Tin tức y tế

La hán quả có tác dụng gì? Có nên dùng la hán quả hàng ngày?

26/09/2023

Trong Đông y, La Hán Quả như một vị thuốc với nhiều công dụng đối với sức khỏe. Dân gian ta thường dùng La Hán để điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, táo bón,… cùng một số loại bệnh khác. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về quả la hán sau bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: 

Cây la hán quả là gì? 

La hán quả là loại quả có nguồn gốc vùng Quế Lâm, Trung Quốc, tên tiếng Anh là monk fruit. Còn ở Việt Nam quả la hán còn có những tên gọi khác như la hán, mộc miết, giả khổ qua, hoặc theo tên khoa học Momordica grosvenori. 

La hán quả có nguồn gốc từ Quế Lâm, Trung Quốc
La hán quả có nguồn gốc từ Quế Lâm, Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Quả la hán có thể được dùng để làm nước giải khát. Hình dáng của quả hình tròn hoặc trái xoan, với vỏ cứng, dễ vỡ. La hán quả có chứa nhiều thành phần quan trọng như: Đường bao gồm Fructose và Glucose, axit béo, protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác.

>> Xem thêm: Những công dụng của nhụy hoa nghệ tây mà bạn nên biết

Tác dụng của la hán quả với sức khỏe 

La hán quả có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe bởi đặc tính mát và vị ngọt giúp thanh nhiệt nhuận tràng. 

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hợp chất mogrosid trong quả La hán mang lại vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với đường mía. Do đó, vị ngọt tự nhiên của quả La Hán là một trong những lựa chọn an toàn cho người mắc tiểu đường. Quả La Hán có khả năng làm giảm đường huyết, kích thích tụy sản xuất insulin và có tác dụng tương tự như một loại thuốc tự nhiên trong việc điều trị tiểu đường.

>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
La hán quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Chống oxy hóa

Được biết la hán quả chứa chất mogrosid, đó là thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả này. Mogrosid đã được các nghiên cứu khoa học xác định có khả năng chống oxy hóa. Quả la hán còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và giúp ngăn ngừa bệnh tật.

>> Xem thêm: Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết

Tăng cường hệ miễn dịch

Với hơn 8.67 – 13.35% Protein cùng các dưỡng chất khác nhau như vitamin C, sắt, kẽm,…. la hán quả giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, kiểm soát và ngăn chặn sự lây nhiễm của các virus gây bệnh khác.

Điều trị bệnh lý về tim mạch, hô hấp

Vì la hán quả có vị ngọt tính mát nên thường được sử dụng để cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, viêm thanh quản cùng với những triệu chứng Huyết áp cao hay xơ vữa động mạch. 

Ngoài ra, trong quả lá hóa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa hạn chế sự hình thành mảng bám trong động mạch máu. Nhờ vậy, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

>> Xem thêm: Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng

Trị táo bón

La hán quả có thể dùng như nước giải khát để giúp làm mát cơ thể, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng nóng trong cơ thể hoặc táo bón. Điều này xuất phát từ khả năng làm dịu và làm mát tự nhiên của quả la hán.

Ngoài ra, đây cũng là một loại dược liệu có đặc tính kháng viêm. Quả la hán được biết đến là có khả năng chống lại tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giúp giảm sưng và đau ở vùng tổn thương. 

>> Xem thêm: Cà gai leo và 6 công dụng đối với sức khỏe

Phòng bệnh ung thư

Mogrosides, các hợp chất có trong quả la hán, có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt, trong quả la hán còn có chứa saponin triterpen có vị ngọt tự nhiên, nên rất phù hợp với người đang điều trị bệnh ung thư. 

Chống viêm dị ứng

Các chất có trong quả la hán cũng có khả năng ức chế histamin – một chất được tạo ra trong phản ứng quá mạnh của hệ thống miễn dịch trước các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể giúp giảm ngứa và hỗ trợ trong việc kiểm soát viêm nhiễm do Dị ứng gây ra.

>> Xem thêm: Dầu hoa anh thảo: Công dụng, cách dùng có thể bạn chưa biết

Cách sử dụng la hán quả

Quả la hán thường được sử dụng trong một số bài thuốc, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, để tận dụng những lợi ích mà quả la hán, nhiều người thường chỉ sử dụng bằng cách đun nước uống hoặc dùng chung với những dược liệu phổ biến khác để tạo nên thức uống chữa các loại bệnh khác nhau. 

