Filter Từ điển y khoa

Bệnh tổ đỉa

  • Tổng quan

    Filter

    Bệnh tổ đỉa hay Dyshidrosis là một tình trạng viêm da cơ địa, xuất hiện với các cụm mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng, chủ yếu ở hai bên ngón tay và lòng bàn tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lòng bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Các mụn nước ngứa thường xuất hiện trong 2-4 tuần và thỉnh thoảng lại tái phát với các mức độ khác nhau. Các đợt tái phát đi từ nhẹ đến nặng dựa trên số lượng và kích thước của mụn nước.

    Thông thường, việc điều trị bệnh tổ đỉa bắt đầu từ các loại kem, thuốc mỡ hoặc thuốc bôi corticosteroid dùng để bôi lên vùng bị ảnh hưởng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những trường hợp nhẹ hơn chỉ cần sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cũng có thể khiến bệnh thuyên giảm.

  • Triệu chứng

    Filter

    Bệnh tổ đỉa biểu hiện bằng các cụm mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng gây ra cảm giác đau và ngứa dữ dội. Trường hợp nghiêm trọng hơn, các mụn nước có thể hợp nhất lại tạo thành những mảng lớn, những mảng da này chứa đầy dịch gây ra viêm và cực kỳ đau đớn khi chạm vào. Các mảng mụn nước trong vòng vài tuần sẽ vỡ ra, chảy dịch và bong tróc để lại những mảng da đỏ, có vảy.

    Bệnh tổ đỉa xuất hiện theo từng đợt, các vết phồng rộp vỡ ra và lành lại trong vòng 2-4 tuần. Để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất tái phát, bạn nên có biện pháp kiểm soát và phòng ngừa thích hợp.

    Các mảng mụn nước ở tay gây ra tình trạng đau rát. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần gặp bác sĩ da liễu nếu phát hiện các triệu chứng bất thường này ở tay hoặc chân.

    • Các cụm mụn nước xuất hiện dày đặc và lan rộng ra toàn bộ bàn tay/bàn chân.
    • Xuất hiện các vết đỏ sâu, sưng tấy hoặc mụn nước chứa đầy chất lỏng.
    • Cảm giác đau hoặc khó chịu dữ dội, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày hay giấc ngủ.
    • Kéo dài hơn 2-4 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện.
    • Lan rộng ra ngoài bàn tay/chân lên đến cánh tay/chân.
    • Các cụm mụn nước đi kèm các triệu chứng như sốt nhẹ, sưng hạch hoặc mệt mỏi.

    Việc bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, phát hiện nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời có thể góp phần giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và hạn chế sự tái lại nhiều lần.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Bệnh tổ đỉa thường xảy ra do các yếu tố dưới đây:

    • Viêm da dị ứng (eczema): Một bệnh viêm da mãn tính trong đó hàng rào bảo vệ da bị tổn thương và dễ bị kích ứng.
    • Viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô): Dị ứng mũi theo mùa hoặc quanh năm.
    • Viêm da tiếp xúc: Phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với một số chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như mủ cao su, len, kim loại và nước hoa.
    • Các tình trạng dị ứng khác: Hen suyễndị ứng thực phẩm khiến phản ứng miễn dịch trong cơ thể hoạt động quá mức.

    Các tác nhân di truyền và môi trường cũng đnhiễm vì nó không lây lan trực tiếp giữa các cá nhân. Thay vào đó, việc kiểm soát các tác nhân di truyền và tránh các chất gây dị ứng sẽ làm hạn chế khả năng phát bệnh lâu dài.

  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố rủi ro chính có thể gây ra bệnh tổ đỉa bao gồm:

    • Căng thẳng: Duy trì trạng thái căng thẳng lâu dài có thể gây ra bệnh tổ đỉa.ược cho là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, bệnh dyshidrosis không lây 
    • Tiếp xúc với kim loại: Tiếp xúc trực tiếp với các kim loại như coban và niken, thường thấy trong môi trường công nghiệp liên quan đến sản xuất đồ trang sức, gia công kim loại có thể gây ra phản ứng dị ứng.
    • Da nhạy cảm/cơ địa dị ứng: Những người có tiền sử bị viêm da dị ứng, sốt cỏ khô hoặc dị ứng thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh về da như viêm da tiếp xúc dị ứng và kích ứng da.
    • Viêm da tiếp xúc: Tiền sử mắc bệnh chàm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.

    Viêm da dị ứng: Tình trạng viêm da và rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Phòng chống

    Filter

    Tránh sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng, bong tróc hàng rào bảo vệ da. 

    Sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn giúp bảo vệ làn da bị tổn thương. (Nguồn: Internet)

    Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm bệnh tổ đỉa nhưng thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể làm giảm nguy cơ phát bệnh.

    • Nhẹ nhàng làm sạch các vùng da tổn thương một hoặc hai lần mỗi ngày bằng dung dịch sát trùng. 
    • Tránh các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng thêm hoặc làm bong tróc hàng rào bảo vệ da. 
    • Lau khô bàn tay và bàn chân, đặc biệt chú ý làm khô hoàn toàn giữa các kẽ ngón tay và ngón chân.
    • Dùng khăn bông mềm thấm khô da.
    • Thoa kem dưỡng ẩm giàu dưỡng chất trong vòng 3 phút sau khi tắm để các hoạt chất có thể thẩm thấu tốt hơn, tạo hàng rào bảo vệ da. 
    • Đeo găng tay hoặc tất 100% cotton để tạo hàng rào bảo vệ cho da. Chuyển sang găng tay chống nước có lót bông khi làm những công việc như dọn dẹp hoặc làm vườn.

    Mặc dù bệnh tổ đỉa không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng việc xác định và có phương hướng điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng của bệnh. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 17/10/2023