặc vi khuẩn.
    • Dị ứng.
    • Một vết hóa chất bắn vào mắt.
    • Dị vật trong mắt.
    • Ở trẻ sơ sinh, ống dẫn nước mắt bị tắc.

    Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn

    Đa số các trường hợp đau mắt đỏ là do adenovirus gây ra. Một số  khác có thể do virus herpes simplex và virus varicella-zoster.

    Cả viêm kết mạc do virus và vi khuẩn đều có thể xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng. Bên cạnh đó, đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây viêm kết mạc do vi khuẩn.

    Đỏ mắt do virus hay vi khuẩn đều rất dễ lây lan. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất lỏng chảy ra từ mắt của người bị nhiễm bệnh. 

    Viêm kết mạc dị ứng

    Viêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt và thường là phản ứng với chất gây dị ứng như phấn hoa. Để chống lại các chất gây dị ứng, cơ thể bạn tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E. Loại kháng thể này kích hoạt các tế bào đặc biệt trong màng nhầy của mắt và đường thở để giải phóng các chất gây viêm. Điều này tạo ra một số triệu chứng dị ứng, bao gồm mắt có màu đỏ hoặc hồng.

    Nếu bạn bị viêm kết mạc dị ứng có thể xuất hiện triệu chứng ngứa dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt. Hầu hết viêm kết mạc dị ứng có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt dị ứng và tình trạng này thường không lây nhiễm.

    Viêm kết mạc do kích ứng

    Kích ứng do văng hóa chất hoặc vật lạ vào mắt cũng có liên quan đến viêm kết mạc. Đôi khi rửa và lau mắt để làm sạch hóa chất hay vật thể lạ cũng gây đỏ mắt và kích ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt và tiết dịch nhầy, thường tự hết trong vòng khoảng một ngày.

    Nếu rửa mắt vẫn không làm mắt hết đau và đỏ hoặc hóa chất ăn da (như dung dịch kiềm) thì nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để tránh tổn thương mắt vĩnh viễn. Ngoài ra vẫn cần chủ động thăm khám nếu triệu chứng cho thấy dị vật vẫn còn nằm trong mắt thì có thể gây ra xước giác mạc hoặc màng che mãng cầu.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ gây đau mắt đỏ bao gồm:

    • Tiếp xúc với người bị nhiễm dạng viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn.
    • Tiếp xúc với chất gây dị ứng, ví dụ như viêm kết mạc dị ứng.
    • Sử dụng kính áp tròng, đặc biệt là kính áp tròng dài.

    Các triệu chứng đau mắt đỏ thường bao gồm đỏ, ngứa hay khó chịu ở một hoặc hai mắt.

    Trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm dạng viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Ở cả trẻ em và người lớn, đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ gây ra biến chứng. Hãy liên hệ với bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như: 

    • Đau mắt.
    • Dị vật mắc kẹt trong mắt.
    • Tầm nhìn mờ.
    • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Phòng chống

    Filter

    Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ

    Thực hiện vệ sinh mắt đúng cách giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ.

    • Không chạm vào mắt bằng tay.
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Sử dụng khăn sạch và khăn lau hàng ngày.
    • Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn lau mặt.
    • Thay vỏ gối thường xuyên.
    • Vứt bỏ các mỹ phẩm trang điểm mắt cũ, chẳng hạn như mascara.
    • Không dùng chung mỹ phẩm dành cho mắt hoặc các vật dụng chăm sóc mắt cá nhân.

    Việc thực hiện các phương pháp ngăn ngừa lây lan trên có thể giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh và quay trở lại công việc, học tập. Tuy nhiên, nếu nơi làm việc, trường học có khả năng tiếp xúc gần với nhiều người thì tốt nhất bạn nên ở nhà cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

    Phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

    Mắt của trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm vi khuẩn có trong ống sinh của mẹ. Trong một số trường hợp, những vi khuẩn này có thể gây ra viêm mắt sơ sinh ở trẻ và phải được can thiệp điều trị ngay lập tức tránh các ảnh hưởng đến giác mạc. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 25/10/2023