Từ điển Y khoa

Tra cứu nhanh chóng thông tin về bệnh lý và các vấn đề liên quan

search
A-Z
Tìm kiếm theo bảng chữ cái
Filter
  • A
  • B
  • C
  • D
  • Đ
  • G
  • H
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • X
  • Y
D
  • Dị ứng nấm mốc

    Dị ứng nấm mốc là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá khi cơ thể hít phải các bào tử nấm mốc. Bệnh lý này có thể gây ho, ngứa mắt và các triệu chứng khác khiến bạn cảm thấy khổ sở. Ở một số người, dị ứng nấm mốc có liên quan đến bệnh hen suyễn và phơi nhiễm làm hạn chế hô hấp, gây ra các triệu chứng khác. Nếu cơ thể bị dị ứng với nấm mốc, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh tiếp xúc với các loại nấm mốc gây ra phản ứng dị ứng. Đồng thời, sử dụng một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát.

  • Dị ứng vật nuôi

    Dị ứng vật nuôi là tình trạng phản ứng dị ứng với protein có trong tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của động vật. Các dấu hiệu dị ứng với vật nuôi bao gồm những triệu chứng như hắt hơi và sổ mũi, thở khò khè, thậm chí là khó thở.  Thông thường, dị ứng với thú cưng bị kích thích do tiếp xúc với lông của thú cưng. Bất kỳ động vật nào có lông đều có thể là nguồn gây dị ứng, đặc biệt là chó và mèo. Nếu bạn bị dị ứng với vật nuôi, việc tốt nhất là tránh hoặc giảm tiếp xúc với loại động vật đó càng nhiều càng tốt. Một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác có thể cần thiết để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh hen suyễn. Dị ứng vật nuôi là tình trạng phản ứng dị ứng với protein có trong tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của động vật.

    Dị ứng lông mèo gây khó thở, thở khò khè ở một số người. (Nguồn: Internet)

  • Dày sừng nang lông

    Dày sừng nang lông là tình trạng da xuất hiện các mảng khô, thô ráp và các vết sưng tấy. Các vết sưng tấy này thường xuất hiện ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông và không gây ra cảm giác đau hay ngứa. Bệnh lý này xảy ra khá phổ nhưng lại không thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện vẻ ngoài của làn da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm và các loại kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Dày sừng nang lông là tình trạng da xuất hiện các mảng khô, thô ráp và các vết sưng tấy ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông và không gây ra cảm giác đau, ngứa.

    Dày sừng nang lông làm xuất hiện các vết sưng nhỏ trên cánh tay. (Nguồn: Internet)

  • Da khô

    Da khô hay còn gọi là xerosis, là tình trạng da mất đi độ ẩm tự nhiên. Hay nói cách khác, khi hàng rào bảo vệ da bị tổn hại, dẫn đến tình trạng mất nước ở lớp biểu bì gây khô da. Da khô có đặc điểm là kết cấu thô ráp, có vảy hoặc cảm giác khô căng, thiếu sự đàn hồi. Da khô gây xỉn màu hoặc bong tróc và thường phổ biến ở các vùng cẳng chân, cánh tay, bàn tay và mặt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra khắp cơ thể trong những trường hợp nghiêm trọng. Các tế bào da khô có thể bị bong tróc thành từng mảng trắng, không còn đầy đặn, láng mịn như lúc có đủ độ ẩm tự nhiên. Điều này làm phá vỡ chức năng hàng rào bảo vệ da và làm suy yếu khả năng duy trì độ ẩm nội tại của da. Da khô là tình trạng rất phổ biến. Ước tính hơn một nửa số người trưởng thành sẽ gặp phải tình trạng khô da ở mức độ nào đó. Tình trạng này không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ nếu không được kiểm soát. Việc điều trị tập trung vào phục hồi hàng rào bảo vệ da và duy trì độ ẩm đầy đủ giúp cải thiện vẻ ngoài và tránh được cảm giác khó chịu của làn da khô mãn tính theo thời gian. Khô da xảy ra khi hàng rào bảo vệ da bị tổn hại, dẫn đến tình trạng mất nước ở lớp biểu bì gây khô da.

    Da khô gây cảm giác căng, kéo da. (Nguồn: Internet)  

  • Dịch Covid-19

    Các loại virus thuộc họ coronavirus có thể gây ra các loại bệnh lý khác nhau, từ nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông). Vào năm 2019, một loại coronavirus mới xuất hiện và được xác định là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc. Loại virus mới này được gọi là v irus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2). Căn bệnh mà chủng virus này gây ra được gọi là bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19). Đến tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Các tổ chức y tế gồm Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và WHO luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến của đại dịch COVID-19. Họ thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất và hướng dẫn về cách phòng ngừa, điều trị về vi-rút SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 trên các trang website.

  • Dị ứng

    Phản ứng dị ứng biểu hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu điều tiết chống lại các chất lạ, chẳng hạn như phấn hoa, nọc ong, lông thú cưng hoặc thậm chí một số loại thực phẩm thường không gây ra phản ứng ở phần lớn mọi người. Trong những trường hợp này, hệ thống miễn dịch trở thành nhân tố chính bằng cách tạo ra các phân tử chuyên biệt được gọi là kháng thể. Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để nhận biết chất gây dị ứng có hại, ngay cả khi nó không gây ra nguy hiểm. Sau đó, khi gặp chất này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại. Việc này có thể dẫn đến sự thay đổi ở nhiều bộ phận cơ thể khác nhau, bao gồm da, mũi (ngứa khó chịu), đường thở hoặc hệ tiêu hóa. Điều cần lưu ý là mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng có thể khác nhau ở mỗi người. Những biến thể này đa dạng về mức độ và phạm vi lây lan, từ nhẹ đến  nghiêm trọng. Đỉnh điểm là tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ – một tình huống khẩn cấp cần được chú ý ngay lập tức. Đáng tiếc, hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm cho hầu hết các bệnh dị ứng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều phương thức điều trị khác nhau làm giảm những triệu chứng khó chịu có liên quan đến các phản ứng miễn dịch này, cung cấp cho người bệnh những thông tin và cách phòng ngừa phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả.