Filter Từ điển y khoa

Lupus

  • Tổng quan

    Filter

    Lupus là một căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô và cơ quan. Tình trạng viêm do lupus gây ra có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm tim, phổi, da, thận, khớp, tế bào máu và não. Việc chẩn đoán bệnh lupus thường rất khó khăn vì các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với một số các bệnh khác.

    Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ yếu tố di truyền. Ngoài ra, các yếu tố khác như nhiễm trùng, sử dụng thuốc và phơi nắng cũng có thể là tác nhân gây ra bệnh. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi dứt điểm bệnh lupus nhưng vẫn có phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng.

    Lupus là một căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô và cơ quan của người bệnh.

    Lupus làm xuất hiện phát ban hình con bướm che phủ hai bên má. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Lupus là một căn bệnh phức tạp ảnh hưởng đến mỗi người theo nhiều cách khác nhau. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột và đi từ nhẹ đến nặng. Hầu hết những người mắc bệnh lupus đều trải qua các giai đoạn bùng phát, sau đó các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng hơn và đến một thời điểm thì biến mất hoàn toàn.

    Các triệu chứng của bệnh lupus bao gồm:

    • Mệt mỏi.
    • Sốt.
    • Đau khớp, cứng khớp và sưng tấy.
    • Phát ban hình con bướm trên mặt che phủ má và sống mũi hoặc những nơi khác trên cơ thể.
    • Tổn thương da xuất hiện và trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
    • Ngón tay, ngón chân chuyển sang màu trắng hoặc tái đi.
    • Hụt hơi.
    • Đau ngực.
    • Khô mắt.
    • Đau đầu, lú lẫn và mất trí nhớ.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như phát ban, sốt, đau nhức dai dẳng hoặc mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Lupus là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Những người có khuynh hướng di truyền mắc bệnh lupus thường phát bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân môi trường. Một số yếu tố khác gây bệnh bao gồm:

    • Ánh nắng: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra tổn thương da lupus ở những người dễ mắc bệnh.
    • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể gây bệnh hoặc dẫn đến tái phát ở một số đối tượng.
    • Thuốc điều trị bệnh lý: Một số loại thuốc như huyết áp, chống động kinh và  kháng sinh có thể gây ra bệnh lupus.
  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus bao gồm:

    • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh lupus hơn ở nam giới.
    • Tuổi: Bệnh lupus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là người trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi. 

    Lupus gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, phát ban, sốt hoặc tổn thương trên da.

    Lupus gây ra các tổn thương trên bề mặt da. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Một số cách đơn giản giúp ngăn ngừa bùng phát và kiểm soát các triệu chứng của bệnh lupus bao gồm:

    • Gặp bác sĩ thăm khám: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên thay vì chỉ gặp bác sĩ khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. 
    • Tránh ánh nắng: Khi ra ngoài, cần trang bị quần áo bảo hộ như mũ, áo sơ mi dài tay, quần dài và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 55 để giảm nguy cơ bùng phát do tia cực tím.
    • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh lupus lên tim và cải thiện sức khỏe toàn diện.
    • Hạn chế hút thuốc: Hút thuốc làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim và mạch máu.
    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. 
    • Bổ sung vitamin D và canxi: Việc bổ sung vitamin Dcanxi là có lợi cho người mắc bệnh lupus. Tuy nhiên, cần xin ý kiến của bác sĩ để tránh làm phản tác dụng.

    Thuốc

    Việc điều trị bệnh lupus dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân. Khi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus bùng phát hoặc giảm dần, bạn cần phải xin ý kiến của bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc liều lượng khi cần thiết. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến giúp kiểm soát bệnh lupus bao gồm:

    • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc chống viêm không steroid như naproxen natri và ibuprofen có thể giúp giảm đau, sưng và sốt do bệnh lupus gây ra. 
    • Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine tác động đến hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng bùng phát bệnh lupus.
    • Corticosteroid: Prednisone có thể giúp giảm viêm do bệnh lupus gây ra. Tuy nhiên, nguy cơ gây ra tác dụng phụ tăng cao khi điều trị lâu dài với liều lượng cao hơn.
    • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp bệnh lupus nặng, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như azathioprine, mycophenolate, methotrexate, cyclosporine và leflunomide có thể hữu ích. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ tiềm ẩn như tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương gan, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư.
    • Belimumab: Một loại thuốc có thể được tiêm tĩnh mạch để giảm các triệu chứng bệnh lupus ở một số người. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và nhiễm trùng. 

    Liều thuốc thay thế

    Trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế nào, điều quan trọng là bạn cần phải xin ý kiến từ bác sĩ. Việc này có thể giúp bạn hiểu được những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của các phương pháp điều trị mới.

    Một số phương pháp điều trị bổ sung và thay thế có thể được xem xét cho bệnh lupus bao gồm:

    • Dehydroepiandrosterone (DHEA): Phương pháp này có thể giúp giảm các đợt bùng phát bệnh lupus nhưng có thể gây ra mụn trứng cá ở phụ nữ.
    • Dầu cá: Thực phẩm bổ sung dầu cá rất giàu axit béo omega-3 mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh lupus. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng chất bổ sung dầu cá bao gồm buồn nôn, ợ hơi và dư vị tanh.
    • Châm cứu: Liệu pháp này bao gồm việc sử dụng kim nhỏ châm ngay dưới da giúp giảm đau cơ liên quan đến bệnh lupus.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 24/10/2023