Tin tức y tế

Chè dây – Dược liệu với tác dụng chữa bệnh dạ dày

02/10/2023

Ở Việt Nam, cây chè dây thường được tìm thấy ở các tỉnh như Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai và được thu hoạch quanh năm. Loài cây này có tác dụng diệt khuẩn, chống vi khuẩn và giảm độ axit trong dạ dày. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm thông tin về cây chè dây trong bài viết dưới đây!

>>> Xem thêm:

Cây chè dây là gì? 

Chè dây còn có tên gọi khác là bạch kiểm, trà dây,… có tên khoa học là Camellia Sinensis, phân bố ở Đông Nam Á. Đây là loại cây sinh trưởng tự nhiên trên các vùng núi cao từ 2-3m, lá của cây có răng cưa hơi giống với lá kinh giới. 

Hoa của cây mọc thành từng chùm và có màu trắng. Thời gian bắt đầu ra hoa từ tháng 6-7 và có quả từ tháng 9-10. Trà dây là loại cây ưa ánh sáng và mọc ở ven các vùng đồi hay nương rẫy. Lá cây là bộ phận chính được sử dụng làm dược liệu, trong khi đó, rễ cũng có thể được sử dụng trong một số bài thuốc.

Cây chè dây còn có tên gọi khác là bạch kiểm, trà dây
Chè dây còn có tên gọi khác là bạch kiểm, trà dây (Nguồn: Internet)

Tác dụng của chè dây đối với sức khỏe

Chè dây là một loại thảo dược nhẹ, thường được sử dụng rộng rãi trong y học. Cách chế biến thường thấy nhất là hãm với nước sôi để tạo ra nước uống thanh nhiệt giải độc cho cơ thể và giúp chữa đau dạ dày. Có thể lựa chọn sử dụng chè dây dưới dạng tươi hoặc khô và có thể thay thế nước lọc hàng ngày bằng nước chè dây.

Tác dụng của chè dây theo y học hiện đại

Theo một số nghiên cứu, lá chè dây chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm Flavonoid, Tanin, đường Rhamnose và Glucose. Những thành phần này có hiệu quả đối với những người đang mắc các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày và vấn đề về hành tá tràng.

Ngoài ra trong trà dây còn chứa các thành phần giảm đau kháng khuẩn như Bacillus, subtilis, Staphylococcus aureus, E.coli… và một số chất chống oxy hóa. 

Tác dụng của chè dây theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chè dây không chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori độc hại, mà còn có thể điều hòa huyết áp và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, với những người có mức mỡ máu cao thì việc sử dụng chè dây kết hợp với lá sen khô có thể giúp hạ mỡ máu hiệu quả.

Đặc biệt chè dây có vị ngọt và tính mát, có tác dụng chữa trị đau họng, mụn nhọt, nóng trong người, lợi tiểu,…

>>> Xem thêm:

Tác dụng của chè dây đối với sức khỏe
Tác dụng của chè dây trong điều trị bệnh (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây 

Lá chè dây thường được hái toàn bộ khi cây chưa có hoa quả, sau đó được rửa sạch, cắt nhỏ, và phơi khô. Sau khi phơi khô, chè dây được hãm bằng nước sôi, tương tự như cách pha chè thông thường. Quá trình phơi khô giúp làm tăng mùi thơm nhẹ của chè dây. Nước chè dây có vị hơi ngọt và rất dễ chịu.

Chè dây được xếp vào loại thuốc “hàn lương”, do đó, khi sử dụng, bạn nên chia liều thành các đợt: Mỗi ngày, lấy 30-50g chè dây để pha và uống thay cho nước lọc. Thời gian sử dụng nên kéo dài từ 15-20 ngày liên tục trong mỗi đợt. Ngoài ra, chè dây còn được kết hợp với những những dược liệu khác để điều trị bệnh như:

  • Chữa viêm đau dạ dày tá tràng:
    • Chuẩn bị: 10 – 15g lá chè dây khô hoặc đã sao vàng.
    • Thực hiện: Đặt dược liệu vào ấm pha trà, thêm một ít nước sôi, lắc nhẹ và đổ nước đầu tiên đi. Tiếp tục thêm 100ml nước sôi và hsam trong khoảng 15 phút. Uống khi trà còn ấm, duy trì liên tục trong 15 – 20 ngày cho mỗi đợt điều trị.
  • Chữa đau nhức, tê thấp:
    • Chuẩn bị: Lá chè dây tươi với lượng tùy ý.
    • Thực hiện: Giã nát lá chè dây và hơ trên lửa nóng. Gói vào một miếng vải mỏng và đắp trực tiếp lên khu vực đau nhức.
  • Chữa cảm mạo, hầu họng sưng đau:
    • Chuẩn bị: 15 – 60g chè dây.
    • Thực hiện: Sắc chung với nửa thăng nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Uống khi còn ấm. Dùng 1 ngày đúng 1 thang thuốc.
  • Chữa trúng độc thực vật do vi khuẩn:
    • Chuẩn bị: 50g rễ chè dây tươi, 15g gừng.
    • Thực hiện: Sắc chung với 2 chén nước đến khi còn 1 chén. Uống khi còn ấm, với liều 1 tháng/ngày. Đối với bệnh nhẹ, trẻ em hoặc người già thì nên giảm liều lượng.

*Lưu ý trên đây chỉ là liều dùng tham khảo. Tùy theo từng đối tượng mà liều lượng sẽ khác nhau nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Tác hại của chè dây khi dùng không đúng cách

Sử dụng chè dây nhiều hơn 70g/ngày, uống chè dây khi đói bụng hay mua chè dây ở những nơi không uy tín sẽ dẫn đến một số tác hại không mong muốn, cụ thể như:

  • Nếu sử dụng chè dây không đúng liều lượng quy định, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng như gây rối loạn chức năng gan. Các biểu hiện có thể bao gồm da và mắt trở nên vàng, cùng với cảm giác mệt mỏi trên toàn cơ thể.
  • Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, chè dây có thể tương tác và làm thay đổi hiệu quả điều trị. Do đó, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chè dây.
  • Sử dụng chè dây để qua đêm rất dễ bị nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố, có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…
Tác hại của chè dây khi dùng không đúng cách
Tác hại khi uống chè dây không đúng cách (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Nhìn chung, chè dây là một loại dược liệu với nhiều công dụng trong điều trị bệnh khi sử dụng đúng cách. Hoàn Mỹ hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn đã có kinh nghiệm dùng chè dây an toàn. Để cập nhật thêm nhiều thông tin y tế mới nhất mỗi ngày hãy truy cập  Tin tức y tế. Nếu có vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn thăm khám với các bác sĩ tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Uống trà dây hàng ngày có tốt không?

Thường thì nên sử dụng từ 30–50g chè dây trong một ngày, chia thành nhiều lần. Bạn có thể sắc hoặc hãm chè dây để uống thay nước. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy uống theo đợt, mỗi đợt liên tục từ 15–30 ngày.

Uống chè dây vào lúc nào là tốt nhất?

Tác dụng của nước chè dây là trung hòa acid dạ dày, vì vậy thời điểm lý tưởng để uống chè dây là trước bữa ăn khoảng 30 phút. Đặc biệt, việc này có ý nghĩa quan trọng vào buổi sáng, khi lượng acid dịch vị tăng cao nhất.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.