Tin tức y tế

Canxi: Vai trò và cách bổ sung cho cơ thể mà bạn không nên bỏ qua

24/08/2023

Canxi là một khoáng chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Khoáng chất này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe xương khớp mà còn tham gia vào các hoạt động khác của cơ thể. Hiểu rõ về vai trò cũng như cách bổ sung canxi phù hợp là điều hết sức quan trọng. Hãy cùng Hoàn Mỹ khám phá chi tiết tại bài viết để có biện pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời!

>> Xem thêm:

Canxi là gì?

Canxi là một khoáng chất quan trọng đóng quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể con người. Canxi thường tồn tại chủ yếu trong xương, răng và móng, với 99% lượng tổng Canxi cơ thể tập trung ở những khu vực này.

Canxi có trong cơ thể người tồn tại dưới hai dạng chính là Canxi trong xương và Canxi ngoài xương.

  • Canxi trong xương: Chiếm phần quan trọng của cấu trúc xương. Xương chứa các thành phần hóa học gồm nước, protein (chủ yếu là collagen), lipit (mỡ), glycosaminoglycan và chất khoáng. Trong đó, khoảng 50% khối lượng chất khoáng là muối calci, tạo nên thành phần chính của xương. 
  • Canxi ngoài xương: Khoáng chất này cũng tồn tại trong các tế bào và mô mềm khác của cơ thể, như máu và các mô tế bào khác. Calcium ngoài xương cần thiết cho nhiều hoạt động cơ bản của cơ thể như truyền tín hiệu thần kinh, co bóp cơ, quá trình đông máu và hoạt động cơ tim.
Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể
Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể (Nguồn: Internet)

Nhu cầu canxi ở từng độ tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu canxi của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Lượng chất này cần thiết được khuyến cáo bởi Viện Y khoa Mỹ như sau:

  • 0 – 6 tháng: 210mg
  • 7 – 12 tháng: 270mg
  • 1 – 3 tuổi: 500mg
  • 4 – 8 tuổi: 800mg
  • 9 – 18 tuổi: 1.300mg
  • 19 – 50 tuổi: 1.000mg
  • Trên 51 tuổi: 1.200mg.

Chức năng của của canxi đối với sức khỏe

Canxi là khoáng chất thiết yếu có nhiều công dụng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Một số tác dụng chính có thể kể đến như:

Tốt cho xương và răng

Khi Canxi kết hợp với phospho, tạo thành chất khoáng hydroxyapatite, là thành phần chính cấu tạo xương và răng. Việc cung cấp đủ Canxi thông qua chế độ ăn uống đúng cách giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương.

>> Xem thêm: 

Ca có vai trò quan trọng trong duy trì sức mạnh và sức khỏe cho hệ xương và răng
Canxi có vai trò quan trọng trong duy trì sức mạnh và sức khỏe cho hệ xương và răng (Nguồn: Internet)

Co cơ

Canxi đóng vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của các cơ. Khi có tín hiệu từ dây thần kinh được truyền đến cơ, calcium sẽ vào trong tế bào cơ và kích hoạt một chuỗi phản ứng hóa học. Quá trình này dẫn đến sự co bóp của cơ, cho phép cơ thực hiện các chuyển động như đi lại, nâng đồ vật,…

Hỗ trợ hệ tim mạch

Canxi giúp hoạt động dẫn truyền thần kinh đến sự co bóp cơ của tim. Trong mỗi chu kỳ tim, các hạt calci được dẫn vào tế bào cơ tim và tham gia phát tín hiệu cần thiết để điều phối chức năng của tim. Từ đó, máu từ tim bơm đi hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất.

>> Xem thêm: 

Calci đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điện của tim 
Calci đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điện của tim (Nguồn: Internet)

Giảm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Canxi giúp cân bằng độ pH trong dạ dày dao động từ 1,6 đến 2,4. Điều này giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và diệt khuẩn có hại. 

Tuy nhiên, nếu độ pH quá thấp, có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, đau dạ dày, loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng. Canxi có khả năng kết hợp với axit trong dạ dày để tạo thành muối calci, giúp làm giảm độ axit và cân bằng độ pH. Do đó, khoáng chất này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa các bệnh lý tiêu hóa do quá trình axit hóa.

Calcium không chỉ cần thiết cho quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn, mà còn có vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động của ruột. Chất này giúp tăng cường sự co bóp của các cơ trơn trong ruột, giúp thúc đẩy chuyển động của chất lỏng và chất rắn trong ruột. 

Điều này giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì sự thông thoáng của đường tiêu hóa. Ngoài ra, canxi còn có tác dụng kích hoạt các enzyme tiêu hóa và tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Từ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, cũng như ngăn ngừa các bệnh lý như viêm ruột, rối loạn tiêu hóa hay kém hấp thu.

Giảm nguy cơ bị sỏi thận

Bệnh lý sỏi thận có nhiều loại khác nhau, nhưng loại phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat, chiếm khoảng 80% số ca. Sỏi canxi oxalat được hình thành do sự kết hợp của Canxi và oxalat trong nước tiểu. Oxalat là một chất hữu cơ có trong một số loại rau quả như cà chua, rau chân vịt, rau bina hay cà phê. Nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm giàu oxalat hoặc uống quá ít nước, có thể gây tăng oxalat trong nước tiểu và dẫn đến sỏi thận.

Một trong những cách hiệu quả ngăn ngừa sỏi thận là bổ sung calcium từ thực phẩm vào bữa ăn. Nghe có vẻ ngược đời, vì canxi lại là thành phần chính của sỏi thận. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì Canxi có khả năng liên kết với oxalat trong ruột trước khi vào nước tiểu. 