  • Dùng để trị viêm phế quản, viêm khí quản, cảm mạo và ho nhiều đờm: Hãy chuẩn bị 1 quả la hán và 10g hạnh nhân. Đập nhỏ quả la hán, sau đó đun cùng với hạnh nhân và 1 lít nước. Chia thành 3 – 4 phần và uống hết trong ngày.
  • Dùng để trị ho gà và dị ứng: Đập nhỏ 1 quả la hán và 1 quả mứt hồng, sau đó sắc cùng 500ml nước đến khi còn một nửa. Có thể chia thành 2 phần và uống hết trong ngày.
  • Dùng để trị viêm họng, mất tiếng, khàn tiếng, nóng trong, và táo bón: Đập nhỏ 1 quả la hán, cho vào ấm rồi thêm nước sôi, hãm như pha trà hoặc đun nước uống 2 lần trong ngày.
  • Dùng để cải thiện các triệu chứng bệnh lao: Sử dụng 50g quả la hán và 1 lạng thịt lợn băm. Thái nhỏ quả la hán, sau đó xào chín thịt lợn và nấu canh. Nêm gia vị theo khẩu vị, ăn cùng với cơm nóng.
  • Dùng để trị bệnh lao phổi và viêm họng: Sử dụng 1 quả la hán, 10g xuyên bối mẫu và đường mật. Đập nhỏ quả la hán, cho vào ấm cùng xuyên bối mẫu và một chút đường mật, sau đó sắc và uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày trong 1 tháng.
  • Dùng quả la hán thay thế đường trong các trường hợp tiểu đường: Sử dụng 2 – 3 quả la hán để đun lấy nước đặc. Khi sử dụng, thêm một ít nước vào thức ăn hoặc đồ uống để thay thế vị ngọt của đường.

>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc

Cách sử dụng la hán quả
Cách sử dụng la hán quả (Nguồn: Internet)

Ai không nên sử dụng la hán quả thường xuyên?

Mặc dù la hán quả là vị thuốc quý giúp điều trị nhiều loại bệnh nhưng có một số đối tượng nên hạn chế sử dụng hằng ngày. 

  • Người ho do cảm lạnh không nên sử dụng quả la hán vì nó chỉ có tác dụng điều trị một số triệu chứng cụ thể. Không có tác dụng trong trường hợp ho do cảm lạnh.
  • Người đang dùng các loại điều trị bệnh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng la hán quả.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện chưa có thông tin về các tác dụng phụ ảnh hưởng đối với thai nhi hoặc em bé khi sử dụng nước quả la hán. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người bị tiểu đêm, mộng tinh và các tình trạng bệnh tương tự nên tránh sử dụng.
  • Người đang bị huyết áp thấp, tiền sử hạ đường huyết, cảm giác tay chân lạnh, chóng mặt, hoặc bị lạnh bụng.
  • Người có tiền sử Dị ứng với các loại trái bầu, bí, khổ qua và các loại cây thuộc họ bầu bí: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với những thực phẩm này, nên cân nhắc trước khi sử dụng quả la hán để tránh tiềm ẩn nguy cơ dị ứng.

>> Xem thêm: Kỷ tử là gì? 7 tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe

Tác hại của la hán quả

  • Uống quá nhiều có thể gây nổi nóng, cáu gắt và có thể xuất hiện tác dụng phụ khác.
  • Có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa nếu sử dụng quả la hán quá thường xuyên trong thời gian dài.
  • Việc uống quả la hán quá đậm có thể gây hại cho tỳ vị. Hãy tuân thủ liều lượng và sử dụng vừa phải trong thời gian ngắn để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Nước quả la hán quả không nên được để qua đêm, vì sau một thời gian, nó có thể không còn an toàn cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp:

Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?

Có thể dùng la hán quả hằng ngày như một thức uống giải khát nhưng mỗi ngày chỉ nên dùng 1 – 2 trái là được. 

Với những thông tin về tác dụng cũng như tác hại quả la hán, hy vọng bạn đọc đã có cho mình những nguồn thông tin hữu ích nhất để cùng nhau bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.