Điều này giúp giảm lượng oxalat trong nước tiểu và ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bổ sung calci từ thực phẩm có nguy cơ mắc sỏi thận giảm 77%, so với những người không bổ sung.

Nghiên cứu cho thấy canxi có khả năng ngăn ngừa hình thành sỏi thận
Nghiên cứu cho thấy canxi có khả năng ngăn ngừa hình thành sỏi thận (Nguồn: Internet)

Ai nên cân nhắc bổ sung canxi?

Một số đối tượng có nhu cầu Canxicao hơn bình thường hoặc có nguy cơ thiếu canxi do chế độ ăn uống không cân bằng hay cũng có thể do một số yếu tố khác. Các đối tượng này bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Đây là giai đoạn phát triển xương và răng, nên cần bổ sung calcium để hỗ trợ quá trình này. Nếu thiếu Ca, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn hay không phát triển chiều cao. Theo WHO, trẻ em từ 0-1 tuổi cần 400-600 mg calcium/ngày, trẻ em từ 1-10 tuổi cần đáp ứng 800 mg calcium/ngày, và thanh thiếu niên từ 11-24 tuổi cần 1200 mg calcium/ngày.
  • Phụ nữ tiền Mãn kinh và mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn này, phụ nữ có sự thuyên giảm sản xuất estrogen – một loại hormon giúp duy trì mật độ xương. Do đó mà nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ cao hơn nam giới. Bổ sung calci có thể giúp làm chậm quá trình mất xương và ngăn ngừa gãy xương. 
  • Người lớn tuổi: Khi già đi, xương dễ bị mất canxi và trở nên yếu ớt. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở xương hông, xương cổ tay và xương đốt sống. Bổ sung Canxi có thể giúp duy trì sức khỏe xương và phòng ngừa các chấn thương do gãy xương. 
  • Người thường có chế độ ăn thiếu canxi: Một số quốc gia ở Đông Nam Á, Đông Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ có tỷ lệ thiếu Canxi cao do chế độ ăn uống không đa dạng và giàu Calci. Người sống trong các khu vực này nên bổ sung Calcium để bù đắp cho sự thiếu hụt từ thực phẩm.
  • Người ăn chay: Người ăn chay thường không dùng sữa và các sản phẩm từ sữa – một nguồn canxi quan trọng trong chế độ ăn uống. Do đó, họ có thể thiếu canxi nếu không bổ sung từ các loại thực phẩm khác như rau xanh, hạt, đậu phụ hay các thực phẩm tăng cường khoáng chất này.
  • Người bệnh loãng xương: Loãng xương là một bệnh lý xương khiến xương mất Canxi và trở nên giòn và dễ gãy. Người bệnh loãng xương cần bổ sung Calci để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương.
  • Người bị gãy xương: Khi bị gãy xương, cơ thể cần canxi để tái tạo và liên kết các mảnh xương lại với nhau. Việc bổ sung Calcium có thể giúp tăng tốc quá trình hồi phục và làm lành vết thương.
  • Người mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa gây suy giảm khả năng hấp thu canxi: Một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột hoặc bệnh celiac, không dung nạp lactose có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi của ruột, dẫn đến thiếu canxi và các biến chứng về xương. Người có bệnh lý đường tiêu hóa nên bổ sung canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cách phòng ngừa tình trạng thiếu canxi

Để phòng ngừa thiếu canxi, bạn cần chú ý đến các biện pháp sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Đây là cách bổ sung Canxi tự nhiên và an toàn nhất. Bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu Calcium như sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, tôm, cua, ốc, vừng,… và nên hạn chế các thực phẩm ức chế hấp thụ canxi như cà phê, trà, rượu, thuốc lá,… 
  • Tắm nắng và tập thể dục mỗi ngày: Tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D – một chất giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của ruột. Bạn có thể tắm nắng mỗi ngày từ 10 -15 phút vào buổi sáng hoặc chiều. Các bài tập thể dục giúp kích thích hoạt động của tế bào xương – một loại tế bào giúp xây dựng và duy trì mật độ xương. 
  • Bổ sung canxi bằng các sản phẩm chức năng: Đây là cách bổ sung Canxi cho những người có nhu cầu cao hơn bình thường hoặc có nguy cơ thiếu Calci do chế độ ăn uống không cân bằng. Bạn nên kết hợp với vitamin D để tăng hiệu quả hấp thu canxi. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung Canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh quá liều hoặc gây ra các tác dụng phụ.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Bổ sung thực phẩm giàu canxi (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức hữu ích về Canxi để từ đó duy trì cân bằng canxi thích hợp thông qua chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh, để có thể giảm nguy cơ bị loãng xương và các vấn đề liên quan đến canxi. Để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, bạn có thể theo dõi các Tin tức y tế hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Câu hỏi liên quan:

Nên sử dụng canxi vào thời điểm nào?

Có hai loại Canxi phổ biến là canxi carbonate và canxi citrate. Loại Calcium sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm nên uống. Theo một bài báo trên tạp chí Mayo Clinic, bạn nên uống calci carbonate khi ăn, vì axit trong dạ dày sẽ giúp hấp thu chất này tốt hơn. Đối với calcium citrate, bạn có thể uống bất kỳ lúc nào, vì loại Canxi này không cần axit để hấp thu.

Uống canxi bao lâu thì ngưng?

Đây là câu hỏi mở và không có câu trả lời duy nhất cho mọi trường hợp. Tùy vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe và mục tiêu, người bệnh có thể uống Canxi trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi sức khỏe của mình và thường xuyên kiểm tra lượng canxi trong máu, nước tiểu để điều chỉnh liều lượng chất này phù hợp. Nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi uống calci thì nên ngưng và liên hệ với bác sĩ.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.